- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -

Tiếng Anh của sinh viên kém vì chỉ học đối phó các kỳ thi

On 02/12/2018 @ 8:55 PM In Học hành

Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập nhưng thực tế việc dạy và học ngoại ngữ này tại các trường ĐH, CĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, mục đích học ngay chính bản thân sinh viên chỉ nhằm đối phó với các kỳ thi nhằm đạt chuẩn tốt nghiệp.

Vấn đề này được các chuyên gia giáo dục chia sẻ tại hội thảo Giảng dạy tiếng Anh toàn quốc lần thứ nhất do Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM tổ chức ngày 1/12.

Trong tham luận, PGS. TS Nguyễn Xuân Hoàn và Ths Lê Tín Nghị, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM chỉ ra những hạn chế trong đào tạo năng lực ngoại ngữ tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM. Theo đó, "hiẹn nay, viẹc day và hoc ngoai ngư vân chu yêu theo truyên thông, tưc là chú trong ky nang đoc, viêt và muc đích chu yêu là phuc vu cho các ky thi chư chua thưc sư ưng dung vào thưc tiên công viẹc. Mạc dù đã có Đê án Day và hoc ngoai ngư trong hẹ thông giáo duc quôc dân giai đoan 2008 - 2020 nhưng đên nay kêt qua mang lai cua đê án này chua cao, chua đat đuơc muc tiêu đã đê ra. Nguyên nhân chính là sô giáo viên giang day ngoai ngư chua đat chuân, mọt sô đia phuong vùng sâu, vùng xa thiêu trâm trong giáo viên day ngoai ngư".

Tiếng Anh của sinh viên kém vì chỉ học đối phó các kỳ thi - Hình 1

Một lớp học tiếng Anh tại trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Bên cạnh đó, tại các trường ĐH hiện nay vẫn thiếu môi trường học tập chuyên nghiệp để sinh viên (SV) có thể cọ xát, trao dồi ngoại ngữ.

"Viẹc hoc ngoai ngư cũng như tiếng Anh chu yêu diên ra ơ lơp hoc, nguơi hoc không có co họi sư dung, ngoai ngư giao tiêp, lơp hoc ngoai ngư vân còn chiêm sô luơng lơn nguơi hoc. Ngoài ra, tiêng Viẹt vân còn đuơc sư dung phô biên trong quá trình giang day ngoai ngư cho SV. Viẹc áp dung các mô hình day hoc tiên tiên nhu mô hình lơp hoc đao nguơc vân còn han chê, chua triên khai rọng rãi và ít đuơc chú tâm, dân đên viẹc giang day tiêng Anh không kích thích đuơc tính chu đọng tích cưc cua nguơi hoc", theo Ths Lê Tín Nghị.

Mặt khác, các truơng CĐ-ĐH cung đã đua ra các tiêu chuân vê ngoai ngư cho SV khi tôt nghiẹp, tuy nhiên các quy chuân đâu ra cung thuơng dưa vào bài thi đánh giá nang lưc nhu TOEIC, TOEFL, IELTS... dê dân đên viẹc day và hoc chay theo các bài thi hon là hoàn thiẹn các ky nang cho SV.

Ths Ngô Thị Ngọc Hạnh, giảng viên tiếng Anh của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM chia sẻ, mặc dù SV hiện nay có sự tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên so với mặt bằng SV các nước lân cận thì các em vẫn còn nhiều thiệt thòi. SV chúng ta vẫn chưa có môi trường thật sự chuyên nghiệp để cọ xát, phần lớn lại học nhiều với giáo viên Việt Nam, thời lượng học với giáo viên nước ngoài còn ít. Điều này khiến SV thiếu tự tin khi trình bày bằng tiếng Anh.

Tiếng Anh của sinh viên kém vì chỉ học đối phó các kỳ thi - Hình 2

Các chuyên gia và giảng viên trình bày tại Hội thảo Giảng dạy tiếng Anh toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào ngày 1/12 vừa qua

Lí giải thực trạng này, bà Hạnh cho rằng, hầu hết các SV hiện nay chỉ quan tâm đến việc làm thế nào qua được những kỳ thi. Với mục tiêu đơn giản vậy nên SV hầu hết tập trung vào cách học ngữ pháp và bỏ qua những kỹ năng nghe nói, trình bày. Cách thi hiện nay chủ yếu là thi online trắc nghiệm trên máy tính dẫn đến tình trạng vẫn đang gò SV vào việc chủ yếu học ngữ pháp, từ vựng khô khan, coi trọng kỹ năng đọc - viết.

Bà Hạnh đề xuất các trường ĐH nên tuyển thêm giảng viên bản ngữ để hỗ trợ SV rèn luyện các kỹ năng phản xạ tốt. Bên cạnh đó, lớp học môn tiếng Anh chuyên ngữ phải tách nhỏ với sĩ số tầm 35 SV/lớp để tạo tương tác tốt hơn.

PGS.TS Phạm Phú Phi Hổ, Giám đốc điều hành trường ĐH Văn Hiến cũng chỉ ra rằng nếu cứ theo quan điểm học ngoại ngữ của ngày xưa chú trọng nhiều vào văn phạm, từ vựng thì SV khó có khả năng nói lưu loát được. Theo ông, các trường ĐH cần phải tạo môi trường tốt cho SV. Phần nhiều các giảng viên quá chú trọng đến các phương pháp truyền thống mà không tạo cho SV các hoạt động trong lớp, thực hành ngôn ngữ. Trong khi đó, SV lại sợ môn Ngoại ngữ và chỉ cố gắng học cho xong dù bản thân môn này không yêu cầu sự thông minh, tài năng của người học. Do đó, cần có giải pháp đồng bộ từ chính sách của nhà trường đến phương pháp dạy của giảng viên và tâm lý của người học.

Ths Trần Tín Nghị, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đề xuất: "Vấn đề dạy và học tiếng Anh tại các trường ĐH, CĐ cần phải thay đổi. Chúng ta không hướng đến các chứng chỉ mà hướng đến cái cụ thể nhất đó là làm sao để SV có khả năng giao tiếp tốt khi ra trường. Tính lưu loát mà SV cần đạt được. Có thể SV không cần bằng cấp nhưng cần có môi trường tốt để học tập. Và trên cơ sở đó công tác đánh giá của các trường cần nhấn mạnh vào kỹ năng nghe - nói thay vì tập trung vào kỹ năng đọc - viết như hiện nay. Nếu làm được như vậy thì các trường sẽ xây dựng được môi trường học tiếng Anh tự nhiên nhất, người học cũng thấy đây là ngôn ngữ gần gũi tạo điều kiện tốt nhất để làm việc sau này".

Lê Phương

Theo Dân trí


Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com

URL to article: https://vietgiaitri.com/tieng-anh-cua-sinh-vien-kem-vi-chi-hoc-doi-pho-cac-ky-thi-20181202i3606852/

Copyright © vietgiaitri.com - All rights reserved.