Thông qua dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm mạng
Ngày 8/8, Ủy ban chuyên trách của Liên hợp quốc (LHQ), gồm đại diện các nước thành viên của tổ chức này đã thông qua dự thảo Công ước LHQ về phòng chống tội phạm mạng.
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, dự thảo Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn diện cho các nước thành viên tiến hành hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội trên không gian mạng, trong đó có nhiều loại tội phạm hiện gây nhức nhối như tấn công hệ thống máy tính, lừa đảo trực tuyến, phát tán trái phép hình ảnh nhạy cảm, xâm hại trẻ em, rửa tiền… Cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia có thể thực hiện các hoạt động hợp tác thông qua kênh 24/7, bảo đảm phản ứng nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu phòng chống hiệu quả tội phạm mạng.
Một trong các nội dung đáng chú ý của dự thảo Công ước là cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ hướng tới nhu cầu của các nước đang phát triển. Do tính chất không biên giới của tội phạm mạng, quy định nói trên được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực khoa học công nghệ của các nước đang phát triển để ứng phó hiệu quả hơn với mối đe dọa từ tội phạm mạng, qua đó góp phần tạo ra môi trường mạng toàn cầu lành mạnh, an toàn hơn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dự thảo Công ước cũng đặt ra cơ sở cho sự phối hợp giữa các chính phủ và khu vực tư nhân trong phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng, trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo, trung tâm.
Phát biểu tại phiên họp, ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh việc Ủy ban chuyên trách thông qua dự thảo Công ước. Sự kiện này là bước đi quan trọng đầu tiên để Đại hội đồng LHQ xem xét, thông qua Công ước. Khi bắt đầu có hiệu lực, Công ước sẽ đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn cầu đầu tiên giúp các nước hợp tác ứng phó đe dọa từ tội phạm mạng”.
Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (giữa), phát biểu tại phiên họp.
Việt Nam là một trong các nước sớm ủng hộ việc thành lập Ủy ban chuyên trách cũng như tham gia tích cực vào tiến trình xây dựng Công ước từ phiên họp đầu tiên. Xuyên suốt 8 phiên họp của Ủy ban chuyên trách, đoàn đàm phán liên ngành Việt Nam, do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, làm trưởng đoàn, đã có những đóng góp thực chất, tích cực, được đoàn Chủ tịch, các bạn bè và đối tác quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Theo kế hoạch ban đầu, tiến trình xây dựng Công ước dự kiến kết thúc trong tháng 2 sau 7 phiên họp của Ủy ban chuyên trách. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận đã kéo dài tới tháng 8 để các quốc gia có thêm thời gian trao đổi, thỏa thuận các nội dung chủ chốt như phạm vi áp dụng của Công ước, bảo vệ quyền con người, cơ chế xây dựng Nghị định thư bổ sung. Dự kiến, Đại hội đồng LHQ sẽ xem xét và thông qua dự thảo Công ước trong thời gian tới. Nếu được Đại hội đồng thông qua, Công ước LHQ về phòng chống tội phạm mạng sẽ trở thành văn kiện pháp lý mang tính toàn cầu đầu tiên hướng tới trấn áp hành vi phạm tội trên không gian mạng.
Nhóm bạn bè UNCLOS khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác
Sáng 12/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Hội nghị các nước thành viên Công ước LHQ về Luật Biển lần thứ 33 (SPLOS 33) đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 169 quốc gia thành viên.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, phát biểu tại buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, hội nghị đã bầu ông Cornel Feruță, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Romania, làm Chủ tịch Khoá họp. Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề pháp lý, ông Miguel de Serpa Soares phát biểu chào mừng. Hội nghị sẽ xem xét tình hình thực thi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 trong năm qua cũng như báo cáo hoạt động của các cơ quan thành lập theo UNCLOS 1982 như Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Uỷ ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương và bầu cử một số thẩm phán ITLOS. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 16/6/2023. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại LHQ, làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Trong khuôn khổ hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã chủ trì buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS, đồng thời kỷ niệm hai năm ngày thành lập nhóm. Tham dự buổi chiêu đãi có sự tham gia của Chủ tịch Hội nghị SPLOS 33, Chủ tịch Hội nghị liên Chính phủ đàm phán Hiệp định về bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), Chánh án Toà án Luật Biển quốc tế, Trưởng Văn phòng các vấn đề về đại dương và luật biển của LHQ, các ứng cử viên thẩm phán ITLOS cùng đông đảo đại sứ, trưởng phái đoàn các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS và trưởng đoàn các nước tham dự SPLOS 33.
Thay mặt cho 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã điểm lại các hoạt động của nhóm trong năm qua và kêu gọi các nước thành viên cùng tham gia nỗ lực chung để góp phần giải quyết những thách thức về biển và đại dương đang đặt ra hiện nay, thực hiện thành công Mục tiêu phát triển bền vững số 14 đó là bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, vùng biển và các nguồn tài nguyên biển. Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh nhóm sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương trong việc thực thi và bảo vệ tính phổ quát của UNCLOS 1982, tái khẳng định công ước là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến biển và đại dương.
Quang cảnh buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Cornel Feruță, Chủ tịch SPLOS 33, đã bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ giá trị của UNCLOS 1982 trong việc củng cố tuân thủ pháp luật ở cấp độ quốc tế; đồng thời, đánh giá cao những đóng góp của Nhóm bạn bè nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc thúc đẩy hợp tác, thực thi UNCLOS 1982 và quản trị đại dương. Chủ tịch Hội nghị SPLOS 33 hy vọng nhóm sẽ phát huy hơn nữa vai trò kết nối của mình trên các diễn đàn của LHQ nói riêng và quốc tế nói chung để tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra khi thành lập.
Nhóm bạn bè là một hình thức phối hợp không chính thức, linh hoạt, nhằm tăng cường hợp tác giữa một số nước có cùng mối quan tâm về một vấn đề cụ thể để thúc đẩy các mục tiêu chung. Nhóm bạn bè UNCLOS là nhóm đầu tiên Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập (cùng Đức) và tham gia nhóm nòng cốt gồm 12 nước chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của nhóm. Hiện nay, Nhóm có 115 thành viên, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý.
Trong thời gian qua, Nhóm đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, như hội thảo, toạ đàm... về các vấn đề liên quan đến UNCLOS 1982 và đại dương nói chung.
Điểm khởi đầu cho nỗ lực bảo vệ thiên nhiên Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học (COP15) kết thúc ngày 19/12 tại Montreal (Canada) đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm thúc đẩy bảo vệ hệ sinh thái vốn là nền tảng cho cuộc sống và sinh kế của con người. Nếu được thực hiện đầy đủ, Khuôn...