Tìm về một chút ‘trong lành’ qua bộ ảnh bình minh ‘xứ dừa’ của chàng trai trẻ miền Tây
Lươt măt qua tưng khoanh khăc, co le ai cung muôn rơi văn phong trong chôc lat, ra ngoai kia băt môt chuyên xe vê…
Mới đây, trên một diễn đàn chuyên về nhiếp ảnh, bộ ảnh ghi lại khung cảnh yên bình vào một buổi sớm mai tại vùng quê miền Tây đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Con đường đất, khóm tre già, ụ rơm khô,… những điều vốn quen thuộc với tuổi thơ nhưng ở hiện tại lại hóa thành lạ lẫm với những đứa con xa quê lên thành phố. Nhiều người lướt qua từng khung hình không khỏi cồn cào nỗi nhớ về quê nhà.
Liên hệ với nhân vật, chủ nhân của album này là Nguyễn Quốc Thi, quê ở Bến Tre. Theo chia sẻ, bộ ảnh này được Thi chụp rải rác từ tháng 4 đến tháng 8 năm nay tại huyên Ba Tri va huyên Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Bộ ảnh được nhiều người quan tâm và dành lời khen. Quốc Thi có chút bất ngờ và cam thấy rât vui. Chia sẻ cảm xúc về những cung đường từng đặt chân qua, chia se vê nhưng lân cầm máy lên va chup, chàng trai này cho biết:
‘Mình cũng không biết sao mình có cảm xúc đặc biệt với quê hương của mình đến vậy, nhiếp ảnh là đam mê của mình, mình đã đi chụp rất nhiều nơi nhưng không có nơi nào có cảm xúc bằng ở chính quê hương.
Chắc là do mình sinh ra và lớn lên ở Bến Tre, quê hương xứ dừa gắn bó với tuổi thơ của mình và mình luôn có cảm xúc với bóng dáng những cây dừa cao cong vút, những cánh đồng lúa, con kênh nhỏ và hình bóng mẹ quê với áo bà ba, chiếc nón lá…
Cảm giác đến những nơi như vậy yên bình lắm, và thấy tâm hồn mình cũng bình yên… Có lẽ vì vậy mà những bức hình mình chụp cũng mang nhiều cảm xúc như chính bản thân mình’.
Đằng sau những bức ảnh này, ít ai biết, Thi còn là addmin của một fanpage ảnh về Bến Tre hiên đang có hơn 50k like. Du đươc đi nhiêu nơi, du the nhơ may anh đa chât đây nhưng bưc hinh đep cua khăp cac vung miên khac, chang trai nay vân đau đau nôi nhớ vê nơi minh đươc sinh ra.
Quôc Thi chia se: ‘Mình bắt đầu tập chụp ảnh là năm 2014, lúc đó mình lên mạng và thấy rất nhiều hình ảnh đẹp ở các tỉnh khác, trong khi đó Bến Tre mình cũng rất nhiều cảnh đẹp nhưng lại ít thấy trên mạng. Thế là từ đó mình đau đáu trong lòng là sẽ chụp thật nhiều ảnh của quê hương để đăng lên mạng, mình tạo ra một fanpage anh để làm động lực và đăng hình mình chụp về Bến Tre.
Bộ ảnh mình chia sẻ lên cac group photo được các bạn yêu thích và chia sẻ rất nhiều, và được nhiều trang khác lấy lại với mấy nghìn lượt chia sẻ, mình rất vui vì hình ảnh quê hương Bến Tre của mình được nhiều người biết đến.’
Hay cung xem qua môt sô bưc anh khac do chang nhiêp anh tre nay ‘băt’ đươc nhe!
Key
Theo baodatviet
Du lịch miền Tây có gì hay, có gì đẹp? Bộ hình đậm chất điện ảnh chụp ở Sóc Trăng này sẽ trả lời câu hỏi của bạn!
Được đặt tên "Vùng Đất Tâm Linh", bộ ảnh nhuốm màu u buồn, huyền bí này sẽ gợi ý cho bạn một loạt điểm đến hiếm người biết giúp đổi gió chuyến vi vu miền Tây của chúng ta đấy!
Video đang HOT
Du lịch miền Tây Nam Bộ hấp dẫn người ta bởi nét bình yên vốn có của vùng sông nước hữu tình với hình ảnh những vườn cây ăn trái, kênh rạch chằng chịt hay cánh đồng cò bay thẳng cánh. Nơi đây vốn có nhiều điểm đến du lịch quá đỗi quen thuộc trong mắt các du khách phương xa như Phú Quốc, Cần Thơ, An Giang,... Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua cái tên Sóc Trăng trong hành trình khám phá xứ sở này.
Mới đây, một bộ ảnh về Sóc Trăng được chia sẻ trên Facebook nhanh chóng khiến cộng đồng mạng sửng sốt vì quá khác biệt. Chỉ chụp lại những khoảnh khắc đời thường nhất của những con người miền Tây chất phác cùng nước ảnh nhuốm màu trầm buồn, hai chàng trai trẻ đến từ Twinspiration đã dẫn dắt người xem đi qua những góc bình dị và đặc trưng của mảnh đất Sóc Trăng.
Sóc Trăng là cái tên còn khá mới mẻ trên bản đồ du lịch miền Tây. Tuy nhiên, "vùng đất tâm linh" này còn nhiều điều khám phá hơn thế!
Chia sẻ về bộ ảnh mang tên "Vùng Đất Tâm Linh" lần này, bạn Nguyễn Thế Bảo (một thành viên Twinspiration) chia sẻ: "Đây là tỉnh miền Tây đầu tiên mà tụi mình ghé thăm, ai về Sóc Trăng mới thấy mến thấy thương con người ở vùng đất này. Nơi đây mang đậm nét văn hoá Phật Giáo Nam Tông giao thoa với vẻ đẹp của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Cũng thật may mắn vì hai đứa mình đi đúng dịp lễ rằm của người Khơ Me và lễ hội cúng dừa Thác Côn."
Dưới đây chính là 5 điểm đến xuất hiện trong bộ ảnh gây sốt này.
1. Chùa Dơi
Sở dĩ gọi bằng cái tên này là vì ở xung quanh chùa có cả một cánh rừng với chủ yếu các cây sao và dầu, là nơi hàng vạn con dơi đang sinh sống. Cứ chiều đến là chúng lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành do nhà Phật ban cho, nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi.
Sở dĩ gọi bằng cái tên chùa Dơi là vì những đàn dơi với hàng vạn con sinh sống ở những rừng sao, dầu xung quanh chùa.
Một buổi hành hương ở chùa Dơi của những tăng ni, Phật tử.
Là một công trình kiến trúc đậm chất Khơ Me Nam Bộ, về chiều, khung cảnh ở chùa trở nên ma mị, huyền bí đến lạ với tiếng kêu của những chú dơi cùng dáng hình các pho tượng, kèm theo đó là sự đìu hiu của cánh rừng bên cạnh.
Khung cảnh đầy ma mị tại chùa Dơi vào những buổi chiều chập choạng tối.
Nét văn hóa tâm linh lâu đời tại chùa Dơi.
2. Chùa Bâng Tôn Sa
Chùa Bâng Tôn Sa là một tọa độ còn khá mới đối với những ai đến Sóc Trăng. Chùa toạ lạc ở ĐT8, Viên An, huyện Trần Đề. Trên đường đi cảng cá Trần Đề đã thấy từ đằng xa những tháp cao đồ sộ, trong chùa còn có nhiều tháp lớn nữa. Nếu đi vào đúng dịp lễ Phật Đản thì sẽ được thấy những cụ già mang theo bên mình những chiếc giỏ xách đồ cúng lạ mắt độc đáo của người Khơ Me.
Bâng Tôn Sa là tên một ngôi chùa Khmer cổ kính và hiếm người biết ở Sóc Trăng. Đi từ xa, du khách dễ dàng bắt gặp ngôi chùa nổi bật với những tòa tháp được chạm khắc tinh xảo cao đồ sộ.
3. Cảng cá Trần Đề
Trần Đề là huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối dòng sông Hậu trên trục giao thông quốc lộ nối liền thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu. Cảng Trần Đề tọa lạc ở thị trấn và huyện cùng tên là một cảng cá hoạt động từ lâu năm tại đây. Vì cách khá xa trung tâm, nếu muốn ngắm nhìn cảnh các tàu cá trở về đất liền và cảnh buôn bán, trao đổi tấp nập diễn ra sau đó thì các bạn nên đi thật sớm.
Trần Đề là tên một cảng cá lâu đời bậc nhất Sóc Trăng, tọa lạc tại thị trấn cùng tên ở huyện ven biển.
Đến đây, mọi người sẽ có cơ hội ngắm nhìn khoảnh khắc các tàu cá trở về đất liền và cảnh buôn bán, trao đổi tấp nập diễn ra của người dân địa phương. Nếu muốn, bạn có thể mua hải sản với giá rẻ ngay tại vựa.
4. Làng đan đát Phước Quới
Làng nghề đan đát lâu đời này tọa lạc tại ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng hơn 10km. Làng Phước Quới từ lâu đã nức tiếng với nghề đan đát tre nứa. Trong làng, từ già trẻ, gái trai ai cũng tất bật với nghề đan thúng, rổ, rá, cần xé và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác làm từ tre, trúc. Hiện nay, chính quyền địa phương làng nghề truyền thống lâu năm này đang xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm mỹ nghệ của làng nhằm phục vụ du khách về tham quan, mua hàng lưu niệm.
Phước Quới là một làng nghề truyền thống lâu năm nổi tiếng với nghề đan đát tre thủ công mỹ nghệ tại Sóc Trăng.
Đến đây, du khách có cơ hội hòa mình vào cuộc sống đời thường, bình dị của những người dân địa phương, trải nghiệm công việc đan đát bằng tre, trúc dưới những đôi bàn tay khéo léo của bà con Phước Quới.
5. Chùa Mahasal Thatmon - Lễ hội Cúng Dừa Thác Côn
Chùa Mahasal Thatmon còn thường được người dân địa phương gọi là chùa Thác Côn, tọa lạc ở ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Thác nghĩa là "đạp", còn Côn là "cồng" (vàng), Thác Côn là "lễ hội Đạp Cồng". Ngoài ra, tên gọi này còn có thể gọi là Lễ hội Cúng Dừa, vì thức cúng chủ yếu là những trái dừa tươi. Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm vừa mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời còn thể hiện nét độc đáo riêng trong văn hóa Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung.
Mahasal Thatmon còn được người dân địa phương gọi bằng cái tên thân thương: Chùa Thác Côn.
Sở dĩ có tên gọi thú vị đó là vì chùa là nơi diễn ra Lễ hội Cúng Dừa Thác Côn hàng năm.
Lễ vật cúng trong lễ hội là dừa tươi dạt hai mặt, rồi cắm vào đó là Slatho (bông hoa làm bằng nhang và giấy màu kết thành nhiều tầng). Phía trên trái dừa cắm 5 nhánh tre vót nhỏ hay dùng 5 cây nhang rồi xỏ vào 5 lá trầu, cùng các loại hoa cắm tạo thành lễ vật Salathođôn (đôn là dừa) rất đặc trưng cho lễ hội này. Thật may mắn, cả hai đều đi đúng ngày Rằm nên đã được tận mắt chứng kiến cảnh mọi người đi lễ vô cùng thú vị.
Lễ hội truyền thống - văn hóa lâu đời của người dân tộc Khmer này chắc chắn sẽ khiến bạn tò mò đấy!
Theo Helino
Hot boy "Người ấy là ai" không ngại công khai giới tính, làm chủ quán chè miền Tây đắt khách giữa Sài Gòn Sau một năm rưỡi hoạt động, quán chè mang hương vị miền Tây giữa Sài Gòn của anh chàng 'hot boy' 8x thu hút nhiều thực khách gần xa. Ngoại hình điển trai, nam tính và có tài kinh doanh nhưng anh Cường lại khiến chị em tiếc hùi hụi khi công khai thuộc giới tính thứ 3. Tìm đến quán chè có...