Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á
Trong chuyến thăm chính thức Brunei và Singapore vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ kỳ vọng về Bộ quy tắc COC, đồng thời kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hội đàm với người đồng cấp Singapore Lawrence Wong, ngày 5/9. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Ấn Độ)
Hy vọng sớm đạt được COC
Theo trang mạng ETV Bharat (Ấn Độ), trong thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Singapore (ngày 5/9), Thủ tướng Modi và người đồng cấp Lawrence Wong đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, đồng thời theo đuổi các giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đ.e dọ.a sử dụng vũ lực.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh khuôn khổ pháp lý do UNCLOS đặt ra, trong đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải được thực hiện và UNCLOS là cơ sở để xác định các quyền trên biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp trên các vùng biển.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, không phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các quốc gia.
Ngoài ra, cả hai bên kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình mà không đ.e dọ.a hoặc sử dụng vũ lực và tự kiềm chế trong việc thực hiện các hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Video đang HOT
Thời gian qua, các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông gây ra quan ngại và căng thẳng trong khu vực và quốc tế.
Năm 2016, Tòa trọng tài thường trực tại The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong một vụ kiện do Philippines đệ trình. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết này.
Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah đón Thủ tướng Ấn Độ Modi thăm chính thức Brunei ngày 3/9. (Nguồn: AP)
Thượng tôn luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS
Báo Economic Times ngày 5/9 đăng bài viết cho rằng Thủ tướng Modi trong chuyến thăm Brunei trước khi tới Singapore cũng đã đề cập vấn đề Biển Đông.
Ngay trong tiệc chiêu đãi do Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah chủ trì tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng “quyền tự do hàng hải và hàng không”.
“Chúng tôi nhất trí rằng cần hoàn thiện COC. Chúng tôi ủng hộ chính sách phát triển chứ không ủng hộ chủ nghĩa bành trướng”, ông Modi nhấn mạnh.
Tuyên bố chung được đưa ra sau hội đàm cấp cao hai nước cũng nêu rõ: “Hai nhà lãnh đạo nhắc lại cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải cũng như tôn trọng tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp không bị cản trở, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982″.
Tuyên bố cho biết, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết kiên định trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng và khả năng phục hồi của khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Về quốc phòng, hai nhà lãnh đạo đều thừa nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc phòng và hàng hải, bao gồm thông qua trao đổi các chuyến thăm một cách thường xuyên, chương trình huấn luyện, tập trận chung và các chuyến thăm của tàu hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển giữa hai nước. Hai bên đều bày tỏ sự hài lòng trước việc tàu thuyền của hai nước ghé cảng của nhau thường xuyên.
Những quan điểm trên của Thủ tướng Modi, được nhấn mạnh trong chuyến thăm hai nước Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Thủ tướng Ấn Độ điện đàm với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga sau chuyến thăm Ukraine
Thủ tướng Ấn Độ đã thảo luận về chuyến thăm Ukraine vừa qua của ông trong các cuộc điện đàm với tổng thống Nga và Mỹ, nhấn mạnh lời kêu gọi chấm dứt hòa bình cho cuộc xung đột hiện tại.
Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi gặp Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 23/8. Ảnh: X/Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ
Theo kênh truyền hình RT India, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi có cuộc trò chuyện tương tự với Tổng thống Mỹ Joe Biden về chuyến thăm mang tính bước ngoặt gần đây của ông tới Kiev.
Trong một tuyên bố ngày 27/8, văn phòng Thủ tướng Modi cho biết hai nhà lãnh đạo Ấn-Nga đã trao đổi quan điểm về cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine. Thủ tướng Modi chia sẻ những hiểu biết sâu sắc với Tổng thống Putin từ chuyến thăm gần đây của ông tới Kiev. Nhà lãnh đạo quốc gia Nam Á cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và ngoại giao để tìm ra giải pháp hoà bình.
Về phái Moskva, Điện Kremlin xác nhận Thủ tướng Modi đã tóm tắt chuyến thăm Kiev của ông cho Tổng thống Putin và nhấn mạnh cam kết của ông trong việc giải quyết các hành vi thù địch thông qua các biện pháp chính trị-ngoại giao, đồng thời nói thêm Thủ tướng Ấn Độ cũng đã đưa ra những đán.h giá dựa trên nguyên tắc về các chính sách của Kiev và cách tiếp cận của Moskva đối với xung đột.
Cuộc điện đàm với Tổng thống Putin được tiến hành một ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ đã gọi cho Tổng thống Biden để thảo luận về cuộc xung đột. Cả hai bên đều cho biết cuộc trò chuyện cũng tập trung vào chuyến thăm Kiev của ông Modi. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh cam kết của họ đối với một giải pháp hòa bình cho các cuộc giao tranh.
Bên cạnh vấn đề Ukraine, Tổng thống Biden và Thủ tướng Modi cũng thảo luận về chương trình nghị sự khu vực. New Delhi cho biết cả hai nhà lãnh đạo bày tỏ mối quan ngại chung của họ về tình hình ở Bangladesh, bao gồm cả về sự an toàn và an ninh của các nhóm thiểu số địa phương, đặc biệt là người theo đạo Hindu. Tuy nhiên, thông cáo báo chí của Nhà Trắng đã không đề cập đến điều này.
Tuần trước, Thủ tướng Modi đã tới thủ đô Ukraine, gặp gỡ Tổng thống Volodymyr Zelensky và tuyên bố Ấn Độ không đứng ngoài cuộc chiến mà đứng về phía hòa bình. Nhà lãnh đạo nhấn mạnh ông, thay mặt cho các quốc gia Nam Bán cầu, đến đất Ukraine với thông điệp hòa bình.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar khẳng định Thủ tướng Modi muốn trực tiếp tham gia và kêu gọi tất cả các bên đưa ra các giải pháp sáng kiến để đạt được hòa bình.
Trong khi đó, một bài viết trên Bloomberg cho biết Thủ tướng Modi không có ý định đóng vai trò là người hòa giải mà là một nhà lãnh đạo sẵn sàng chuyển tiếp thông tin liên lạc giữa Kiev và Moskva.
Đầu tháng 7, Thủ tướng Ấn Độ đã có chuyến thăm Moskva và có cuộc hội đàm trực tiếp với Tổng thống Putin. Vào thời điểm đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã bày tỏ sự thất vọng "rất lớn" với chuyến thăm, trong khi Mỹ cảnh báo Ấn Độ - quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Nga kể từ thời Liên Xô - không nên làm quan hệ với Moskva trở nên sâu sắc thêm.
Ấn Độ và Nga trao đổi quan điểm về cuộc xung đột tại Ukraine Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay (27/8) đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và thảo luận về mối quan hệ song phương và chuyến thăm gần đây của ông tới Ukraine. Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã xem xét các cách thức để củng cố Đối tác Chiến lược đặc biệt và đặc...