Thực phẩm độc hại đe dọa gan dịp cuối năm
Chất độc hại tiềm ẩn trong thực phẩm xâm nhập và gây hại trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Trong đó gan là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khiến gan hư tổn và nguy cơ mắc các bệnh về gan tăng cao.
Càng về cuối năm, nhu cầu thực phẩm càng tăng cao khiến hoạt động buôn bán trở nên nhộn nhịp hơn. Một bộ phận người bán hàng vì ham lợi nhuận sẵn sàng nhập những nguồn thực phẩm có xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo. Vì thế, người tiêu dùng là người phải chịu toàn bộ hậu quả khi vô tình tiêu thụ những dạng thực phẩm như thế.
Chất độc hại trong thực phẩm làm gan hư tổn
Chất độc hại tiềm ẩn trong thực phẩm khi đưa vào cơ thể, sau khi tiêu hóa một phần tại dạ dày và ruột non, sẽ được vận chuyển đến gan. Tại đây, toàn bộ chất dinh dưỡng từ thức ăn trong đó có chất độc hại sẽ được gan kiểm duyệt một lần trước khi chúng đi nuôi cơ thể. Những chất độc hại được gan phát hiện và đưa vào quy trình cố định và đào thải ra ngoài cơ thể. Khi những chất độc hại dung nạp nhiều vào cơ thể trong thời gian dài sẽ tạo thành gánh nặng cho gan, bắt buộc gan phải làm việc nhiều hơn để đào thải chúng ra ngoài.
Chất độc hại trong thực phẩm làm gan hư tổn.
Khi gan hư tổn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa kém, vàng da, hay mẩn ngứa. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng điển hình trên đồng nghĩa với việc tế bào gan đang mất dần khả năng tự vệ trước sự tấn công của vi-rút nên sẽ làm nguy cơ mắc viêm gan siêu vi tăng cao. Nếu không ngăn ngừa và điều trị kịp thời sẽ chuyển thành xơ gan và ung thư gan. Như vậy, chúng ta có thể thấy thực phẩm chứa hóa chất độc hại không chỉ làm gan hư tổn mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về gan như viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Trong tình trạng thực phẩm chứa hóa chất độc hại tràn lan như hiện nay, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tế bào gan khỏi các căn bệnh nguy hiểm trên?
Video đang HOT
Bảo vệ tế bào gan khỏi thực phẩm chứa hóa chất độc hại
Đứng trước nguy cơ hàng ngày phải dung nạp vào cơ thể những độc chất từ thực phẩm, ngoài việc hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nguy hại, chúng ta cần chủ động hơn trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để tăng khả năng tự vệ trước các nguy cơ gây bệnh. Sau đây là một số cách giúp giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho tế bào gan đến từ thực phẩm:
- Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng hoặc của những cơ sở có uy tín để giảm thiểu nguy cơ chứa chất độc hại, đọc kỹ thành phần chứa trong thực phẩm trước khi chọn mua.
- Tìm hiểu thông tin để biết cách phân biệt thực phẩm an toàn và những thực phẩm chứa các chất độc hại: chất bảo quản, chất tạo màu, chất tẩy trắng, chất phụ gia nguy hiểm…
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, những thực phẩm có màu sắc không tự nhiên, sơ
chế thực phẩm tươi sống đúng cách để đảm bảo loại bỏ bớt những chất độc hại.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ cho tế bào gan, đảm bảo gan đủ khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây hại bằng cách sử dụng các dược liệu giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ tối ưu cho tế bào gan.
Hoạt chất PSP và PSK trong nấm Vân Chi có khả năng ức chế sự sinh sản và phát triển của vi-rút viêm gan và tế bào ung thư.
Hiện nay, y học hiện đại đã nghiên cứu thành công 2 hoạt chất PSP và PSK trong nấm Vân Chi có khả năng ức chế sự sinh sản và phát triển của vi-rút viêm gan và tế bào ung thư. Việc sử dụng thường xuyên nấm Vân Chi kết hợp với các thảo dược quý khác như nấm Linh Chi, Diệp Hạ Châu, Tinh Nghệ, Atiso, Kẽm và Selen giúp mang lại tác động tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào gan, giúp giảm nguy cơ viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Theo VNE
Quần áo trẻ em Trung Quốc chứa chất độc hại
85 mẫu quần áo trẻ em do Trung Quốc sản xuất được các chuyên gia của tổ chức GreenPeace (Hòa Bình xanh) đem đi kiểm nghiệm phát hiện ra chất độc hại như NPE, antimon và cả Phthalates.
Quần áo trẻ em Trung Quốc được bày bán trên mạng. Ảnh: made-in-china.com
Từ tháng 6 đến 10 vừa qua, các nhân viên của tổ chức Hòa Bình xanh tại Trung Quốc đã mua 85 mẫu quần áo trẻ em được sản xuất tại các cơ sở vừa và nhỏ ở thành phố Trị Lý (Chiết Giang) và Thạch Sư (Phúc Kiến), đem cho một bên thứ ba kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy hơn một nửa số sản phẩm chứa NPE (một chất làm rối loạn và phá hủy hormone, gây vô sinh), 9/10 mặt hàng làm bằng polyester dương tính với antimony (một nguyên tố hóa học được sử dụng để sản xuất đạn dược) và 2 mẫu chứa Phthalates (từng có nhiều trong thú nhún Trung Quốc và cũng có thể gây vô sinh). Một số mẫu có sử dụng hình ảnh các nhân vật mang tính biểu tượng của Mỹ như chuột Mickey, vịt Donald bất hợp pháp.
Theo điều tra của tổ chức Hòa Bình xanh, Trị Lý và Thạch Sư là 2 trung tâm sản xuất quần áo lớn nhất Trung Quốc, đóng góp hơn 40% tổng sản lượng quần áo trẻ em tại quốc gia này. Quần áo của hai thành phố này sản xuất được bán cho 98% thành phố ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới bằng hình thức truyền thống và thương mại điện tử. 80% sản phẩm của Thạch Sư được xuất khẩu, chủ yếu đến các nước Trung Đông, ngoài ra là các nước châu Phi, Đông Nam Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo Lee Chih An, người đại điện của Hòa Bình xanh tại khu vực Đông Á, các nhà chức trách Trung Quốc chưa có hành động gì để giải quyết vấn đề này. Trung Quốc chưa có sự quản lý chặt chẽ những hóa chất được sử dụng trong hàng may mặc cho trẻ em.
"Qua báo cáo này, chúng tôi muốn tạo áp lực hơn đối với chính phủ Trung Quốc, nói với họ sự cấp thiết của việc thay đổi. Họ cần cắt giảm chất thải độc hại bằng cách thiết lập các quy định quản lý hóa chất thích hợp", Lee Chih An nói.
Trước đây, cơ quan kiểm soát chất lượng của chính phủ Trung Quốc từng thừa nhận quần áo trẻ em có thể nguy hiểm. Hồi tháng 5 vừa qua, Tổng cục Giám sát chất lượng của Trung Quốc phát hành cẩm nang tiêu dùng khuyến cáo người dân chọn mua quần áo trẻ em nhạt màu, không có chất làm sáng dạ quang hay có in màu. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Người tiêu dùng Bắc Kinh hồi tháng 6 cũng cho thấy 38% quần áo trẻ em không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, ngành công nghiệp sản xuất quần áo trẻ em có trị giá khoảng 165 tỷ USD với mức tăng trưởng hàng năm là 30%. Trung Quốc cũng hiện là nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, trong đó đặc biệt là quần áo trẻ em.
Theo VNE
Dịp cuối năm, làm thế nào để bảo vệ gan? Cuối năm là thời gian của những bữa tiệc. Uống nhiều rượu bia và ăn ngoài thường xuyên khiến cơ thể tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm chứa hóa chất độc hại. Vậy làm thế nào để bảo vệ gan trong giai đoạn này? Cuối năm là dịp nhiều người lơ là chăm sóc sức khỏe nhất, một mặt do quá bận...