Tiết Lập Thu là gì? Lập Thu năm 2021 là vào ngày nào?
Tiết Lập Thu là gì, rơi vào thời điểm nào trong năm? Lập Thu năm 2021 là vào ngày nào? Đặc trưng tiết khí này là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tiết Lập Thu là gì?
Lập Thu là tiết khí thứ 13 trong 24 tiết khí trong năm. Tiết khí này mang ý nghĩa nóng đi, lạnh đến, mùa thu bắt đầu. Đặc điểm nổi bật nhất của tiết khí này là cây ngô đồng đổi màu lá, từ xanh sang vàng, bởi vậy mới có câu “một chiếc lá rơi, biết mùa thu tới”.
Lập Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo Hán tự, chữ “thu” có cùng bộ với chữ “lúa”, nên cũng mang ý nghĩa là lúc lúa và ngũ cốc chín.
Lập Thu là tiết khí đầu tiên của mùa thu, là thời kì quá độ, chuyển giao giữa hè và đông, giữa nóng và lạnh.
Nhiệt độ lúc này giảm xuống còn khoảng 22℃. Do là thời điểm chuyển tiếp nên tiết khí này không quá rõ ràng, thường vô tình bị nhiều người bỏ qua, quên lãng. Đây cũng là lúc mưa bắt đầu nhiều lên, rất có lợi cho nông nghiệp.
Cũng vì mưa nhiều nên mới có câu “Lập Thu mưa rơi, khắp nơi là vàng bạc”, ám chỉ mưa vào tiết Lập Thu rất quý giá đối với cây trồng. Một số loại cây bắt đầu bước vào vụ thu hoạch như cây bông, cây trà…
Đáng lưu ý là Lập Thu khí hậu mưa nhiều nên cũng nảy sinh nhiều loại dịch bệnh, cần tăng cường phòng chống sâu hại, chuẩn bị tốt đất đai và giống để bước vào vụ gieo cấy đông xuân.
Căn cứ vào nhiệt độ trung bình thì Lập Thu vừa có nắng gắt cuối hạ, vừa có gió mát đầu thu, khí hậu dễ chịu, mát mẻ, sau mùa thu hoạch, chuẩn bị tổ chức lễ cúng bái cảm tạ trời đất. Các hoạt động cúng lúa mới, tế thần Mặt Trăng, bái thiên địa,… được tổ chức sôi nổi ở nhiều địa phương.
Lập Thu có sự thay đổi trong cách dưỡng sinh, bổ sung thực phẩm ấm, giảm nhẹ thực phẩm lạnh để bồi bổ cơ thể. Ban ngày nóng, ban đêm mát, chọn dùng trà táo đỏ có thể thanh tâm an thần, bổ sung vừng, mật ong, mộc nhĩ, chế phẩm từ sữa,..
Mùa thu da dẻ bắt đầu hanh khô, thiếu nước, nên tăng cường dưỡng âm, bổ sung vitamin cho cơ thể, đồng thời kiện tì, dưỡng vị bằng hạt sen, củ từ, đậu đũa, bí đỏ,… Mùa thu là mùa dưỡng sinh tốt nhất, hãy tranh thủ chuẩn bị một sức khỏe tốt để đón chào mùa đông sắp tới.
Tiết khí Lập Thu sẽ bắt đầu ngay khi tiết Đại Thử kết thúc và kết thúc trước khi bắt đầu tiết Xử Thử.
2. Lập Thu năm 2021 là ngày nào?
Tiết Lập Thu là 1 trong 24 tiết khí trong năm, diễn ra sau tiết Đại Thử và trước tiết Xử Thử.
Lập Thu 2021 vào ngày nào? Theo Lịch vạn niên, tiết Lập Thu năm 2021 sẽ có chu kỳ bắt đầu và kết thúc như sau (tính theo dương lịch):
- Bắt đầu từ chủ nhật, ngày 8/8/2021, tức ngày 1/7 âm lịch.
- Kết thúc vào chủ nhật, ngày 22/8/2021, tương ứng 15/7 âm lịch.
Như vậy, Lập Thu 2021 sẽ rơi vào ngày 8/8/2021 theo dương lịch.
3. Tiết Lập Thu có đặc điểm và ý nghĩa gì nổi bật?
Hiện tượng địa lý Mặt trời chuyển động biểu kiến xuống phía Nam nên vì thế nửa cầu Bắc không còn ngả nhiều về phía Mặt trời, nên vì điều này có sự thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng so với giai đoạn trước. Do nhận được lượng nhiệt độ và ánh sáng không còn như trước nên các hiện tượng đối lưu không khí khiến tiết trời oi bức, nóng nực, ngột ngạt không còn nữa nên vì tiết trời mát mẻ, dịu nhẹ, dễ chịu vô cùng. Thời điểm này tuy nửa cầu Bắc không còn nhận được lượng nhiệt độ và ánh sáng nhiều như trước nữa nhưng do lượng nhiệt độ bức xạ được tích lũy từ trước của Trái đất nên thời tiết không quá lạnh lẽo, rét buốt.
Kể từ thời điểm này lượng hơi nước, độ ẩm, lượng mưa giảm đi đáng kể. Khối không khí lục địa khô, lạnh bắt đầu hoạt động ở mức độ yếu nên vì điều này tiết trời se lạnh. Người ta còn gọi loại gió mùa thu là gió heo may. Lượng hơi nước giảm, bắt đầu đán.h dấu thời gian bước vào mùa khô. Khi cưa một thân cây gỗ ta sẽ thấy vòng tuổ.i thọ của chúng có sự đan xen giữa vòng trắng và vòng sẫm. Vòng trắng được tạo thành vào mùa hạ, lượng mưa cao, cây cối phát triển mạnh, vòng sáng này chiếm diện tích lớn hơn vòng tối. Vòng tối được hình thành trong giai đoạn mùa khô, lượng mưa và chất dinh dưỡng không nhiều nên diện tích của chúng hẹp hơn và cứng đanh lại.
Video đang HOT
Thời điểm tiết Lập thu vẫn còn có những cơn bão, nguyên nhân là do khối khí đại dương vẫn chưa ngưng hoạt động. Trong quãng thời gian này sự giao tranh giữa hai luồng không khí lục địa và đại dương diễn, khối khí đại dương vẫn còn chiếm ưu thế, chúng có thể tạo nên những cơn bão, áp thấp nhiệt đới, nhất là ở những khu vực cận xích đạo như miền Nam Việt Nam. Trong thực tế, mùa mưa của khu vực miền Nam thường đến muộn hơn. Vì thế nên không được chủ quan với những diễn biến bất thường của thiên tai. Tục ngữ có câu:
“Thâm đông, hồng tây, dựng may
Ai ơi đợi đến ba ngày sẽ đi”
Nghĩa là bầu tới phía đông tối sẫm, bầu trời phía tây hồng rực, thời tiết có gió heo may nhưng phải quan sát diễn biến sau ba ngày mới được khởi hành đi xa. Vì rất có thể đây là dấu hiệu của một cơn bão, đi có thể gặp nguy hiểm, mưa gió trở ngại, ảnh hưởng đến lộ trình và sự an toàn.
Khi thời tiết có sự thay đổi thì giới tự nhiên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong giới thực vật khi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng giảm, chúng sẽ có những phản ứng thích nghi. Nhiều loài tìm cách hạn chế sự thoát hơi nước bằng việc lá biến đổi thành gai như cây xương rồng, một số khác lá cây chuyển sắc vàng, đỏ và rụng xuống. Đặc biệt tại các vùng ôn đới như khu vực Bắc Âu, Trung Quốc xuất hiện nhiều những khu rừng toàn một sắc vàng rực. Trong Truyện Kiều có câu:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san”
Ý nghĩa của câu này là thời điểm Thúy Kiều từ biệt Thúc Sinh vào lúc rừng cây phong đã nhuộm màu vàng rực, đỏ ối một sắc, trùng trùng điệp điệp với núi non, quan ải cách trở. Nghĩa là khi cây phong chuyển sắc vàng thì đó chính là thời điểm mùa thu. Vậy là hai nhân vật trên từ biệt vào thời điểm mùa thu.
Giới thực vậy có những chuyển biến để thích nghi với môi trường thì giới động vật cũng rất tích cực với công việc này. Nhiều loài động vật tranh thủ tìm kiếm thức ăn. Lượng chất dinh dưỡng và năng lượng của chúng không được dùng cho việc sinh sản và chuyển hóa thành dạng năng lượng tích lũy như mỡ. Nhiều loài bắt đầu di cư hoặc chuẩn bị bước sang giai đoạn trú đông.
Thời điểm từ sau tiết Lập thu nhiều loài cây cối không hoạt động mạnh nữa, chúng kết hạt, phát tán hạt và bào tử để duy trì nhân rộng nòi giống. Nhiều loại cây lương thực, ngũ cốc cũng đã chín vàng, đợi thu hoạch. Và những người nông dân bước vào thời kỳ bận rộn của một mùa thu hoạch.
Trong một bối cảnh nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm giảm, khối không khí lục địa phát sinh, âm khí trưởng thành nhiều người dễ mắc bệnh, sức khỏe không được ổn, tâm lý u buồn vì vạn vật dần tiêu điều, tàn lụi.
Để đảm bảo sức khỏe cần tăng cường một số loại thực phẩm có tính cay nóng như ớt, gừng, hồ tiêu, nên tăng thêm lượng dầu, mỡ trong thực phẩm để giúp việc kháng lạnh.
Đối với góc độ tâm linh thì nên chu đáo trong việc lễ bái, làm điều thiện, bố thí ân đức, năng đi chùa chiền đẻ cầu phúc… Như vậy, sẽ đảm bảo cả về sức khỏe, an tâm phần nào về tâm lý.
4. Trong phong thủy, tử vi, tiết Lập Thu có ý nghĩa gì?
Quẻ dịch
Lập Thu bắt đầu tháng 7 âm lịch, tương ứng là quẻ Thiên địa Bĩ gồm có ba hào dương giáng xuống, ba hào âm thăng lên. Với ý nghĩa, âm khí, lạnh lẽo, bóng tối bắt đầu phát sinh mạnh mẽ. Quẻ Bĩ là một quẻ xấu trong kinh Dịch.
Tháng 7 âm lịch còn được coi là tháng cô hồn. Với quan niệm dân gian trong tháng này địa phủ mở cửa để những vong hồn về thăm gia đình.
Những vong không có gia đình hoặc không được thờ cũng thì vất vưởng khắp nơi, trêu chọc hoặc gây tai họa cho con người. Nhiều người gặp các chuyện không may mắn.
Thực tế thì thời kỳ chuyển giao này khiến cho các lực tương tác trong vũ trụ cùng với điều kiện về độ ẩm, lượng mưa, hướng gió, ánh sáng đều có sự thay đổi. Mà những điều thay đổi trên con người không kịp thời thích ứng nên xử lý không chuẩn xác, dễ gặp ta.i nạ.n, bị bệnh, những chuyện không may, sức khỏe suy nhược.
Địa chi
Tháng 7 âm lịch tương ứng địa chi Thân, thuộc hành Kim. Trong tháng này thì khí Kim khá thịnh, khí Thủy bắt đầu được sinh ra, vì cung Thân thuộc hành Kim lại là nơi Trường sinh của Thủy (hành Thủy trường sinh ở Kim, đế vượng ở Tý và nhập kho ở Thìn). Trong bối cảnh về ngũ hành như vậy sẽ xảy ra 2 trường hợp.
Đối với những người cần bổ sung tiết nạp khí Kim trong mệnh lý thời điểm này họ tăng cường sự tập trung, tư duy sắc bén, thành công trong công việc, tài vận hanh thông. Sức khỏe, tâm lý, gia đạo các mối quan hệ của họ đều gặp cát lợi
Đối với những người kỵ hành Kim trong mệnh lý có thể bị các bệnh liên quan đến hô hấp, xương khớp, gan mật. Công việc và tài vận của họ bất lợi, trì trệ. Mối quan hệ với những người xung quanh dễ xảy ra mâu thuẫn…
5. Nên làm gì trong tiết Lập Thu?
Hành lễ tạ trời đất, tổ tiên
Từ xa xưa, khi tiến hành lễ cảm tạ trời đất và tổ tiên, người ra đều chọn ngày lành tháng tốt, cầu cho vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa. Theo tuvingaynay.com những người mà mệnh không bị tương xung thì có thể lên chùa thắp hương trong những ngày này. Tuy nhiên, hãy nhớ kỹ, mỗi người chỉ nên có một ước nguyện mà thôi.
Mẹo hay để vượng đào hoa
Những người chưa kết hôn có thể đi du lịch tới các vùng đất ở hướng Tây để vượng vận đào hoa cho chính bản thân mình, hoặc ở hướng Tây Bắc của phòng ngủ, đặt một cốc nước, như vậy cũng có tác dụng thúc đẩy vận mệnh đào hoa.
Còn với những người đã kết hôn hoặc đã có một nửa của mình thì có thể đặt một sợi dây ước nguyện dưới gối nằm hoặc những vật biểu tượng cho tình yêu bền vững.
Dán giấy đỏ
Vượng vận thì yếu tố đầu tiên là sức khỏe phải tốt. Vậy nên, trong ngày Lập Thu bạn có thể dùng giấy đỏ và trên đó có viết chữ “Kim nhật Lập Thu, bách bệnh giai hưu” – có nghĩa là “Hôm nay Lập Thu, bách bệnh tiêu tan” rồi dán trên tường, điều này sẽ khiến cho tinh thần bạn sảng khoái và phấn chấn hơn, bệnh tật tự nhiên cũng sẽ được đẩy lùi.
Chọn phương vị tốt, tránh phương vị xấu
Trong tiết Lập Thu, bạn nên tiến hành dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa hoặc động thổ, tuy nhiên, nên tránh hướng chính Đông. Nếu như cửa ra vào ở hướng chính Đông thì bạn nên treo dây tiề.n ngũ đế hoặc lục đế để hóa giải.
Ngoài việc phải chú ý hướng Tây Nam thì bước vào tháng 7 cô hồn, bạn cũng nên chú ý cả hướng Tây, bởi tháng 7 là tháng Thân, tính dương cao, ngũ hành Kim, Kim tượng trưng cho sự bất biến nên tương xung với tiết khí. Vì vậy, bạn không nên tác động tới hướng Tây, vì đây là hướng kỵ, nếu phạm phải sẽ gặp nhiều rủi ro.
Cẩn thận khi sinh hoạt vợ chồng
Trong ngày Lập Thu nên tránh chuyện sinh hoạt chăn gối nếu không sẽ dễ dàng xuất hiện những tư tình không như ý muốn, cảm giác khó chịu bởi dương khí suy dần, âm khí tăng cao, sẽ làm tổn thương dương khí khiến cho vận thế bị hao tổn.
Trong ngày này, cũng có những chỗ không nên tiếp xúc với nước nếu không sẽ gặp nhiều bất lợi. Bạn có thể dùng một số vật phẩm phong thủy để tránh sát vượng tài.
Tránh cảm xúc bi thương
Tinh thần của con người cũng chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, vậy nên, trong những ngày này người ta thường có cảm giác nhớ nhung, kiệm lời, ít cảm xúc… Bạn cần giữ tinh thần bình tĩnh, nếu không phổi khí cũng sẽ bị tổn thương bởi mùa thu mang ngũ hành Kim, phổi cũng là ngũ hành Kim.
6. Lập Thu 2021 là ngày tốt hay ngày xấu?
Như đã nói ở trên, ngày Lập Thu 2021 là ngày 8/8/2021, cũng là ngày 1/7 âm lịch. Ngày này thuộc Trực Định (Tốt về cầu tài, ký hợp đồng, yến tiệc. Tránh kiện tụng, tranh chấp, chữa bệnh.). Ngày Lập Thu 2021 là ngày Mậu Tý; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật).
Trong ngày này, những người tuổ.i Bính Ngọ, Giáp Ngọ bị xung ngày, cũng nên lưu ý cân nhắc công việc trong ngày để không gặp chuyện ngoài ý muốn.
Nếu có ý định tiến hành chuyện lớn thì nên chọn các khung giờ hoàng đạo sau để đón lành tránh dữ:
Nhâm Tý (23h-1h): Kim Quỹ
Quý Sửu (1h-3h): Bảo Quang
Ất Mão (5h-7h): Ngọc Đường
Mậu Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh
Canh Thân (15h-17h): Thanh Long
Tân Dậu (17h-19h): Minh Đường
Hướng xuất hành tốt trong ngày: hướng Đông Nam là hướng của Hỷ thần (hướng thần may mắn), trong khi Tài thần lại nằm ở hướng Bắc, gia chủ nếu trong ngày Lập Thu 2021 có ý định cầu tài cầu hỷ có thể xem xét thêm yếu tố này.
Sau khi đi viếng đám ma về nên làm gì để xua đuổi âm khí, tà khí?
Theo quan niệm dân gian, sau khi viếng đám tang thường bị âm khí bám theo. Vậy đi đám ma về nên làm gì để xua đuổi âm khí, tà khí, không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống?
Đám tang là một nghi thức quan trọng, là nơi tiễn biệt cuối cùng để người đã khuất có thể thanh thản bước sang thế giới bên kia. Vì thế, có rất nhiều tục lệ cũng như nghi lễ gắn liền với đám ma của người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, đám tang thường có một loại khí lạnh riêng biệt. Vì thế nếu không biết tẩy khí thì những người yếu vía sẽ dễ nhiễm bệnh, đau ốm.
Ai cũng từng một lần đi viếng đám tang, nhưng có ai để ý điều này không? Đó là vấn đề "Âm khí giới nhập", nói theo các thầy là trọc khí, những khí xấu tồn đọng hay phát sinh từ bệnh nhân, bệnh viện, nhà xác, người chế.t, nghĩa địa, bãi rác, mương cống, nơi bị ô nhiễm nặng nề..., tất cả những khí độc nơi này là trọc khí, uế khí hay tử khí, đều được gọi là âm khí.
Khi đi đến các khu vực này, do âm khí phát tác nên người ta dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là những người thể trạng kém, đang có bệnh nhẹ hoặc nặng, cấp hoặc mãn, già cả... đều có thể bị nhiễm. Do vậy, việc kiêng kỵ trong dân gian đã từ lâu lưu truyền đều có lý.
Đi đám ma về nên đốt vía
Có nhiều luồng quan điểm tranh cãi về việc có nên "đốt vía" hay không. Nhiều người theo quan điểm duy vật thì cho rằng hành động đốt vía chẳng qua chỉ là mê tín dị đoan chứ không hề có cơ sở khoa học gì cả. Song theo quan niệm dân gian từ trước tới giờ thì sau khi đi đám ma về hay đi tới những nơi có âm khí mạnh thì khi về nhà cần phải xông hơi hay đốt vía.
Tùy từng địa phương mà việc xông hơi đốt vía có phần khác nhau. Có nơi chỉ cần dùng giấy đốt lửa hơ qua người là được. Nhưng có nơi cầu kỳ hơn, người ta đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để xông hơi đốt vía, vừa có nhiệt từ lửa, vừa có mùi thơm từ tinh dầu bưởi và bồ kết.
Có nơi thì người đi đám hiếu về phải bước qua đống lửa, nam 7 lần, nữ 9 lần, vừa bước vừa nhẩm "vía dữ thì đi, vía lành thì ở" để không bị ma quỷ đeo bám.
Nếu nhà có vườn rộng thì bạn có thể đốt 1 đống lửa ở góc vườn, cho vào đó vỏ bưởi, bồ kết, nếu không có bồ kết thì có thể cho muối hột, dùng hơi nóng này để giải trừ tà khí. Cũng có thể đun 1 nồi nước gồm lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị hay phun tinh dầu chanh sả, người mới đi đám ma về đứng gần đó để hơi nóng và mùi thơm xua tan âm khí.
Đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ
Người ta cho rằng quần áo sau khi đi đám về đã bị ám mùi tử khí, không tốt cho sức khỏe nên bắt buộc phải thay ra, dùng đồ mới. Có nơi chỉ cần hơ người qua lửa, xông hơi đốt vía rồi thay quần áo là có thể làm việc bình thường.
Song theo khoa học thì đám ma là nơi vi khuẩn gây bệnh phát tán, lại đông người tụ họp, có thể có bệnh truyền nhiễm trong không khí, thế nên đi đám ma về cần tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới và giặt sạch đồ cũ.
Nước dùng để xông hơi, tắm thường dùng các loại lá như lá sả, đinh lăng, lá ổi, chanh, tía tô. Có thể thêm vào vỏ bưởi, vỏ quế hay bồ kết là những loại có nhiều tinh dầu thơm để tăng tác dụng xua đuổi âm khí cho nước tắm.
Sau khi tắm xong nên xoa dầu gió, tinh dầu hoặc dùng rượu xoa lên da để sát khuẩn thêm 1 lần nữa. Có thể uống rượu, nước gừng, rượu tỏi, nước lá nhót... trước và sau khi đi đám tang về để làm nóng cơ thể, sát khuẩn.
Sau khi tắm xong nên ngồi nghỉ 30', tránh tiếp xúc với mọi người ngay. Nên ngồi ở nơi thoáng nhưng hạn chế nhiều gió thốc thẳng vào người để tránh trúng gió, trúng độc.
Đi đám ma về nên hạn chế tiếp xúc với ai?
Nếu bạn chưa biết đi đám ma về nên làm gì thì cần phải biết rằng những luồng hàn khí hay vi khuẩn, vi trùng ở đám ma có thể theo bạn về nhà. Vì thế, chúng ta mới cần phải đốt vía, xông hơi, tắm rửa sạch sẽ như phần trên.
Ngoài ra, do vi khuẩn, vi rút có thể phát tán và lây lan nên nếu chưa vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thay quần áo mới, tuyệt đối không được tiếp xúc với những người đang yếu bệnh, người già và trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai. Những người này sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn, vi rút tấ.n côn.g, bạn nên lưu ý để tránh truyền mầm bệnh cho họ.
Những ai kiêng đi đám ma?
Theo quan niệm tâm linh, do ở nơi đám tang thường âm khí mạnh, lành ít dữ nhiều nên những người yếu bóng vía, sức khỏe yếu, trẻ con, người già và phụ nữ mang thai không nên lui tới.
Tuy nhiên, theo cơ sở khoa học thì đó là do ở môi trường có người chế.t nhiều vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh phát tán nên không có lợi cho sức khỏe con người, nhất là những người ốm yếu, đau bệnh, sức đề kháng kém.
Ngoài ra, người ta còn cho rằng những người hợp mệnh, hợp tuổ.i với người mất nên hạn chế lui tới đám tang, dễ bị bắt mất hồn vía, song chuyện này chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
5 nơi tối kỵ gia chủ chớ nên treo gương trong nhà Xét về mặt phong thủy, gương là một vật rất kỵ, treo gương đúng nơi, đúng chỗ sẽ khiến gia chủ thêm vận may, tài lộc và ngược lại sẽ hao tài, gặp vận rủi. Trong phong thủy, gương là một vật lạ, không chỉ có tác dụng xua đuổi vận xui mà còn có thể cải thiện tài lộc. Gương là một...