Thông quan điện tử: Trước cả tháng, giờ… 5 phút
Thực hiện thủ tục cấp phép và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu có giấy phép trên cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW), cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều nhận thấy thời gian được rút ngắn đáng kể. Thời gian tới, nếu được nâng cấp, hệ thống này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Buồn vì “vắng khách”
Đi cùng đoàn công tác của Bộ NNPTNT khảo sát việc kết nối thủ tục hành chính trên hệ thống NSW tại Chi cục Thú y Vùng II (Hải Phòng), PV nhận thấy dù đã đến giờ làm việc nhưng tại đây vẫn thưa thớt doanh nghiệp (DN) đến làm thủ tục.Ông Đoàn Thành Lũy – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Vùng II chia sẻ: “Nếu như 3 năm trước, các DN xếp hàng dài đến làm thủ tục kiểm dịch, thì từ khi thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (GCNKD) trên hệ thống NSW, số lượng DN trực tiếp đến làm thủ tục rất ít. Hầu như các quy trình khai báo, kiểm dịch đều được thực hiện qua mạng và DN chỉ đến lấy bản giấy chứng nhận có dấu đỏ hoặc nộp phí”.
Cán bộ Chi cục Thú y Vùng II kiểm tra cảm quan hàng philê cá nhập khẩu tại cảng Đình Vũ (Hải Phòng). Ảnh: Đình Thắng
Theo ông Lũy, đến nay tỷ lệ hồ sơ khai báo thủ tục trên cổng NSW đạt hơn 98%. “Từ khi cấp GCNKD trên hệ thống NSW, Chi cục Thú y Vùng II đã tiết kiệm được thời gian và nhân lực cho công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Thời gian từ khi thực hiện kiểm dịch tới khi cấp GCNKD chỉ còn 2-3 ngày với hàng phải lấy mẫu kiểm dịch, 1 ngày với hàng kiểm tra cảm quan” – ông Lũy nhấn mạnh.
Đại diện DN thường xuyên thực hiện khai báo thủ tục và kiểm dịch tại Chi cục Thú y Vùng II, bà Phạm Thanh Phương – nhân viên Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thực phẩm Hạ Long (nhập khẩu thịt đông lạnh từ châu Âu, châu Mỹ) cho biết: “Mỗi năm, công ty nhập gần 900 đơn hàng. Trước đây, cứ mỗi lần làm thủ tục mất khá nhiều thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên, từ khi thực hiện thủ tục trên NSW, quá trình khai báo và hoàn thiện hồ sơ chỉ mất khoảng 5 phút và để kiểm dịch thú y (nếu có mặt hàng cần lấy mẫu kiểm dịch) đến thông quan, hải quan chỉ mất 1 ngày”.
Tương tự như Chi cục Thú y Vùng II, ông Nguyễn Trung Hà – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I cho biết: “Đơn vị đang thực hiện cấp GCNKD thực vật qua NSW, tiếp nhận trên 51.000 hồ sơ, trong đó trên 39.000 hồ sơ tiếp nhận, cấp giấy qua hệ thống NSW”.
Bên cạnh những thuận lợi từ việc thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống NSW, quá trình thực hiện NSW vẫn còn một số hạn chế. Ông Trần Duy Phong – Giám đốc Trung tâm Chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng I cho biết: “Trong quá trình phát sinh khó khăn, chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan, đặc biệt là hải quan. Cơ sở dữ liệu hệ thống khó cập nhật, trong khi thông tin DN thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, máy chủ, đường truyền phục vụ cho việc thực hiện cấp chứng thư cho các hàng xuất khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia thường xuyên không truy cập được, dẫn đến đình trệ trong quá trình triển khai”.
Video đang HOT
Ông Đoàn Thành Lũy cũng thừa nhận, một trong những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống NSW là lỗi mạng hoặc lỗi hệ thống. Lúc đó, Chi cục Thú y Vùng II phải cấp GCNKD thủ công bằng bản giấy thay thế nên có thể dẫn tới ùn tắc hồ sơ cục bộ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sau khi cấp GCNKD điện tử, Chi cục vẫn phải cấp GCNKD bằng bản giấy theo yêu cầu của DN vì các cơ quan hữu quan không chấp nhận GCNKD điện tử.
Với vấn đề này, ông Vương Đức Hinh – Phó chánh Văn phòng thường trực cải cách hành chính (Bộ NNPTNT) cam kết, về mặt kỹ thuật, Bộ sẽ phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) từng bước điều chỉnh kỹ thuật, nâng cấp phần mềm hệ thống để quá trình kết nối thực hiện khai báo thủ tục trên NSW được thông suốt, thuận tiện hơn.
Theo Danviet
Ảnh: Khu dân cư xập xệ trong dự án nghìn tỷ đồng giữa đất Cảng
Nhiều ngôi nhà xập xệ, mưa là ngập vẫn đang tồn tại trong khu đô thị hiện đại bậc nhất Hải Phòng được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Khu đô thị mới Ngã 5 - Sân bay Cát Bi, được Thủ tướng phê duyệt tháng 12/1999. Đây là khu đô thị hiện đại, liên hoàn, đa chức năng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nhà làm việc và các công trình phúc lợi công cộng với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh.
Trong đó, đường Lê Hồng Phong là tuyến đường trục chính, mặt cắt rộng 64m, dài 5,29km, được Nhà nước đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, khởi công từ tháng 5/2001 và đưa vào sử dụng tháng 5/2004. Con đường giúp kết nối trung tâm thành phố với sân bay Cát Bi, đáp ứng nhu cầu về giao thông đối nội và đối ngoại của một khu vực quan trọng. Con đường này còn gắn kết giữa các khu công nghiệp, khu dân cư với Cảng Hải Phòng, Sân bay quốc tế với các tỉnh, thành phố khác, giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông phía tây nam thành phố, tạo quỹ nhà ở của thành phố.
Dự án với những trụ sở làm việc của nhiều tổ chức, cơ quan; thay đổi cơ bản diện mạo của Hải Phòng; cải thiện được vấn đề môi trường và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, sau gần 18 năm triển khai, dự án còn tồn tại nhiều vấn đề như chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của một khu đô thị. Nhiều khu dân cư đang bị mắc kẹt, người dân mòn mỏi chờ đợi nhưng chưa biết đến bao giờ mới có cơ hội đổi đời.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bình (SN 1944, ở số 240 đường An Đà, tổ dân phố số 3 Đông Chính, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng), thuộc lô 20 của Dự án, cũng như hàng chục gia đình khác nhiều năm nay sống trong cảnh mòn mỏi chờ đợi được tái định cư đến nơi ở mới, nhưng chỉ nhận được những lời hứa rồi để đó.
Ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng ông Bình xuống cấp, chắp vá tạm bợ. Cứ mưa là nước ngập vào nhà nên phải kê cao giường khỏi nền nhà 30cm.
Hàng ngày chỉ có 2 ông bà ở ngôi nhà sập xệ này, con cháu phải chuyển đi nơi khác tá túc.
Đây là khu nhà của gia đinh ông Hoàng Công Lưởng (80 tuổi), còn sập xệ, khổn khổ hơn. Chủ nhà cho biết, mỗi khi mưa bão, 2 thân già lại gồng mình chống chọi với tình trạng nhà dột, nước ngập.
Căn nhà phía sau trở thành bể chứa nước mỗi khi mưa ngập, con cháu phải chuyển đi nơi khác, đến bữa về ăn rồi lại đi.
Gia đình ông phải xây chắn cửa cao 0,7m để chống ngập mỗi khi có mưa bão.
Khu đất dự kiến sẽ tái định cư tại chỗ cho các hộ dân để cỏ mọc um tìm bao năm nay, vật tư vứt ngổn ngang. Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân đã kiến nghị tới các cấp, các ngành về thực trạng trên, nhưng mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này!
MINH KHANG
Theo VTC
Phát hiện 40 mẫu phế liệu nhập khẩu không đạt chuẩn Các lô hàng phế liệu không đạt chuẩn theo quy định buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy. Rác thải nhựa nhập về cảng Hải Phòng được cơ quan Hải quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn. Ảnh: Ngọc Linh. Theo Tổng cục Hải quan, từ 27/6 (thời điểm triển khai các biện pháp tăng cường quản lý phế liệu nhập khẩu) đến...