Thông điệp của Saudi Arabia khi tổ chức đàm phán hòa bình cho Ukraine
Saudi Arabia có mối quan hệ tốt với Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, duy trì liên lạc trực tiếp với Moskva và dự kiến Riyadh sẽ thông báo cho Moskva về kết quả của cuộc họp tại Jeddah.
Ukraine được cho là muốn tập hợp sự ủng hộ nhân hội nghị ở Saudi Arabia. Ảnh: AP
Theo tờ Politico (Mỹ) ngày 4/8, Saudi Arabia đang coi hội nghị toàn cầu tại Jeddah về Ukraine vào cuối tuần này là cơ hội để thể hiện mình là nhà môi giới hòa bình.
Quốc gia Trung Đông trên đã bị một số nước phương Tây cho là “vi phạm nhân quyền” sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi vào năm 2018. Nhưng vào cuối tuần này, Saudi Arabia sẽ nâng cao hình ảnh của mình với tư cách là một nhà kiến tạo hòa bình khi tổ chức đàm phán về cuộc xung đột ở Ukraine.
Hàng chục cố vấn an ninh quốc gia và các quan chức cấp cao đã đến thành phố Jeddah bên Biển Đỏ để tham dự một cuộc họp khai mạc vào tối 4/8.
Mục đích của cuộc gặp là tập hợp các quốc gia từ “ Nam bán cầu”, chẳng hạn như Ấn Độ, Brazil và Nam Phi – cũng như các quốc gia thuộc EU, cùng với Mỹ và Canada – để xem xét những nỗ lực của Ukraine nhằm môi giới cho một kế hoạch hòa bình. Ukraine có đại diện tại hội nghị, nhưng phía Nga thì không.
Cuộc họp cuối tuần này – diễn ra sau một cuộc họp tương tự ở Copenhagen vào tháng 6 vừa qua – là nỗ lực mới nhất của Saudi Arabia nhằm cải thiện hình ảnh của mình sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi, xảy ra tại đại sứ quán Saudi Arabia ở Istanbul.
Saudi Arabia đã đóng một “vai trò rất tích cực” trong cuộc họp ở Copenhagen (Đan Mạch), hai quan chức có quan hệ trực tiếp về cuộc họp nói với Politico. Và bây giờ, họ đang đóng vai chủ nhà. Đây là một nỗ lực tiếp theo của Riyadh khi tự cho mình là một người mối giới ngoại giao.
Trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt do Trung Quốc làm trung gian hồi đầu năm nay, Saudi Arabia đã đồng ý nối lại quan hệ ngoại giao với Iran. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã ghé thăm Jeddah vào tuần trước trong bối cảnh có thông tin rằng một bước đột phá sâu rộng ở Trung Đông, trong đó có cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, có thể sắp diễn ra.
Riyadh giờ đây sẽ tìm cách tận dụng sức mạnh ngoại giao của mình cho cuộc xung đột ở Ukraine. Saudi Arabia đã có mối quan hệ tốt với Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine bắt đầu nổ ra, duy trì liên lạc trực tiếp với Moskva, chẳng hạn như tìm cách môi giới một thỏa thuận để hồi hương trẻ em Ukraine.
Video đang HOT
Cả Saudi Arabia và Nga đều là thành viên của nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC và Thái tử Mohammed bin Salman đã thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước sau quyết định cắt giảm sản lượng dầu của Riyadh.
Mặc dù không rõ liệu Thái tử Mohammed bin Salman có tham dự cuộc họp vào cuối tuần này hay không, nhưng Saudi Arabia dự kiến sẽ thông báo cho Nga về kết quả của cuộc họp.
Trước đó cuộc họp tương tự ở Đan Mạch đã kết thúc mà không có thông cáo chính thức – một dấu hiệu cho thấy nhiệm vụ khó khăn mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt khi tìm cách tập hợp sự ủng hộ để chấm dứt giao tranh ở Ukraine.
Saudi Arabia vẫn duy trì mối quan hệ tốt với Nga. Ảnh: AFP
Tạo cơ hội hòa bình?
Về phần mình, Ukraine ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến mới nhất của Saudi Arabia – Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bất ngờ dừng chân tại Jeddah trên đường tới hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 5 năm nay, có bài phát biểu trước Liên đoàn Arập và gặp gỡ ông Salman.
Tổng thống Zelensky mới đây cho biết ông coi cuộc gặp lần này là một bước trên con đường hướng tới một hội nghị thượng đỉnh về hòa bình toàn cầu, mà ông hy vọng sẽ được tổ chức vào mùa thu, mặc dù một cuộc gặp cấp nguyên thủ quốc gia và chính phủ có thể diễn ra vào tháng 9 tại G20 hoặc Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Nhưng ngay cả có hội nghị thượng đỉnh như vậy cũng vẫn còn thách thức. Vấn đề mà các nhà đàm phán phải đối mặt là một câu hỏi cơ bản: Ai có thể định nghĩa hòa bình?
Ukraine vẫn kiên định với kế hoạch hòa bình 10 điểm của họ, thậm chí còn lập luận rằng công thức hòa bình này không chỉ có hiệu quả ở Ukraine mà còn ở các nơi khác trên thế giới.
Kiev cũng muốn làm nổi bật kế hoạch hòa bình của mình, trong khi Nga thường xuyên đưa ra cách giải thích hòa bình của riêng mình ở các quốc gia không liên kết, đặc biệt là ở “Nam bán cầu”.
Trong tuần này, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cho biết cả Nga và Ukraine đều chưa sẵn sàng cho hòa bình – một lời ám chỉ rằng Kiev thường bị các nước ngoài phương Tây coi là “đồng gây hấn”. Nhưng một điểm mấu chốt trong kế hoạch 10 điểm của Ukraine là “yêu cầu Nga tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi nước này” – điều Moskva khó có thể chấp nhận.
Bất chấp điều đó, những người liên quan đến công tác chuẩn bị cho cuộc họp ở Saudi Arabia lần này tiếp tục hy vọng có tiến triển. Cuộc thảo luận trong 2 ngày sẽ được cấu trúc xung quanh 10 chủ đề phụ. Theo một tài liệu tóm tắt, chúng bao gồm các chủ đề như an ninh lương thực và năng lượng; trả tự do cho các tù nhân và những người bị cưỡng bức trục xuất, bao gồm cả trẻ em; an ninh sinh thái,…
Các quốc gia châu Âu dường như đã gặp nhau trước cuộc họp để đảm bảo rằng thông điệp có sự gắn kết. Nhưng cuối cùng, những người tham dự sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng khó khăn: Nỗ lực đạt được tiến bộ ngoại giao trong khi không có sự tham gia của Nga. “Điều quan trọng là chúng tôi có một kết quả chấp nhận được đối với người dân Ukraine”, một quan chức EU giấu tên cho biết.
Tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình
Mỹ và Ukraine ngày 3/8 (giờ địa phương) đã bắt đầu đàm phán về bảo đảm an ninh cho Kiev.
Trong khi đó, công tác chuẩn bị cho hội nghị hòa bình về Ukraine - do Saudi Arabia đăng cai tổ chức, dự kiến diễn ra trong 2 ngày (5-6/8) tại TP Jeddah - đang được khẩn trương tiến hành, khi các quan chức từ hàng chục quốc gia nỗ lực khởi động các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine.
Những nhà môi giới hòa bình mới
Vòng đàm phán giữa Washington và Kiev là động thái tiếp theo cam kết mà Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đưa ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong hai ngày 11-12/7, tại Vilnius (Litva). Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak cho biết, cam kết đạt được tại Vilnius là "cơ sở để triển khai các thỏa thuận song phương tương ứng".
Theo ông, Mỹ là đối tác chiến lược lớn nhất của Ukraine và trở thành quốc gia đầu tiên mà quốc gia Đông Âu này bắt đầu tiến trình đàm phán về đảm bảo an ninh, từ đó, tạo ra mô hình thành công với các đối tác khác. Vị quan chức trên cũng nhắc lại quan điểm của Kiev rằng, việc đạt được thỏa thuận bảo đảm an ninh với từng quốc gia sẽ giúp Ukraine thuận lợi hơn trong tiến trình trở thành thành viên của cộng đồng châu Âu - Đại Tây Dương, trong đó có NATO và Liên minh châu Âu (EU).
Thái tử Mohammed bin Salman và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại cuộc gặp ở Jeddah hôm 19/5.
Trong khi đó, hội nghị hòa bình do Saudi Arabia đăng cai tổ chức là hoạt động tiếp theo sau cuộc họp vào tháng 6 tại Copenhagen (Đan Mạch), nơi quy tụ các đại diện từ các nước trên thế giới - bao gồm khu vực Nam toàn cầu - trong nỗ lực vạch ra một kế hoạch hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine. Danh sách những người tham gia sự kiện này gồm các đại diện của Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Ngoài ra còn có một số đại diện của các quốc gia châu Âu và Mỹ.
Quyết định tổ chức các cuộc đàm phán của Riyadh là rất quan trọng trong thời điểm này, đặc biệt là sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bất ngờ dừng chân tại Jeddah trên đường tới Hội nghị Thượng đỉnh G7 hồi tháng 5. Tại đây, nhà lãnh đạo đã có bài phát biểu trước Liên đoàn Arab và gặp Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Đảm bảo sự hỗ trợ toàn cầu đối với kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine là một thách thức thường xuyên đối với chính quyền Kiev kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước này. Các quan chức Ukraine đã bày tỏ sự ủng hộ và hoan nghênh quyết định đăng cai cuộc họp của Saudi Arabia.
Saudi Arabia cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên như những nhà môi giới hòa bình mới trong xung đột Nga-Ukraine. Cũng như Ankara, Riyadh được đánh giá là một nước môi giới ở một vị thế tốt trong quan hệ các bên khi có mối quan hệ tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng thời cũng là đồng minh lâu năm của phương Tây.
Theo ông Hussein Ibish, một học giả thường trú cấp cao tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh Arab ở Washington, sáng kiến ngoại giao giúp củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm quảng bá hình ảnh của các quốc gia này với tư cách là những người chơi toàn cầu, đối tác khu vực và các chủ thể quan trọng độc lập hơn ngoài các liên minh thể chế truyền thống. Những nỗ lực này cũng vì lợi ích của hai quốc gia. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tìm cách thay đổi hình ảnh và địa vị của vương quốc mình trong mọi lĩnh vực, từ thể thao, du lịch đến ngoại giao. Trong khi đó, việc duy trì vị thế độc lập giúp ích cho mối quan hệ của cả nước này với các cường quốc khác như Trung Quốc cũng như các quốc gia trung lập ở Nam Bán cầu như Ấn Độ và Brazil.
Tuy nhiên, học giả Hussein Ibish đánh giá, mặc dù Saudi Arabia là một trong những bên có thể giúp ngăn chặn xung đột Nga-Ukraine leo thang hơn nữa, "nhưng sẽ cường điệu khi nghĩ rằng họ là bước đệm duy nhất". Trong khi đó, ông Ayham Kamel, học giả các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi tại Eurasia Group, cho biết, hội nghị hòa bình do Saudi Arabia đăng cai tổ chức sắp tới "không có khả năng phản ánh một bước tiến thực sự hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình có khả năng chấm dứt xung đột trong tương lai gần".
Tuy nhiên, hội nghị này sẽ xây dựng một nền tảng thể hiện sự tham gia mang tính xây dựng hơn giữa phương Tây và các nước đang phát triển ở Nam Bán cầu. Vị học giả lưu ý: "Riyadh không ảo tưởng rằng, cuộc họp sẽ dẫn đến một bước đột phá về thực chất và các nước phương Tây không mong đợi những người tham gia Nam Bán cầu sẽ chấp nhận kế hoạch hòa bình Ukraine hiện tại hoặc sẵn sàng mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga". Cho đến nay, cả phương Tây và Nga đều đang cố gắng tránh mâu thuẫn leo thang toàn cầu, nên họ cũng không gây sức ép nặng nề buộc Saudi Arabia hay Thổ Nhĩ Kỳ phải đứng về một phía nào.
Và thế khó của Thổ Nhĩ Kỳ
Nhiệm vụ vận chuyển ngũ cốc mới của Ukraine đồng nghĩa với việc bỏ qua Nga đã đặt thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ vào thế khó. Không muốn đối đầu với Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang "đau đầu" tìm cách thuyết phục Moscow quay trở lại thỏa thuận hành lang ngũ cốc và tránh leo thang hơn nữa ở Biển Đen. Một loạt các biện pháp ngoại giao đã được tiến hành kể từ khi Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, một thỏa thuận do Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vốn cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Biển Đen của nước này qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ trong năm qua.
Tổng thống Volodymyr Zelensky ban đầu gợi ý rằng, Ukraine cùng LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể duy trì hành lang ngũ cốc mà không có Nga. Một đề xuất khác là cho các tàu chở hàng đi qua lãnh hải Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nhận ngũ cốc từ Ukraine. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những con tàu sẵn sàng đi đến các cảng Ukraine và bảo hiểm cho chúng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng do Nga đã đưa ra cảnh báo sẽ coi "tất cả các tàu qua khu vực này (Biển Đen - PV) có khả năng vận chuyển hàng hóa quân sự ở Ukraine".
Với tư cách là bên tiếp nhận chính về đề xuất tuyến đường thay thế và ổn định ở Biển Đen từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể ủng hộ bất kỳ lựa chọn nào nếu không có Nga. Do đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan có lẽ sẽ thử "mọi con đường dẫn đến Điện Kremlin". Ông là nhà lãnh đạo duy nhất của NATO lập luận rằng, hầu hết xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đến châu Âu chứ không phải các nước châu Phi nghèo và việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của chính Nga vẫn bị cản trở. Những luận điệu như vậy đã giúp ông duy trì đối thoại với người đồng cấp Nga.
Thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan được tuân thủ dù còn một số đụng độ Ngày 26/5, Saudi Arabia và Mỹ ra tuyên bố chung cho biết các bên tại Sudan tuân thủ tốt thỏa thuận ngừng bắn, dù có một số cuộc giao tranh rải rác ở khu dân cư tại thủ đô Khartoum và đụng độ ở một số nơi. Cảnh vẳng vẻ tại một tuyến đường ở Khartoum, Sudan ngày 17/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Hiện Mỹ...