Thượng viện Mỹ bỏ chương trình kiểm soát cá da trơn
Chiều 19/6, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua đề xuất của Thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry loại bỏ chương trình kiểm soát cá da trơn trong Dự luật Nông nghiệp 2012.
(Nguồn: TTXVN)
Chương trình kiểm soát cá da trơn là một điều khoản bổ sung trong Dự luật Nông nghiệp 2012 đang được thảo luận ở Thượng viện Mỹ. Điều khoản này do một số nghị sĩ của các bang miền nam đưa vào nhằm bảo hộ cho ngành nuôi cá da trơn nội địa ở các bang này trước các sản phẩm nhập khẩu từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam.
Hiện việc kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cá da trơn nhập khẩu do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) thực hiện.
Việc lập thêm một chương trình kiểm soát nữa do Bộ Nông nghiệp thực hiện chủ yếu với mục đích ngăn chặn thương mại. Thượng nghị sĩ Mc Cain cho biết Cơ quan quản lý ngân sách chính phủ Mỹ (GAO) đã kết luận rằng chương trình này là “phí phạm và chồng chéo” ngân sách, đồng thời đề nghị Quốc hội loại bỏ.
Video đang HOT
Hai Thượng nghị sĩ Mc Cain và Kerry đưa ra đề xuất loại bỏ chương trình vào ngày 7/6 vừa qua. Trong bài phát biểu trước Thượng viện ngày 14/6, hai ông đã mạnh mẽ bác bỏ các lập luận bảo vệ chương trình này.
Sau khi đề xuất được thông qua, Viện Ngư nghiệp Quốc gia của Mỹ đã tuyên bố hoan nghênh động thái này, cho rằng việc thông qua “thể hiện ý chí mạnh mẽ của Thượng viện trong việc giải quyết vấn đề.”
Viện này cũng kêu gọi Hạ viện có hành động tương tự nhằm “loại bỏ một chương trình bị phản đối rộng rãi bởi các nghị sĩ lo lắng về vấn đề ngân sách, các nhà lãnh đạo mong muốn thúc đẩy xuất khẩu nông sản Mỹ, và các thành viên Quốc hội cam kết giảm thiểu các quy định chồng chéo đối với doanh nghiệp Mỹ.”
Dự luật Nông nghiệp 2012 dài hơn 1.000 trang với nhiều điều khoản bổ sung. Thượng viện Mỹ tiếp tục biểu quyết cho từng điều khoản trước khi bỏ phiếu thông qua dự thảo cuối cùng, dự kiến trong tuần này./.
Theo TTXVN
THƯỢNG NGHỊ SĨ MỸ JOHN MCCAIN: Mỹ cần tăng cường hiện diện ở châu Á
Philippines có kế hoạch đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông ra cuộc gặp sắp tới giữa các quan chức cấp cao ASEAN và Mỹ
Bộ Ngoại giao Philippines vừa cho biết tại cuộc đối thoại dự kiến diễn ra ở Manila từ ngày 20 đến 22-5 tới, các đại biểu sẽ "trao đổi quan điểm về những diễn biến trong khu vực và quốc tế". Bên cạnh đó, hội nghị dự kiến đánh giá quan hệ ASEAN - Mỹ, đồng thời đề nghị nhiều hành động trong tương lai, trong đó có việc tăng cường hợp tác về những vấn đề khu vực, toàn cầu và trong những lĩnh vực cụ thể như thương mại, đầu tư, ứng phó thảm họa, an ninh năng lượng...
Bài kiểm tra của Mỹ
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 15-5 cho báo Philippine Daily Inquirer biết đây là cuộc gặp thường lệ nhằm "tăng cường quan hệ song phương và xác định hướng đi của mối quan hệ đối tác ASEAN - Mỹ". Cuộc gặp sẽ do Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Erlinda Basilio và trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đồng chủ trì.
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines tập trận chung hồi tháng 4-2012. Ảnh: Getty Images
Liên minh chính trị cánh tả Bagong Alyansang Makabayan (Bayan) ở Philippines nhận định rằng đại diện nước này dự kiến sẽ đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ mới với Trung Quốc ở biển Đông ra hội nghị nói trên. Tổng Thư ký Bayan Rebato Reyes Jr. nhận định: "Mỹ có thể giảm nhẹ vai trò của mình trong cuộc tranh cãi này, nhưng rõ ràng là Washington đang tìm kiếm một sự hiện diện quân sự lớn hơn ở khu vực và sẽ sử dụng cuộc tranh chấp như là cái cớ để làm điều này".
Liên quan đến vai trò của Mỹ ở khu vực, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hôm 14-5 tuyên bố rằng những căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước khác cho thấy sự cần thiết cho việc tăng cường hiện diện của Mỹ ở khu vực này. Phát biểu tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, ông McCain tuyên bố rằng Mỹ cần bảo đảm Trung Quốc không thể "muốn làm gì thì làm" trong lúc các nước nhỏ hơn ở châu Á phải chịu thiệt thòi. Theo ông McCain, việc tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề này là một trong những bài kiểm tra mà Mỹ đối mặt khi nước này chuyển sự tập trung từ Trung Đông sang Thái Bình Dương.
Philippines hiện đại hóa quân đội
Giữa lúc cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Tổng thống (TT) Philippines Benigno Aquino hôm 16-5 cho biết nước này có thể mua 2 phi đội máy bay chiến đấu trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội. Phát biểu với đài phát thanh Bombo Radyo, TT Aquino cho biết giá trị của hợp đồng này có thể lên đến 1,6 tỉ USD. Ông Aquino cho biết quân đội đang nghiên cứu xem sẽ mua vũ khí của nước nào để giúp tiết kiệm chi phí. Ông không cho biết chi tiết mà chỉ nói số vũ khí này có thể đến từ một nước châu Âu hoặc một nước nào đó gần hơn.
Theo hãng tin Bloomberg, kế hoạch trên là một phần trong các nỗ lực của chính phủ Philippines nhằm ứng phó tốt hơn với những mối đe dọa bên ngoài và các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Ramon Casiple, Giám đốc điều hành Viện Cải cách chính trị và Bầu cử ở Manila, cho biết: "Cuộc đối đầu với Trung Quốc khiến vấn đề có được một khả năng phòng thủ đáng tin cậy trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đối với Philippines".
Về phần Trung Quốc, nước này cho đến giờ vẫn không gửi tàu chiến đến khu vực tranh chấp với Philippines ở biển Đông mà chỉ điều tàu tuần tra. Các chuyên gia về hải quân cho rằng Bắc Kinh có ý giảm thiểu nguy cơ bùng phát xung đột hoặc không muốn gây ra phản ứng dữ dội trong khu vực. Ông Thẩm Định Lập, chuyên gia bảo mật tại Đại học Phục Đán (Trung Quốc), nhận định rằng những tàu tuần tra nói trên biểu hiện cho "quyền lực mềm", đồng thời cho thấy Bắc Kinh muốn tránh ấn tượng rằng mình đang theo đuổi "ngoại giao tàu chiến". Dù vậy, theo hãng tin Reuters, điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẵn sàng tìm kiếm sự thỏa hiệp trong cuộc đối đầu với Philippines.
Trung Quốc muốn có thông tin mật về quân đội Mỹ
Tuần báo quốc phòng Jane's cho biết Trung Quốc dự định sẽ cung cấp cho Indonesia hệ thống radar quan trắc trên biển. Đổi lại, Bắc Kinh muốn nhận được các số liệu tình báo tuyệt mật mà hệ thống này thu được về các hoạt động của quân đội Mỹ trong vùng biển Indonesia. Tổng giá trị hệ thống radar quan trắc trên biển này lên đến 158 triệu USD.
Theo NLD
"Trung Quốc không thể muốn làm gì cũng được trên Biển Đông" Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tuyên bố trong bài phát biểu tại Washington (Mỹ) hôm 14-5 rằng Mỹ cần đảm bảo Trung Quốc không thể "muốn làm gì cũng được" trong lúc các nước nhỏ hơn ở Châu Á phải chịu thiệt thòi. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain Lên tiếng tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề...