- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -
Tiêm kích F-22 mạnh mẽ trong nhiệm vụ… thị uy
On 29/02/2016 @ 8:37 PM In Thế giới
Dù F22 là dòng tiêm tàng hình duy nhất trên thế giới đang hoạt động nhưng Mỹ chỉ thường sử dụng chúng cho nhiệm vụ thị uy đối thủ.
Buồng lái F-22 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số công nghệ cao. 6 màn hình hiển thị đa chức năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ về tình trạng của máy bay và môi trường xung quanh.
Cảm biến chính của F-22 là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA AN/APG-77. Radar này có khả năng thay đổi tần số liên tục để tránh bị phát hiện, an-ten của radar có thể hoạt động trong 120 độ ở độ cao và phương vị. APG-77 có phạm vi phát hiện mục tiêu có RCS 1m2 ở khoảng cách 240km. Nó được đánh giá là radar trên tiêm kích tốt nhất thế giới hiện nay.
F-22 có 3 khoang vũ khí bên trong thân, trong đó có một khoang lớn dưới bụng và hai khoang nhỏ hai bên hông. Khoang lớn có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm trung, 2 khoang nhỏ có thể mang theo một tên lửa không đối không tầm ngắn mỗi khoang. F-22 cũng có thể treo vũ khí bên ngoài cánh nhưng điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay.
Tuy nhiên, F-22 lại không thể chỉ định mục tiêu cho vũ khí dẫn đường laser. Vũ khí không đối đất bị giới hạn ở mức khoảng 910 kg. Vì vậy, nhận định Mỹ thường dùng F-22 để thị uy trước đối thủ là hoàn toàn có cơ sở.
Vũ khí khác gồm có 1 pháo M61A2 20 mm được bố trí ở góc cánh phải bên trong một cửa sập để đảm bảo khả năng tàng hình. Ngoài các tên lửa không đối không, F-22 còn có thể trang bị bom thông minh JDAM, bom hàng không đường kính nhỏ GBU.
Để thực nhiệm vụ "thị uy" của mình, F-22 Raptor hội tụ những đỉnh cao của công nghệ điện tử hàng không thế giới. Có thể nói rằng, tiêm kích này là một kiệt tác công nghệ của nhân loại. Thân máy bay được chế tạo bằng vật liệu composite công nghệ cao và hợp kim nhẹ cho phép giảm trọng lượng, tăng độ bền cơ học và khả năng tàng hình.
Vì vậy, mỗi khi Mỹ điều chiến đấu cơ này làm nhiệm vụ, F-22 chỉ mang tính chất thị uy của người Mỹ, Inside the Air Force cho biết. Và lần xuất hiện của phi đội F-22 tại Hàn Quốc đầu năm 2016 vừa qua cũng được coi là động thái tương tự.
Theo số liệu được trang mạng Inside the Air Force công bố, cứ mỗi năm vận hành tiêm kích F-22, Không quân Mỹ phải bỏ ra chi phí lên tới 9.333.045 USD. Và đây là một trong những lý do khiến Mỹ vội rút F-22 khỏi nhiệm vụ không kích IS tại Iraq hồi năm 2014.
Khi đến Hàn Quốc, phi đội tiêm kích F-22 hạ cánh tại căn cứ không quân Osan gần Seoul. Động thái này của Mỹ có thể khiến Bắc Triều Tiên coi sự xuất hiện của F-22 là một mối đe dọa, khi Mỹ muốn chứng tỏ điều họ có thể làm để bảo vệ đồng minh Hàn Quốc khỏi bất cứ cuộc tấn công tiềm năng nào của Triều Tiên.
Trước đó, hồi cuối năm 2015, Mỹ cũng đã điều phi đội gồm 4 chiếc F-22 đến Baltic nhằm thể hiện sức mạnh trước Nga khi mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây không được cho là căng thẳng nhất trong nhiều năm qua do những bất đồng về vấn đề Ukraine và Syria.
Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, động thái này của Mỹ mang tính chất đe dọa nhiều hơn là răn đe thực tế bởi Triều Tiên chưa bao giờ phô trương sức mạnh của mình bằng Không quân trong khi đó, không chiến là khả năng mạnh nhất của F-22.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com
URL to article: https://vietgiaitri.com/tiem-kich-f-22-manh-me-trong-nhiem-vu-thi-uy-20160229i2350125/
Click here to print.
Copyright © vietgiaitri.com - All rights reserved.