Tin tặc công khai 4,6 triệu tài khoản Snapchat
Trang web SnapchatDB.info vừa công khai 4,6 triệu tài khoản và số điện thoại người dùng ứng dụng nhắn tin miễn phí Snapchat.
Theo website trên, dữ liệu họ có được thông qua lỗ hổng gần đây của Snapchat. Họ muốn công khai thông tin người dùng để thuyết phục ứng dụng nhắn tin tăng cường bảo mật. SnapchatDB viết rõ “đã giấu 2 chữ số cuối cùng trong số điện thoại” nhằm “tối thiểu hóa sự lạm dụng và tin rác” song vẫn có khả năng tung ra dữ liệu “không che”.
Trang The Next Web phát hiện website SnapchatDB vừa được tạo ra vào ngày 31/12/2013. Tên của người đăng ký được bảo vệ song địa chỉ thư và số liên lạc là tại Panama.
Video đang HOT
Ảnh chụp màn hình website SnapchatDB
Trang web dường như được mở để phản ứng lại một số sai sót bảo mật vừa bị xác định của Snapchat. Tuần trước, trang ZDNet xuất bản bài báo cho biết, nhóm tin tặc mũ trắng đã cố cảnh báo Snapchat về cách thức tin tặc liên kết giữa tên người dùng và số điện thoại để theo dõi song bị lờ đi. Nhóm nghiên cứu này sau đó cũng công khai lỗ hổng vào đúng đêm Giáng sinh năm nay.
Theo đó, tin tặc có thể lợi dụng hai lỗ hổng để truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng, bao gồm tên thật, tên người dùng và số điện thoại qua API (giao diện lập trình ứng dụng) Android và iOS. Snapchat phản hồi chung chung về vụ việc nên không làm giới công nghệ hài lòng.
Gibson Security và SnapchatDB là lời cảnh tỉnh trong thời đại dịch vụ nhắn tin miễn phí đang “nở rộ” như hiện nay. “Mọi người thường có xu hướng sử dụng chung tên người dùng trên các trang web vì thế bạn có thể dùng thông tin này để tìm ra số điện thoại kết nối với Facebook, Twitter hay đơn giản là tìm số của người muốn liên lạc”, SnapchatDB viết trên website.
Theo ICTnews
Dịch vụ tin nhắn tự hủy Snapchat gặp lỗi bảo mật nghiêm trọng
Hacker có thể tìm ra số điện thoại thật của người dùng Snapchat nhờ lỗ hổng trong API "find_friends" của ứng dụng này.
Theo một báo cáo mới đây của tổ chức bảo mật có tên Gibson Security, một lỗ hổng trong ứng dụng tin nhắn tự hủy Snapchat có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho người dùng. Cụ thể, lỗ hổng bảo mật của Snapchat nằm trong API có tên "find_friends" của ứng dụng này. Tính năng "find_friends" của Snapchat được dùng để giúp người sử dụng kiểm tra các số điện thoại trong danh bạ của họ xem có ai cùng dùng Snapchat hay không từ đó gửi lời mời kết bạn.
Bằng cách lợi dụng API "find-friends", hacker có thể tìm kiếm, đối chiếu tên người dùng với kho số điện thoại được chuẩn bị sẵn, từ đó tìm ra số điện thoại tương ứng với tên hiển thị - tên người dùng Snapchat. Hacker có thể đem các thông tin này để bán cho các công ty quảng cáo, scam hay theo dõi nạn nhân. Snapchat là dịch vụ nhắn tin khá phổ biến hiện nay, cho phép người dùng chia sẻ ảnh, video, hay những hình vẽ do họ tự sáng tác. Tính năng nổi bật của Snapchat là nó cho phép các tin nhắn tự hủy sau một khoảng thời gian nào đó do người dùng thiết lập trước.
Gibson Security cho biết họ đã phát hiện ra lỗi bảo mật này từ từ hồi tháng Tám. Hãng cũng đã thông báo cho Snapchat về lỗ hổng bảo mật này, tuy nhiên, họ không nhận được bất kì phản hồi nào của nhà cung cấp dịch vụ. Đó là lý do Gibson Security quyết định công bố rộng rãi lỗ hổng nói trên.
Theo Gibson Security, hacker có thể tìm ra số điện thoại của nạn nhân ngay cả khi tài khoản ở chế độ riêng tư (private). Nhóm nghiên cứu bảo mật này cho biết họ có thể tìm ra 5000 số điện thoại chỉ trong 1 phút. Hãng cũng cho biết rằng nếu muốn, Snapchat có thể fix lỗi bảo mật này bằng cách giới hạn số lần tìm kiếm số điện thoại tương ứng với tên tài khoản "Snapchat. Gibson Security còn công bố thêm một lỗ hổng trong yêu cầu đăng kí tài khoản Snapchat có thể giúp hacker đăng kí hàng loạt tài khoản mới một cách dễ dàng qua API mà không gặp bất kì khó khăn nào.
Theo GenK
Số lượng ảnh bùng nổ vì trào lưu chụp ảnh "tự sướng" Giới truyền thông vừa cho hay, năm 2013 có thể coi là năm của "chụp ảnh tự sướng" khi tất thảy mọi người đều hào hứng với trào lưu này. Ông Obama chụp hình theo phong cách "selfie" cùng Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt và Thủ tướng Anh David Cameron (Nguồn: Getty Images) Từ Tổng thống Mỹ Barack Obama cho tới Giáo...