Tiến sĩ Việt góp phần tìm ra vật liệu mới tại Úc
Theo trang EurekAlert!, các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinders (Úc) gần đây khám phá một vật liệu rẻ tiền mới có thể dùng trong các thấu kính ảnh nhiệt, mở đường cho ứng dụng trong hàng loạt lĩnh vực.
Nghiên cứu có sự tham gia của ông Phạm Lê Nhân, tiến sĩ chuyên về các lĩnh vực vật liệu vô cơ và vật liệu ứng dụng trong công nghệ sinh học. Ông từng có thời gian nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam.
Hình ảnh nhiệt và hồng ngoại được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như quốc phòng, an ninh và do thám, y học, kỹ thuật điện, thám hiểm không gian và hoạt động xe tự hành. Tuy nhiên, vật liệu dùng trong công nghệ này rất đắt tiền và ngày càng khó tìm. Nhằm đáp ứng nhu cầu về các giải pháp thay thế với chi phí thấp, nhóm chuyên gia hóa học và vật lý tại Đại học Flinders đã phát triển một vật liệu polymer hoàn toàn mới làm từ lưu huỳnh và cyclopentadiene (C5H6). Các polymer hiệu suất cao có khả năng đặc biệt trong việc truyền ánh sáng hồng ngoại.
Trả lời Thanh Niên, TS Nhân cho biết vật liệu mới dựa trên phản ứng giữa lưu huỳnh và cyclopentadiene, tạo ra một loại nhựa đen có độ trong suốt cao đối với ánh sáng hồng ngoại. “Đây là ánh sáng được phát hiện bởi camera ảnh nhiệt. Vật liệu mới này được thiết kế để có nhiều ứng dụng tiềm năng từ kỹ thuật vũ trụ đến hoạt động quân sự, cũng như các ngành công nghiệp dân dụng và hàng không vũ trụ”, theo TS Nhân.
Tiến sĩ Nhân và tiến sĩ Tonkin (phải). Ảnh Đại học Flinders
Vật liệu mới có thể được đúc thành nhiều loại thấu kính, trong đó có loại được sử dụng để phóng to hình ảnh trong camera ảnh nhiệt. Màu đen cũng giúp che giấu và bảo vệ thiết bị, nên vật liệu này có thể được sử dụng để ngụy trang, đặc tính hữu ích trong những hoạt động phòng thủ hoặc theo dõi động vật hoang dã.
Trên chuyên san Advanced Optical Materials, đồng tác giả là TS Sam Tonkin, tại Đại học Flinders, cho biết vật liệu mới “có tiềm năng mở rộng việc sử dụng hình ảnh nhiệt sang các ngành công nghiệp mới mà trước đây bị hạn chế bởi chi phí cao của thấu kính dùng vật liệu germani hoặc chalcogen”.
Lưu huỳnh được sản xuất hàng triệu tấn trong ngành lọc dầu, chưa kể hàng tỉ tấn có sẵn trong các mỏ địa chất. Bên cạnh đó, cyclopentadiene cũng có nguồn gốc từ các vật liệu giá rẻ được sản xuất trong quá trình lọc dầu. Trong khi đó, những thấu kính ảnh nhiệt hiện nay dùng germanium là vật liệu có nguồn cung ứng rất ít nên rất đắt. Một số thấu kính germani có giá lên đến hàng nghìn USD. Những thấu kính chalcogen cũng có khuyết điểm như sử dụng các thành phần độc hại là asen hoặc selen.
Vật liệu polymer mới còn có nhiều đặc tính khác như có độ trong suốt cao nhất từng được ghi nhận của một loại nhựa đối với ánh sáng hồng ngoại bước sóng dài. Vật liệu thô cũng có chi phí thấp, với 1 gr thấu kính có chi phí chưa đến 1 cent. Chưa hết, vật liệu này còn có thể đổ khuôn nhanh nhằm tạo nhiều hình dạng khác nhau.
Nghiên cứu mới dạy robot vượt chướng ngại vật
Robot 4 chân có thể bước qua các chướng ngại vật trên đường đi của chúng nhờ nỗ lực của bộ ba nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), trong đó có một người gốc Việt.
Hầu hết robot 4 chân được huấn luyện để lấy lại thăng bằng nếu bị vấp chướng ngại vật. Trong nỗ lực hướng đến phát triển loại robot dọn nhà, nghiên cứu sinh tiến sĩ gốc Việt Joanne Truong tại Trường Máy tính tương tác thuộc Viện Công nghệ Georgia (GIT) cùng hai cộng sự Naoki Yokoyama và Simar Kareer đang huấn luyện robot của họ bước qua các vật thể bừa bộn mà nó có thể gặp phải trong nhà, trang Tech Xplore đưa tin mới đây.
(Từ trái sang) Naoki Yokoyama, Joanne Truong và Simar Kareer đang làm việc cùng con robot bốn chân. Ảnh GIT
Theo nhóm nghiên cứu, các robot bốn chân được trang bị bộ kiểm soát di chuyển "mù" thường có xu hướng phản ứng nhiều hơn để không bị ngã khi chúng giẫm lên vật thể nào đó.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu đã áp dụng cách tiếp cận mới, cung cấp hình ảnh trực tiếp để robot có thể bước qua chướng ngại vật, thông qua việc kết hợp chính sách điều hướng với chính sách vận động bằng hình ảnh. Cách tiếp cận này đã giúp robot bước qua các vật cản trong một môi trường bừa bộn được mô phỏng với tỷ lệ thành công đến 72,6%.
Robot có thể tự học và không bắt chước bất kỳ mẫu hành vi nào có sẵn. Các nhà nghiên cứu cho hay đây là mô hình có thể mở rộng và áp dụng ngay mà không cần tinh chỉnh nhiều. Các chính sách này hướng dẫn robot cách né tránh vật thể trong quá trình di chuyển từ nơi này sang nơi khác, đồng thời sử dụng chân để bước qua vật thể, gồm cách nhấc chân lên độ cao phù hợp.
'Chó robot' vượt quãng đường dài, gập ghềnh mà không ngã
Theo nhóm nghiên cứu, robot bốn chân thông thường chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh thực tế thông qua camera ở phía trước và không thể thấy vật thể ở gần chân của chúng. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp bộ nhớ và khả năng nhận biết không gian vào hệ thống mạng để dạy robot chính xác thời điểm và vị trí để bước qua chướng ngại vật. Nếu vật thể đó quá cao, robot có thể đi vòng qua. "Chúng tôi thấy rằng phương pháp này điều hướng rất tốt và ngay cả khi robot đi sai đường, nó biết nó có thể lùi lại và quay về vị trí ban đầu", cô Truong nói. Nhóm còn dạy robot những vật thể nào nên bước qua, chẳng hạn như đồ chơi, và vật thể nào nên đi vòng qua, chẳng hạn như bàn ghế.
Những phát hiện của nhóm nghiên cứu còn có thể giúp robot di chuyển trong môi trường thực tế ngoài trời, lựa chọn đường đi dựa trên ý muốn của chủ nhân để tránh nơi sình lầy hoặc địa hình nhiều đá.
Nghiên cứu đã thắng giải nhất tại một hội thảo về robot thuộc khuôn khổ Hội nghị Học robot 2022 tại New Zealand. Nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hội nghị quốc tế về robot và tự động hóa của Hội Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE-Mỹ) tại London (Anh) từ ngày 29.5 - 2.6.
Chuyện hi hữu trong vụ án 'tiến sĩ dạy làm giàu' Đây là vụ án kéo dài nhiều năm, nhiều lần bị trả hồ sơ và đặc biệt, có người bị xác định là bị hại nhưng không thừa nhận chuyện mình bị lừa. Ngày 24/5, TAND TP Hà Nội thêm một lần tuyên phạt ông Phạm Thanh Hải (SN 1966), chủ trang mạng "hoclamgiau", nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty cổ phần...