Thừa cân, béo phì gây ra hàng trăm loại bệnh
Béo phì là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau, như tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa.
Theo các bác sỹ tại Trung tâm giảm cân Tâm Anh, mô mỡ trải dài khắp cơ thể, với thành phần chủ yếu là các tế bào mỡ. Mô mỡ thường xuất hiện phổ biến dưới da (mỡ dưới da), trong các cơ quan nội tạng ( mỡ nội tạng) hoặc thậm chí tồn tại bên trong các khoang xương ( mỡ tủy xương).
Béo phì là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau, như: bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa…
Loại mô này đóng vai trò như một lớp cách nhiệt giúp giữ ấm và ngăn cản nguy cơ mất nhiệt quá nhanh của cơ thể. Ngoài đóng vai trò như một lớp đệm cách nhiệt, loại mô này còn giúp cơ thể dự trữ năng lượng dưới dạng lipid. Mô mỡ còn có khả năng kích thích và tạo ra một số loại nội tiết tố như resistin, estrogen, leptin và TNF cytokine.
Tuy nhiên, tích tụ quá nhiều mô mỡ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như thừa cân, béo phì, tiểu đường, bệnh về tim mạch, bệnh hô hấp…
Cụ thể, tình trạng dư thừa mô mỡ làm tăng tình trạng viêm toàn thân, dẫn đến đề kháng insulin, rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch và suy giảm khả năng miễn dịch…
Liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và tăng huyết áp được xác định rõ ràng và ước tính rằng béo phì chiếm 65% – 78% các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát.
Các cơ chế béo phì gây ra tăng huyết áp rất phức tạp và bao gồm hoạt hóa mức hệ thần kinh giao cảm kích thích hệ thống hệ Renin- Angiotensin – Aldosteron có nguồn gốc từ mô mỡ, kháng insulin và những thay đổi về cấu trúc chức năng thận. Giảm cân là mục tiêu chính của việc điều trị tăng huyết áp có liên quan đến béo phì.
Từ những nguyên nhân trên, các nhà khoa học nhận thấy mỡ nội tạng ở người thừa cân béo phì gây ra hơn 200 bệnh khác nhau như đái tháo đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh ung thư, sa sút trí tuệ, thoái hóa khớp, loãng xương, trào ngược dạ dày thực quản, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…
Những biến chứng này hay xảy ra ở những người có tập trung mỡ ở bụng, nồng độ triglyceride trong máu cao, tiền sử gia đình bị tiểu đường type 2, bệnh tim mạch… hoặc kết hợp tất cả những yếu tố trên.
Nghiên cứu được công bố vào năm 2018 về bệnh không lây nhiễm, ăn uống và dinh dưỡng ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1975 – 2015 cho thấy tần suất thừa cân, béo phì trên người lớn ở Việt Nam là 2,3% vào năm 1993 và tăng lên đáng kể 15% vào năm 2015, tỷ lệ ở thành thị gấp gần 2 lần so với nông thôn (22,1% so với 11,2%). Trong đó nhiều trường hợp bị bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, thoái hóa khớp…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có ít nhất 2,8 triệu người tử vong do thừa cân hoặc béo phì, ước tính 35,8 triệu người (2,3%) trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cần do thừa cân hoặc béo phì. Thống kê tại Hoa Kỳ, khoảng 90% người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bị thừa cân hoặc béo phì (BMI ít nhất là 25 kg/m2).
Thừa cân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh không lây nhiễm. Thế giới có 40 triệu người tử vong hàng năm do bệnh không lây nhiễm, chiếm 70%-75% số ca tử vong toàn cầu.
Video đang HOT
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy tại Việt Nam bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Nguyên nhân của tình trạng này do hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, tình trạng dư cân không ngừng tăng.
Do đó, giảm 5%-15% cân nặng trong khoảng 6 tháng được chứng minh mang lại lợi ích sức khỏe, phòng biến chứng do thừa cân, béo phì, đồng thời đẩy lùi các bệnh đồng mắc. Có thể cân nhắc giảm 20% trọng lượng trở lên với những người có mức BMI lớn hơn 35 kg/m2.
Theo bác sỹ Trương Thị Vành Khuyên, Đơn vị Nội tiết – Đái tháo đường, Trung tâm giảm cân Tâm Anh, béo phì là một bệnh lý phức tạp có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố gây ra, trong đó có cả yếu tố sinh học (bệnh lý), tâm lý xã hội, lối sống, dinh dưỡng.
Do đó, để điều trị thừa cân, béo phì không chỉ có giảm cân đơn thuần mà cần giảm nguy cơ các biến chứng và cải thiện sức khỏe. Điều trị tốt thừa cân, béo phì, giảm mỡ nội tạng có thể làm giảm tình trạng bệnh đồng mắc, thậm chí đẩy lùi bệnh.
Bên cạnh đó, bác sỹ giúp người bệnh cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tập luyện đơn giản, hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng hợp lý, giảm cân an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện.
Việc giảm cân có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên y tế, có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị và duy trì giảm cân bền vững tránh tăng cân lại. Phối hợp đa chuyên khoa là nền tảng trong mô hình chăm sóc điều trị béo phì.
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng bên ngoài mà còn tác động đến sức khỏe của người bệnh. Việc giảm cân mang lại lợi ích rất lớn đối với sức khỏe của bạn.
Duy trì cân nặng phù hợp, đồng thời phòng ngừa, điều trị các bệnh đồng mắc là tiêu chí chính giúp khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh cần được theo dõi, tái khám thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân trở lại và theo dõi nguy cơ bệnh tật, cũng như điều trị các bệnh đồng mắc nếu có như: tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ.
Người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì khi đi bộ?
Đi bộ là bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng, tác động trực tiếp đến khớp gối và sức khỏe toàn thân.
Đi bộ đúng cách giúp kích thích khớp gối sản sinh dịch nhầy, từ đó cải thiện khả năng và phạm vi chuyển động. Tuy nhiên, với những trường hợp thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, cần chú ý những gì?
Lợi ích của thói quen đi bộ với người bệnh thoái hóa khớp gối
Đi bộ là một trong những bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng và dễ thực hiện. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có mức độ nhẹ đến trung bình nếu đi bộ thường xuyên có thể đem lại nhiều lợi ích như:
- Giúp làm chậm quá trình thoái hóa
Đi bộ thường xuyên có thể duy trì một lượng dịch nhầy ổn định trong ổ khớp, từ đó giúp làm giảm ma sát lên sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
Ngoài ra, đi bộ thường xuyên còn tác động đến cột sống, khớp háng, khớp cổ chân, hạn chế bùng phát các vấn đề xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp háng.
- Ổn định cấu trúc khớp gối
Tình trạng sụn khớp bị bào mòn và xơ hóa có thể khiến ổ khớp mất ổn định, dễ phát ra âm thanh khi vận động. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng áp lực lên ổ khớp, kích thích quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng, khiến khớp đau nhức dữ dội.
Tuy nhiên, nếu đi bộ đúng cách thì cấu trúc khớp gối có thể được điều chỉnh và ổn định trở lại. Hoạt động thể chất còn kích thích màng hoạt dịch bài tiết dịch nhầy, giúp làm giảm ma sát khi vận động và tổ chức lại cấu trúc ổ khớp gối.
- Hạn chế tình trạng thừa cân - béo phì
Thừa cân - béo phì có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, khớp cổ chân và vùng cột sống thắt lưng. Cân nặng vượt mức còn thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng, làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, gout...
Đi bộ thường xuyên, đúng cách có thể điều chỉnh cân nặng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Từ đó hỗ trợ ngăn chặn tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
Tuy nhiên, với những trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, khớp sưng đau và phù nề nghiêm trọng thì người bệnh nên hạn chế đi bộ, tránh thực hiện các bộ môn tác động trực tiếp lên khớp gối như đạp xe, chạy bộ, gym... Thay vào đó nên bơi lội, tập dưỡng sinh để giảm áp lực lên khớp gối, tránh tác động xấu đến tiến triển của bệnh.
Trên thực tế cho thấy những người bị thoái hóa khớp gối có các biểu hiện đau cũng không nên đi bộ nhiều, thay vào đó tập luyện môn thể thao khác phù hợp như bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh...
Đi bộ không đúng cách có thể khiến khớp gối đau nhức, phù nề.
Một số lưu ý đi bộ đúng ở người thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối có phạm vi và mức độ vận động kém hơn người khỏe mạnh. Do đó, để tránh cơn đau phát sinh khi đi bộ, người bệnh chú ý như sau:
- Chú ý về thời điểm đi bộ
Sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm tốt nhất để đi bộ, luyện tập thể thao. Đi bộ vào buổi sáng sẽ giúp khởi động hệ thống xương khớp, kích thích khả năng tập trung của não bộ, giảm hiện tượng đau nhức khớp gối trong ngày.
Trong khi đó đi bộ vào buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp điều hòa cơ thể, hạn chế tình trạng khó ngủ, phòng ngừa cứng khớp, tê bì vào buổi sáng hôm sau.
- Lựa chọn trang phục khi đi bộ
Trước khi đi bộ cần chuẩn bị giày thể thao có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm và êm. Lựa chọn giày phù hợp có thể giúp bạn dễ dàng hơn khi đi bộ, giảm áp lực lên khớp gối.
Bên cạnh đó, cần thay trang phục rộng rãi, có độ co giãn tốt. Mặc quần áo chật, bó sát có thể sẽ cản trở quá trình vận động, gây khó chịu, khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Chú ý khi luyện tập
Với người khỏe mạnh, thời gian đi bộ có thể dao động từ 30 - 40 phút/ngày. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, các chuyên gia chỉ khuyến khích đi bộ với cường độ nhẹ nhàng, thoải mái trong thời gian tối đa 20 phút và cần chủ động ngưng đi lại khi khớp phát sinh cơn đau.
Với những trường hợp không tuân thủ tốc độ và thời gian đi bộ, khớp có thể bị đau nhức, sưng viêm, tăng tốc độ thoái hóa. Nếu có thể thì nên đi bộ cùng với người thân hoặc bạn bè để được hỗ trợ nếu phát sinh các tình huống rủi ro.
Lời khuyên thầy thuốc
Đi bộ đem lại nhiều lợi ích đối người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, trên thực tế đi bộ không đúng cách có thể khiến khớp gối đau nhức, phù nề, tăng tốc độ thoái hóa mô sụn. Vì vậy, bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên có sự tư vấn của các bác sĩ trước khi lựa chọn môn thể thao kể cả đi bộ.
Trường hợp thoái hóa khớp gối nặng (khớp phù nề, đau nhức nghiêm trọng), đi bộ có thể khiến triệu chứng chuyển biến xấu và buộc phải can thiệp các biện pháp xâm lấn để cải thiện. Trong trường hợp này thì nên bơi lội, tập dưỡng sinh để tránh tác động xấu đến tiến triển của bệnh.
Trong trường hợp khớp gối bị đau kéo dài khi đi bộ, nên tham vấn y khoa để được tư vấn cụ thể. Trong trường hợp này bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân chuyển sang tập dưỡng sinh, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu khác sẽ thích hợp hơn.
Tóm lại: Bệnh thoái hóa khớp gối chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bên cạnh thói quen vận động, nên điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, ăn uống khoa học để ngăn chặn tiến triển và kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Các yếu tố khiến bạn dễ bị thoái hóa khớp Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học gây tổn thương toàn bộ các thành phần của khớp, trong đó chủ yếu là sụn khớp, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng và cơ quanh khớp, màng hoạt dịch. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp Thoái hóa khớp có 2...