Thủ tướng: Thần tốc, thần tốc hơn nữa tiêm phủ vaccine cho dân!
Thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc Thanh Hóa cần hoàn thành việc tiêm vaccine cho người dân trong diện quy định với tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa”.
Chiều 24/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm, làm việc và chúc Tết tại Thanh Hóa. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những kết quả trên các mặt công tác đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp vào thành tựu, kết quả chung của cả nước và tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Thanh Hóa (Ảnh: M.H).
Theo Thủ tướng, chúng ta vừa đi qua năm 2021 với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi dịch Covid-19 trong lúc chưa có đủ vaccine, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, vật tư y tế, chưa hiểu hết về biến chủng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó, năng lực y tế còn hạn chế.
“Với sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, ủng hộ, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương…
Đất nước ta đã vượt qua được những thời điểm cam go, những khó khăn, thách thức rất lớn, đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng trên nhiều lĩnh vực, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế- xã hội, vừa bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng”, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng Chính phủ và Đoàn công tác dâng hương tại tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi (Ảnh: M.H).
Đến nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Thủ tướng ghi nhận, trong thành tựu chung của cả nước có sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân, doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa và lực lượng Công an Thanh Hóa.
Thủ tướng ghi lưu bút tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa (Ảnh: M.H).
Thủ tướng cũng nhận định, tình hình năm 2022 còn nhiều khó khăn, phức tạp, có những thuận lợi, cơ hội, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, dịch Covid-19 có thể phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của các biến chủng mới. Do đó chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tốt hơn so năm qua. Nhiệm vụ thay đổi thì mục tiêu phải thay đổi, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo phải thay đổi.
Thủ tướng lưu ý Công an Thanh Hóa trong các nhiệm vụ như: Ưu tiên số một là tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong đó, phải tập trung cho nhiệm vụ tiêm vaccine theo tinh thần thần tốc, thần tốc hơn nữa triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân, lực lượng công an cùng các lực lượng khác phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để tiêm vaccine cho nhân dân.
Thủ tướng thăm và chúc Tết mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thanh, phường Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa (Ảnh: M.H).
Bên cạnh đó, tiếp tục nắm chắc tình hình, tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo; làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện và phát huy vai trò nòng cốt, trực tiếp chiến đấu, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Thủ tướng nhấn mạnh việc tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; phối hợp với các lực lượng khác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Trước mắt, phải bảo đảm an toàn cho nhân dân vui Xuân, đón Tết đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ đã dâng hương, dâng hoa tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương, dâng hoa tại tượng đài người Anh hùng dân tộc Lê Lợi tại thành phố Thanh Hóa; thăm, chúc Tết các bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thanh Hóa và các gia đình chính sách tại tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương quan tâm hơn nữa tới các gia đình chính sách, giúp các gia đình vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang: Thu 7.000 tỷ đồng sau vụ vải thiều, Bắc Giang xây dựng hộ sản xuất nông nghiệp số
Phát biểu tham luận tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: Chuyển đổi số đã giúp nông sản Bắc Giang vươn xa.
Vải thiều Bắc Giang lên sàn
Chia sẻ câu chuyện xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong 2 năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (đặc biệt là dịch Covid-19), ảnh hưởng nặng nề đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tác động tiêu cực, trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt của người nông dân.
Ông Tuấn cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đã chủ động xây dựng 3 kịch bản, phương án tiêu thụ vải thiều phù hợp với cấp độ, diễn biến của dịch Covid-19, phù hợp với từng thị trường, từng kênh phân phối, tiêu thụ.
Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định: Chuyển đổi số đã giúp nông sản Bắc Giang vươn xa. Ảnh: D.V
"Tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, các bộ, ngành Trung ương ứng dụng công nghệ số hóa để tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều, quy mô quốc tế với 30 điểm cầu trong nước và quốc tế" - ông Phan Thế Tuấn cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh dịch Covid-19, năm 2021, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến trên nền tảng online.
Tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) rất "tốc độ" triển khai hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử.
Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã mở gian hàng trên các sàn thương điện tử (Alibaba.com, San24h.vn, Sendo.vn, Voso.vn, postmart.vn...); thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều trên mạng xã hội, các Fanpage trên Facebook, landing, zalo...; giao lãnh đạo Sở Công Thương trực tiếp livestream với một số nghệ sĩ, diễn giả nổi tiếng để quáng bá, tiêu thụ vải thiều và đã đạt được kết quả rất ấn tượng.
"Nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều của tỉnh đạt được kết quả ấn tượng.
Tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn (cao nhất từ trước đến nay); thị trường được mở rộng và có dư địa lớn để phát triển.
Hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trong và ngoài nước qua hoạt động thương mại điện tử (tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử đạt trên 8.000 tấn). Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Bắc Giang coi chuyển đổi số là nhiệm vụ tất yếu
Theo ông Phan Thế Tuấn, với thành công bước đầu trong ứng dụng chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp, nhưng đây là lĩnh vực mới, đối tượng chủ yếu tác động, thụ hưởng là người nông dân, tổ hợp tác với trình độ dân trí còn hạn chế, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất còn manh mún.
Cán bộ cấp cơ sở ở các địa phương để triển khai, hướng dẫn chuyển đổi số vào sản xuất còn thiếu kinh nghiệm; các dữ liệu về diện tích, hiện trạng vùng trồng, kỹ thuật canh tác có sự biến động, thay đổi theo mùa vụ do vậy phải cập nhật thường xuyên.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản của tỉnh đa số có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn, nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nhân viên quản trị mạng, dữ liệu công nghệ thông tin, quản trị các sản phẩm, gian hàng trên sàn giao dịch còn yếu, chưa chuyên nghiệp từ khâu quảng cáo tiếp thị, xây dựng hình ảnh gian hàng, tiếp nhận đơn hàng, chốt đơn hàng, giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
"Tỉnh Bắc Giang xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ tất yếu. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2025 là địa phương trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; trong đó xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp số trong nền kinh tế" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tuấn cho biết, tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ nông dân sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các hộ sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp đăng ký tham gia 02 sàn thương mại điện tử (Postmart.vn và Voso.vn) để kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
"Bắc Giang cũng hướng tới hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số (có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số trên các sàn thương mại điện tử); qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn" - ông Tuấn khẳng định.
Hơn 350 gian hàng tham gia Diễn đàn sản phẩm OCOP Đồng Tháp UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Công văn mời gọi doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Diễn đàn Sản phẩm OCOP Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 "Liên kết cùng phát triển", gửi UBND tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long; UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Trưng bày triển lãm sản...