Tín đồ Hindu đổ về lễ hội hiến tế động vật lớn nhất thế giới ở Nepal
Hàng nghìn người Hindu tập trung tại miền Nam Nepal để chuẩn bị cho lễ hội giết mổ động vật lớn nhất thế giới, bất chấp lệnh dừng của tòa án và sự phản đối của các nhà hoạt động.
Lễ hiến tế được tổ chức 5 năm một lần và năm nay bắt đầu từ ngày 3/12. Lễ hội diễn ra tại ngôi làng Bariyarpur gần biên giới Ấn Độ nhằm vinh danh nữ thần quyền lực của đạo Hindu.
Ước tính khoảng 200.000 động vật từ dê đến chuột đã bị giết trong lễ hội Gadhimai kéo dài hai ngày cuối năm 2014. Năm nay, việc chuẩn bị đã được tiến hành từ tối 2/12.
Những con trâu được xếp thành hàng dài trong khi tín đồ ăn và ngủ dọc theo các con đường đến đền thờ.
Các tín đồ trên đường tham dự lễ hội hiến tế ở miền Nam Nepal. Ảnh: AFP.
“Rất vui được có mặt ở đây. Nữ thần đã lắng nghe tôi. Chúng tôi không có con, nhưng vợ tôi vừa mới sinh được cô con gái”, Sah Sahani, 25 tuổi, nói với AFP. Anh cùng gia đình từ Ấn Độ mang theo một con dê đến hiến tế.
Ban quản lý ngôi đền đã tuyên bố lệnh cấm vào năm 2015 và một năm sau, tòa án tối cao Nepal đã yêu cầu chấm dứt lễ hội hiến tế này. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền động vật cho rằng cả các cơ quan chính phủ và ngôi đền đều thất bại trong việc ngăn lễ hội diễn ra.
Thầy tu Mangal Chaudhary, người phục vụ tại đền thờ tiếp nối truyền thống 10 thế hệ của gia đình, không bình luận về việc ngôi đền có ủng hộ lễ hiến tế hay không. Tuy nhiên, ông cho biết số người tham dự đang tăng lên.
“Chúng tôi sẽ theo truyền thống và thực hiện các nghi lễ trong đền thờ. Nhưng những gì các tín đồ làm bên ngoài ngôi đền là mong muốn của riêng họ”, ông nói.
Video đang HOT
Theo truyền thuyết, lễ hiến tế đầu tiên ở Bariyarpur được tổ chức từ nhiều thế kỷ trước, khi nữ thần Hindu Gadhimai xuất hiện trong giấc mơ của một tù nhân và yêu cầu anh ta lập đền thờ cho nữ thần.
Khi tỉnh dậy, xiềng xích của người tù này mở ra và anh có thể rời khỏi nhà tù. Sau đó, người đàn ông đã xây dựng ngôi đền và làm lễ hiến tế động vật để tỏ lòng biết ơn.
Theo news.zing.vn
Tàu sân bay Mỹ tuyên bố nóng khi tình hình nguội dần
Binh sĩ Mỹ trên nhóm tàu sân bay USS Abraham Lincoln được điều động tới vùng Vịnh khẳng định sẵn sàng tấn công nếu có lệnh.
Trả lời phỏng vấn tờ Sky News, Chuẩn Đô đốc Michael Boyle - chỉ huy nhóm tàu tấn công 12 cho biết lực lượng quân đội Mỹ tại vùng Vịnh sẵn sàng thực hiện mọi cuộc tấn công vào Iran ngay lập tức nếu họ nhận được mệnh lệnh.
Hiện tại, tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng với 3 tàu khu trục hộ tống đang đồn trú tại căn cứ hải quân ở Bahrain. Chỉ huy Michael Boyle nhấn mạnh:
"Phần quan trọng trong sứ mệnh răn đe là mức độ sẵn sàng. Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ Mỹ và lợi ích quốc gia nếu được huy động... Công việc của tôi là ở đây, sẵn sàng, ngăn chặn và phỏng thủ nếu được yêu cầu".
Ông Boyle nhấn mạnh: "Chúng tôi đang ở rất đúng vị trí. Người Iran biết rằng chúng tôi là một sự răn đe nhiều hơn khi ở đây thay vì ở trọng Vịnh Péc-xích bởi từ vị trí này, chúng tôi có thể tiếp cận họ song họ lại không thể đến gần đội tàu chiến đấu".
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln tập trận trên biển Arab
Những tuyên bố của Chuẩn Đô đốc Michael Boyle được đưa ra ngay sau khi Iran phát đi cáo buộc Mỹ đang cố gắng biến vùng Vịnh thành một "mồi lửa sẵn sàng bùng cháy".
Truyền thông vùng Vịnh nhấn mạnh Mỹ và Iran vẫn đang trong một cuộc đối đầu căng thẳng. Tuy nhiên, trên kênh Al Jazeera, giới quan sát cho rằng thực tế người Mỹ đã hiện diện quân sự ở đây hàng chục năm qua, và ngày cả khi họ tăng cường sẵn sàng chiến đấu ở vùng Vịnh từ tháng 5 tới nay, nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai bên là không lớn.
Giáo sư Jarif Albappa, chuyên gia của Viện chiến lược Trung Đông - Qatar nói với tờ Al Jazeera: "Thực tế chúng ta chỉ thấy tàu chiến Anh giương pháo vào tàu cao tốc của Iran. Các vụ bắt bớ chỉ diễn ra với tàu chở dầu của Anh hay các quốc gia khác.
Nước Mỹ vô can trong những vấn đề đó. Cả Tehran và Washington vẫn đang thăm dò và chờ tín hiệu trực tiếp từ đối phương, cả 2 đều không muốn có cuộc xung đột trực tiếp nào ở khu vực này cả".
Mỹ gia tăng quân lực ở vùng Vịnh từ tháng 5/2019, với mục tiêu răn đe quân sự và sẵn sàng đáp trả các hành động đe dọa từ phía Iran.
Mỹ khẳng định toàn bộ sức mạnh của không chỉ cụm tàu sân bay USS Abraham Lincoln mà còn cả Hạm đội 5 của họ đã luôn trong tư thế sẵn sàng.
Tuy nhiên, giáo sư Albappa nói thêm: "Một cuộc chiến ở Iran sẽ chỉ mang lại cho Mỹ những thiệt hại không cần thiết. Sức mạnh của họ sẽ bị suy yếu và ảnh hưởng đến cục diện của không chỉ Trung Đông mà là cả chiến lược quốc tế của họ. Điều duy nhất Mỹ theo đuổi ở đây là luôn gia tăng sức ép thường trực lên Iran và khiến càng nhiều người ngừng mua dầu của Iran càng tốt".
Song mục tiêu của Mỹ mà chuyên gia người Qatar chỉ ra đang ngày càng khó đạt được. Bởi thực tế những đối tác của Iran chịu ảnh hưởng từ Mỹ đã nhanh chóng chấm dứt mua dầu của quốc gia này. Nhưng vẫn còn lại là hệ thống "khách hàng ruột" gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và thêm vào đó là Nga.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln tuyên bố luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu
Thậm chí, Nga đã giúp Iran bằng cách mua dầu của quốc gia này và bán lại cho một đối tác cũ của Iran và ở giữa hưởng phần lợi nhuận chênh lệch. Cần nhớ rằng Nga hoàn toàn miễn nhiễm với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Và như vậy, người thiệt hại ở đây chính là các đối tác của Iran nhưng đứng về phía đồng minh Mỹ. Họ phải tìm nguồn cung khác, ví dụ như Hàn Quốc mua khí hóa lỏng hay dầu đá phiến từ Mỹ, với giá đắt hơn đáng kể. Hoặc Pháp, Tây Ban Nha, đã phải chấm dứt các hợp đồng hợp tác khai thác trên đất Iran.
Những đồng minh này ngày càng cho thấy thái độ hờ hững với những biện pháp trừng phạt hay gây sức ép mà Mỹ dồn vào Iran. Kết quả thể hiện rõ nhất: giữa tháng 7 Mỹ tuyên bố kêu gọi đồng minh thành lập liên minh quân sự hàng hải hiện diện ở vùng Vịnh. Một tháng sau đó, không một đồng minh EU hay châu Á nào ủng hô sáng kiến này.
Tất cả đồng minh của Mỹ đều lựa chọn phương pháp "giữ nguyên hiện trạng" của thỏa thuận JCPOA và không gia tăng các hành động quân sự khiến leo thang căng thẳng.
Cũng từ sự vụ bắt bớ tàu dầu Anh cuối tháng 7 đến nay, không có thêm bất kỳ cuộc tấn công nào, cũng không một quốc gia nào gia tăng tàu chiến ở khu vực này.
Thậm chí, các tàu thương mại còn không treo cờ Anh, Mỹ để tránh xung đột với Iran. Vùng Vịnh chỉ còn nóng trên lý thuyết, trong khi tất cả các bên liên quan đều muốn giảm nhiệt vùng biển này.
Vì thế, những lực lượng quân sự của Mỹ ở vùng Vịnh buộc phải lên tiếng, buộc phải hô khẩu lệnh sẵn sàng tấn công để nhắc rằng họ vẫn đang ở đây. Nếu không, sự im lặng sẽ khiến sức ép mà Mỹ bày ra bị chìm vào quên lãng.
Đỗ Tú
Theo nguoiduatin
Ấn Độ sắp nhận 4 máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên từ Pháp 4 chiếc máy bay chiến đấu này là một phần trong hợp đồng Ấn Độ mua 36 chiếc Rafale (2 phi đội) của Pháp theo kế hoạch sẽ hoàn tất trong 2 năm tới. Mẫu máy bay Dassault Rafale được trưng bày tại Triển lãm hàng không quốc tế Paris ở sân bay Le Bourget, gần Paris, Pháp ngày 17/6/2019. (Ảnh: THX/TTXVN) Không...