Thu nhập 20 triệu đồng/tháng, vợ chồng tôi mua nhà không sổ đỏ thay vì ở thuê
Giá nhà không sổ đỏ tương đương với tiề.n thuê nhà trong mười mấy năm, vợ chồng tôi chọn cách này vì muốn ổn định chỗ ở, có cảm giác an cư trong nhà của mình.
Thời gian này, nhiều bạn bè, người quen than thở với tôi rằng họ bị lỡ kế hoạch mua nhà vì hễ để dành được một đồng thì giá nhà lại tăng 2 đồng, không có cách nào “đuổi” kịp. Trên một diễn đàn mạng, tôi thấy nhiều người nói họ đành từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà riêng ở Hà Nội, coi tiề.n thuê nhà là khoản chi cố định hàng tháng trong suốt cuộc đời. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình như một giải pháp để những gia đình không xông xênh về mặt tài chính có thể tham khảo.
Từ trước đến nay, cho dù giá bất động sản có lúc lên lúc xuống nhưng nhìn trong dài hạn thì đồ thị đương nhiên là đi lên. Quá trình dành dụm tiề.n bạc của các cặp vợ chồng trẻ từ con số 0 cho đến lúc có thể nghĩ tới mua nhà luôn phải trải qua nhiều năm. Vợ chồng tôi cũng như nhiều gia đình nhỏ khác, cứ khắc khoải nhìn giá nhà đất leo thang qua các năm, và khi có chút tiề.n thì phải đối diện với lựa chọn khó khăn: Thuê nhà hay mua một căn nhà không đủ giấy tờ pháp lý.
Vợ chồng tôi đều làm việc tại công ty tư nhân. Thu nhập của tôi được tính theo doanh số, trung bình chỉ khoảng 8 triệu đồng mỗi tháng. Còn chồng tôi làm nhân viên thiết kế đồ họa, lương tháng khoảng 12 – 13 triệu đồng. Với số tiề.n đang có và dự kiến sẽ kiếm được trong tương lai, vợ chồng tôi biết mình không có khả năng mua nhà nội thành có giấy tờ đàng hoàng, nhưng vẫn muốn có chỗ ở thuộc sở hữu của mình. Cuối cùng hai đứa quyết định mua nhà không sổ đỏ.
Ở thành phố, chi phí thuê nhà là gánh nặng không nhỏ. Một căn hộ bé xíu có giá thuê 6 – 8 triệu đồng/tháng, chiếm 1/3 tổng thu nhập của hai vợ chồng. Khi thuê nhà, chúng tôi phải đối diện với nhiều vấn đề như giá thuê tăng theo thời gian, chủ có thể lấy lại nhà bất cứ lúc nào hoặc tăng giá theo ý riêng và nếu không đồng ý, cả gia đình lại phải vất vả di chuyển, tìm nơi ở mới. Quan trọng hơn là nếu cứ mãi sống cảnh thuê trọ, chúng tôi không có cảm giác “ an cư lạc nghiệp”.
Vì thế, vào năm 2022, khi đã lấy nhau được hơn 3 năm và có con gái 2 tuổ.i, vợ chồng tôi quyết định mua một căn nhà không sổ đỏ, rộng 35m2 với giá 900 triệu đồng. Tiề.n sửa chữa và xây thêm thành 3 tầng là khoảng 500 triệu, như vậy tổng chi phí là 1,4 tỷ đồng. Chúng tôi lúc đó đã tích cóp được một khoản nhỏ, bố mẹ, anh chị em hai bên gia đình hỗ trợ thêm nên cũng đủ.
Video đang HOT
Thu nhập 20 triệu 1 tháng, vợ chồng tôi thà mua nhà không sổ còn hơn ở nhà thuê. (Ảnh minh họa AI)
Số tiề.n bỏ ra mua căn nhà này tính ra cũng bằng tiề.n thuê nhà trong mười mấy năm.
Thật ra không phải ai cũng đồng tình với quyết định của hai vợ chồng. Ông bà nội ngoại đều rất lo chuyện mua nhà không số đỏ có thể dẫn đến những rắc rối, phức tạp về pháp lý sau này. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi cảm thấy đây là lựa chọn phù hợp nhất để có thể tự chủ về chỗ ở trong khả năng tài chính hạn hẹp.
Nhà không sổ có giá rẻ hơn nhiều so với nhà có đầy đủ giấy tờ. Với số tiề.n tiết kiệm được, chúng tôi có thể đầu tư vào việc sửa sang, cải thiện chất lượng sống trong ngôi nhà của mình. Hơn nữa, việc có một nơi để gọi là nhà cũng giảm bớt áp lực tâm lý, giúp chúng tôi tập trung hơn vào công việc và cuộc sống hàng ngày.
Với số tiề.n đó, nhiều người thắc mắc rằng tại sao không mua chung cư hoặc một căn nhà ở ngoại thành. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng đều làm việc ở nội thành, nhưng tôi sẽ không đủ sức khỏe và thời gian để làm việc cũng như chăm sóc gia đình nếu mỗi ngày phải đi xe máy gần 50km để đến công ty rồi trở về; những ngày trời mưa tắc đường có khi đi mấy tiếng đồng hồ chưa tới chỗ làm.
Tôi biết rõ về những rủi ro khi mua nhà không sổ, thậm chí có thể mất nhà nếu có tranh chấp. Để giảm thiểu nguy cơ, hai vợ chồng dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc căn nhà và nhờ luật sư tư vấn thêm. Chúng tôi đều đóng thuế đất đầy đủ hằng năm, cố gắng giữ mối quan hệ tốt với các hộ dân xung quanh để được hỗ trợ khi cần.
Ngoài ra, vợ chồng bảo nhau cố gắng làm việc, phấn đấu để tích lũy thêm tiề.n bạc, chờ cơ hội mua được nhà có sổ đỏ trong tương lai, khi điều kiện kinh tế cải thiện.
Đối với nhiều người, mua nhà không sổ đỏ chính là làm liều, nhưng vợ chồng tôi đã chọn giải pháp này sau khi so sánh với phương án thuê nhà ở nhiều khía cạnh, đối chiếu với mong muốn và những ưu tiên của bản thân. Trong 2 năm sống ổn định ở căn nhà này, tâm lý của hai vợ chồng đều thoải mái, nhẹ nhõm hơn hẳn.
Gần đây có vài người hỏi mua lại nhà này với mức giá chênh đến mấy trăm triệu đồng, chúng tôi càng thấy hú vía; nếu 2 năm trước cứ chần chừ thêm mà không quyết đoán từ thì bây giờ, dù là nhà không sổ cũng chẳng mua nổi, nhất là khi chúng tôi đã sinh thêm con, giá cả các mặt hàng sinh hoạt cũng tăng cao.
Khi biết lương đồng nghiệp của chồng 60 triệu/tháng, tôi quyết định bế con về nhà ngoại và làm thủ tục l.y hô.n
Con 6 tuổ.i, tôi mới biết thu nhập thật của chồng.
Tôi xuất thân trong gia đình khá giả, bố mẹ từng làm nghề buôn bán, các anh chị tôi đều giỏi giang thành đạt, có lẽ tôi là người kém cỏi nhất nhà.
Bố mẹ đầu tư rất nhiều tiề.n và.o việc học hành cho tôi nhưng tôi ham chơi, lười học nên chẳng đâu vào đâu. Trong khi bạn bè ai cũng có công việc tốt lương cao, còn tôi 10 năm nay chỉ giữ chân nhân viên thư viện do anh trai xin cho.
Ngày tôi có bạn trai, bố mẹ muốn mua nhà cho chúng tôi trước khi cưới. Tôi gợi ý người yêu góp tiề.n mua nhà, bởi sau này nhà chung, anh ấy cũng phải gánh vác phần nào, không thể đẩy hết nhà ngoại được.
Thế nhưng bạn trai nói không có tiề.n và muốn ở trọ đến khi nào dư giả thì mua nhà cũng chưa muộn. Nhưng bố mẹ cho rằng với đồng lương ít ỏi của chúng tôi thì cả đời cũng chẳng thể mua nổi nhà. Vậy là ngày cưới, bố mẹ tôi đã tặng cho vợ chồng tôi ngôi nhà trị giá 5 tỷ, còn nhà trai chẳng có gì.
Hiện tại chúng tôi đã có đứa con 6 tuổ.i, cuộc sống khá yên ấm hạnh phúc. Thu nhập của chồng mỗi tháng 11 triệu mà anh đưa tôi những 10,5 triệu khiến tôi rất vui và thương chồng. Với số tiề.n ít ỏi còn lại trong ví, tôi sợ anh không đủ tiề.n đổ xăng, ăn sáng và đình đám nên mỗi khi thấy ví anh hết tiề.n là tôi lại bỏ thêm vào đó.
Thỉnh thoảng tôi mua đồ biếu ông bà hay anh em nhà nội, anh đều ngăn cản và nói không phải biếu gì hết. Khi thấy tôi mua đồ biếu nhà ngoại thì anh nhiệt tình ủng hộ và không bao giờ phàn nàn hay kêu than. Tôi cho rằng chồng đối xử tốt với đằng ngoại và càng yêu anh ấy nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Tuần vừa rồi, người đồng nghiệp của chồng mời 1 số gia đình đến dùng cơm thân mật mừng tân gia, trong đó có gia đình tôi. Lúc nói chuyện về vấn đề lương, một người bạn hỏi về tiề.n lương hiện tại được bao nhiêu mà xây nhà to thế? Anh đồng nghiệp nói lương cứng mỗi tháng được 60 triệu. Tháng nào xong dự án sớm thì được thêm hoa hồng, tổng cũng phải cả trăm triệu.
Nghe đến đây tôi giật mình đến mức bị sặc nước canh. Chồng tôi và người đồng nghiệp làm cùng một bộ phận, điều đó có nghĩa số tiề.n lương 2 người bằng nhau. Thì ra số tiề.n của chồng kiếm được mỗi tháng là rất lớn, vậy mà bao lâu nay anh giấu giếm tôi.
Về đến nhà, tôi hỏi số tiề.n của chồng tiết kiệm được từ ngày anh lấy vợ đến nay được bao nhiêu? Trầm ngâm một lúc anh mới chịu nói thật là bố mẹ anh nợ người ta khá nhiều tiề.n. Từ ngày anh kiếm được tiề.n toàn lo trả nợ cho ông bà nên chẳng dư được đồng nào.
Tôi nói anh định trả nợ cho bố mẹ đến khi nào? Anh nói bố mẹ nợ người ta khoảng 3 tỷ nữa, anh muốn trả xong số nợ đó rồi sẽ lo cho gia đình và mong tôi chung tay gánh vác khó khăn cùng chồng.
Nghe những lời anh nói tôi giận quá và bế luôn con về nhà ngoại. Tôi định viết đơn l.y hô.n nhưng bố mẹ ngăn cản, họ nói ngôi nhà của nhà ngoại cho có đứng tên chồng, nếu l.y hô.n thì anh ấy sẽ được nửa. Với mức lương cao và sự hiếu thảo của anh ấy, bố mẹ khuyên tôi để cho chồng trả hết nợ, sau này anh sẽ rất biết ơn vợ và tương lai tôi sẽ được hạnh phúc. Tôi đang rất bối rối, không biết phải làm sao nữa?
Lay lắt ở Hà Nội 15 năm, vợ chồng tôi về quê vì 300 năm nữa mới mua được nhà Tính ra với thu nhập hiện tại thì phải 300 năm nữa mới mua được nhà Hà Nội nên khi sức khỏe có vấn đề, tôi và chồng quyết định về quê sau 15 năm bám trụ Thủ đô. Vợ chồng tôi đều sinh ra và lớn lên ở các huyện ngoại thành Hà Nội, đều là viên chức nhà nước, làm công...