Thủ tướng Anh từ chối nhận thư tay của Tổng thống Argentina tại G20
Thủ tướng Anh David Cameron đã từ chối tiếp nhận một lá thư tay của nữ Tổng thống Argentina Cristina Fernadez de Kirchner viết về vấn đề quần đảo Falklands khi hai nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Mexico.
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Argentina Cristina Fernadez de Kirchner gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Mexico đầu tuần này.
Hãng tin Sky News của Anh cho biết lá thư của bà Fernandez định chuyển cho ông Cameron chứa khoảng 40 nghị quyết của Liên hợp quốc về quần đảo Falklands.
Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp trực diện trong phiên thảo luận đầu tiên nhưng sau đó ông Cameron đã từ chối nói chuyện với bà Fernandez về chủ quyền của quần đảo Falklands với lý do bà Fernandez nên biết “tôn trọng quan điểm” của người dân trên đảo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman lại xác nhận điều ngược lại.
Theo Ngoại trưởng Hector Timerman, chính Thủ tướng Anh David Cameron là người chủ động tiếp cận trước về vấn đề Folklands, chứ không phải bà Fernandez.
“Người bước tới và cố gắng nói về một vấn đề không có trong chương trình nghị sự chính là Thủ tướng David Cameron”, ông nói.
“Thời điểm thích hợp để nói về vấn đề này là hồi tuần trước khi Liên hợp quốc triệu tập Anh và Argentina lên Ủy ban phi thực dân hóa. Nhưng một lần nữa Anh đã từ chối lời đề nghị tới đó”, ngoại trưởng Argentina cho biết thêm.
Theo Dân Trí
Putin và Obama 'nói chuyện riêng' trong hội nghị G20
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama hội đàm về việc triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu, các giải pháp hòa bình ở Syria... bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) diễn ra vào 2 ngày 18-19/6.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) chuẩn bị hội đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin.
Theo ông Aide Yury Ushakov, phụ tá của Tổng thống Nga, trong khuôn khổ cuộc họp, 2 lãnh đạo sẽ đưa ra một số tuyên bố chung về việc giải quyết các vẫn đề liên quan tới an ninh, hòa bình châu Âu, Syria và thúc đẩy quan hệ ngoại giao, thương mại song phương.
"Vấn đề tên lửa phòng thủ sẽ được ưu tiên thảo luận vì đây là vướng mắc quan trọng và nhạy cảm nhất. Vì nước Mỹ đang mở chiến dịch vận động tranh cử tổng thống nên các quyết định quan trọng khó lòng được đưa ra lúc này nhưng tôi tin rằng, một cuộc thảo luận riêng sẽ tốt cho cả 2 bên", ông Ushako chia sẻ.
Việc giải quyết các xung đột ở Syria cũng đang là vấn đề nóng cần được đàm phán. Ông Ushako nhấn mạnh: "Không có bất đồng sâu sắc nào giữa Nga - Mỹ về vấn đề này. Chúng tôi đều muốn hòa bình được thiết lập lại ở Syria và người dân ở đây có thể được tự do lựa chọn tương lai" .
Ông Ushakov cũng cho biết, cuộc hội đàm dự kiến kéo dài 1 tiếng rưỡi và đang có một nhiều lực lượng nước ngoài cố gắng phá vỡ nền tảng chính trị của cuộc họp.
Trước đó, Nga bác bỏ cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, Moscow đưa trực thăng tấn công cho Syria; đồng thời, cáo buộc lại Mỹ vũ trang cho quân nổi dậy chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi đó, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Luật chế tài Magnitsky, đạo luật áp đặt trừng phạt đối với các giới chức Nga có liên quan đến cái chết trong tù của luật sư Sergei Magnitsky vào năm 2009 vào ngày mai. Theo đó, các quan chức Nga có liên quan đến cái chết của luật sư 37 tuổi chống tham nhũng và vi phạm nhân quyền người Nga, Sergei Magnitsky sẽ bị cấm cấp thị thực và đóng băng tài sản.
Ông Ushakov khẳng định, nếu như Mỹ thông qua dự luật này, Nga sẽ tìm các biện pháp trả đũa. Ông nói: "Nhiều quốc gia từ chối nhập cảnh đối với những người không được chào đón nhưng điều này được thực hiện không công khai, được xem như một thông lệ ngoại giao. Nhưng giờ, Mỹ biến việc này thành một động thái chống lại Nga. Cơ quan lập pháp của Mỹ đang cố gắng để dự luật được thông qua, trước hết để sử dụng khi Mỹ có điều gì phật ý với Nga" .
Ông nói thêm: "Ai cũng hiểu dự thảo luật Magnitsky sẽ là một yếu tố tiêu cực trong quan hệ song phương. Khó tránh khỏi việc Nga có biện pháp để đáp trả. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong điều tồi tệ nhất không xảy ra".
Theo Infonet
Tổng thống Argentina không bị ung thư tuyến giáp Nữ Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner phải trải qua 3 tiếng rưỡi đồng hồ để phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư tuyến giáp song thực tế bà bị chẩn đoán sai. Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner. Cuộc xét nghiệm mô cuối cùng cho thấy không hề có "sự hiện diện của khối u ở cả hai thùy...