Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong tập 26-27: Diệp Đỉnh Chi sắp nhập ma, Đông Quân “bị ép chín”
Sau màn cướp dâu chấn động nhưng “im lìm”, các thiếu niên càng quyết tâm trở thành “thiên hạ đệ nhất”.
Thời gian gần đây, Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong đang là một trong những hắc mã của làng cổ trang Hoa ngữ. Phim nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt bên cạnh các câu chuyện không kém hấp dẫn khác như Đường Triều Quỷ Sự Lục – Tây Hành, Băng Tuyết Dao, Tứ Hải Trọng Minh…
Thế giới giang hồ độc đáo, rạo rực của Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong dotác giả Chu Mộc Nam tạo ra kết hợp với chất lượng kỹ xảo mãn nhãn, diễn xuất duyên dáng đã từng chút một mê hoặc đông đảo khán giả nhất là khán giả trẻ.
Hiện tại, bộ phim đã bước vào bước ngoặt quan trọng dẫn đến những bi kịch trong tương lai của Bách Lý Đông Quân ( Hầu Minh Hạo đóng) và Diệp Đỉnh Chi (Hà Dữ đóng). Bên cạnh những tiếng cười thú vị, bầu không khí của câu chuyện bắt đầu nhuốm màu bi thương không thể tránh khỏi bởi sự an bày của số phận.
Bách Lý Đông Quân do Hầu Minh Hạo thể hiện rất được lòng người hâm mộ – Ảnh: weibo
Mặc dù là đời cha chú của Thiếu Niên Ca Hành, nhưng Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong vẫn có xuất phát điểm là con cháu, không thể vừa sinh ra đã trở thành cao thủ võ công thâm hậu, bất khả chiến bại. Họ chưa đủ sức để chống lại cái bậc t.iền bối, huynh trưởng, cha chú, sư phụ… của mình. Họ vẫn phải chịu thua, chấp nhận hiện thực nghiệt ngã thậm chí có lúc nghi ngờ bản thân, muốn bỏ cuộc.
Ba huynh đệ cùng nhau cướp dâu nhưng thất bại thảm hại – Ảnh: weibo
Kế hoạch cướp dâu vừa qua đã khiến cho không ít mọt phim vỡ òa vì cảm giác bất lực, đau đớn của Diệp Đỉnh Chi khi chỉ còn thiếu một bước nữa thôi đã có thể đưa Dịch Văn Quân (Khương Trinh Vũ) cao chạy xa bay. Bách Lý Đông Quân và Tư Không Trường Phong (Hạ Chi Quang đóng) dù đã có tiến bộ rõ rệt, ghi tên vào bảng Lương Ngọc nhưng vẫn không thể nào vượt qua được Bách Lý Thành Phong (Ngôn Kiệt đóng). Lạc Thiên Dương dù làm sư phụ – tông chủ Ảnh tông Dịch Bốc bị thương nhưng thân thể của anh cũng đã không còn chỗ nào lành lặn, mặc cho người của Tông ảnh lôi đi…
Hai huynh đệ vẫn còn phải cố gắng rất nhiều để nâng cao thực lực, như thế mới có thể thực hiện những điều mình muốn – Ảnh: weibo
Lạc Thiên Dương thất bại thê thảm trước sư phụ Dịch Bốc – Ảnh: weibo
Bước ngoặt trưởng thành của Bách Lý Đông Quân
Bách Lý Đông Quân lần này thật sự đã chứng kiến, trải qua một hiện thực phũ phàng, tiếp tục nhận ra một bài học lớn cho bản thân. Cuộc sống không đơn giản, dễ dàng như cách anh luôn sống và nghĩ. Giang sơn xã tắc và giang hồ võ lâm chưa bao giờ là chỗ để người ta đến dạo chơi, vui thú. Những điều anh cho là lớn lao, ý nghĩa, đúng đắn đều bỗng chốc không đáng một xu so với đại nghĩa, với sự yên bình của thiên hạ.
Ai cũng biết Bách Lý Đông Quân là tiểu bá vương của thành Càn Đông, gia thế bên nội hiển hách thế nào, gia tộc bên ngoại tiếng tăm ra sao. Anh luôn được trưởng bối cưng chiều, muốn gì được nấy, không sợ một ai.
Thế nhưng Bách Lý Đông Quân ngỗ nghịch, phóng khoáng theo một chiều hướng rất tích cực. Anh tự do bay bổng, luôn sống đầy nghĩa khí, giàu tình cảm, đề cao tình thân, tình yêu, tình thầy trò và tình bạn.
Anh sẽ yêu hết mình, một khi xác định sẽ chỉ duy nhất một người một đời. Anh không bỏ mặc Tư Không Trường Phong, càng không để Diệp Đỉnh Chi một mình đối mặt với nguy hiểm. Anh cố tình cho một chút tâm ý vào rượu giúp sư huynh Tiêu Nhược Phong (Bạch Chú đóng) thăng cấp vì đã đưa mình đến thành Thiên Khải, nhận Lý Trường Sinh (Khưu Tâm Chí đóng) làm sư phụ.
Các “chú báo nhi đồng” vẫn chưa là đối thủ của các bậc t.iền bối – Ảnh: weibo
Một Bách Lý Đông Quân từng rất ồn ào, đanh đá trước mặt cha, làm nũng với ông nội nhưng khi bị bắt trở về sau màn cướp dâu bất thành, bị cấm túc, thái độ của Bách Lý Đông Quân đã hoàn toàn thay đổi. Anh yên lặng một cách bất thường, như đã vừa đúc kết cho mình một bài học đắt giá, như đã nhìn ra sự khắc nghiệt và vô tình của cuộc đời.
Theo tiểu thuyết, Bách Lý Đông Quân sau khi bị cha bắt về nhà, cha đã ra lệnh cấm túc anh đến 2 năm. Anh ngoan ngoãn nghe theo nhưng xin phép được ở chỗ của cố sư phụ Cổ Trần thay vì bị cấm túc tại phủ Trấn Tây Hầu. Ngoài ra, sự xuất hiện của Nam Cung Xuân Thủy (Trương Thần Tiêu đóng) trở thành niềm an ủi rất lớn cho chàng trai trẻ Bách Lý Đông Quân vừa trải qua một đả kích lớn.
Lần này không có la lối, không có kháng cự, muốn suy nghĩ, muốn xem lại mình đã sai ở đâu – Ảnh: weibo
Bách Lý Đông Quân ngoan ngoãn chấp nhận chịu phạt, rõ ràng có thể rời đi với sư phụ Nam Cung Xuân Thủy nhưng anh không làm vậy. Đây là một trong những bước ngoặt lớn trên hành trình trưởng thành, vang danh thiên hạ, gánh vác trọng trách của Bách Lý Đông Quân.
Sinh ra là cháu đích tôn của phủ Trấn Tây Hầu, sở hữu võ mạch trời sinh hiếm có, số phận của Đông Quân đã định sẵn ngay từ đầu chẳng thể nào sống cuộc sống yên bình của người thường. Đông Quân dường như đang mượn cơ hội này để nhìn lại, suy nghĩ về mọi chuyện đã qua, để có thể vững vàng hơn với ước mơ, lý tưởng của bản thân, để kiên định với con đường mà bản thân lựa chọn.
Thật ra, Bách Lý Đông Quân rất đỗi may mắn so với những thiếu niên khác, bởi vì anh có được sự yêu thương vô bờ bến, hậu thuẫn kiên cố của gia đình.
Bách Lý Lạc Trần, ông nội của Đông Quân, người mang danh sát thần khiến ai nấy nghe danh đều sợ xanh mặt nhưng lại rất ôn hòa và cưng chiều anh hết mực, không có bất cứ khoảng cách hay uy thế nào trước mặt cháu nội cưng.
Ngoài mặt, thế tử Bách Lý Thành Phong rất nghiêm khắc, không nương tay với con trai nhưng thực chất ông là người cha yêu thương con trai, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con. Đông Quân và Trường Phong nắm sẽ nắm chắc cái c.hết đến 9 phần nếu không có sự xuất hiện của ông.
Mẹ Ôn Lạc Ngọc và cậu Ôn Hủ Tửu càng không cần phải nói đến. Hai người không cho phép bất cứ ai động vào con trai, cháu trai cưng kể cả Thành Phong cũng sẽ được nếm mùi “độc” của vợ nếu dám động vào một sợi tóc của Đông Quân.
Phim khắc họa khía cạnh tình thân sâu sắc, rung cảm dù chỉ trong một vài tình tiết nhỏ – Ảnh: weibo
Tuy con đường sau này của Bách Lý Đông Quân phải trải qua vô số bi thương, mất mát nhưng ít ra anh vẫn may mắn có được một gia đình yêu thương, bất chấp tất cả để che chở cho anh.
So với tiểu thuyết, bản chuyển thể người đóng Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong đã có thay đổi một số tình tiết nhất định để câu chuyện trên màn ảnh trở nên hợp lý và lôi cuốn hơn.
Trong phim, Nam Cung Xuân Thủy dạy Kinh Long Biến cho Tư Không Trường Phong trước khi sự kiện cướp hôn diễn ra. Nhưng trong tiểu thuyết, sư phụ dạy cho đệ tử “tiểu Thương tiên” Kinh Long Biến sau khi anh thất bại thảm hại trước Bách Lý Thành Phong.
Tình tiết Nguyệt Khanh xuất hiện sớm hơn đồng thời tạo nên nhiều điểm đáng mong chờ. Khán giả rất tò mò về tính cách trái ngược, thái độ trở mặt nhanh chóng của nhân vật Nguyệt Khanh giữa trước và sau khi tỷ tỷ Nguyệt Dao thay đổi ý định phục quốc.
Vong Ưu đại sư giúp Diệp Đỉnh Chi diệt trừ tâm ma
Nếu khán giả từng xem Thiếu Niên Ca Hành sẽ biết Vong Ưu đại sư chính là người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ Vô Tâm/Diệp An Thế (Lưu Học Nghĩa đóng), con trai của Diệp Đỉnh Chi và Dịch Văn Quân.
Quả nhiên, Diệp Đỉnh Chi sau cú sốc cướp dâu thất bại đã dần mất đi kiên nhẫn, khiến bản thân khởi dậy tâm ma. Anh vốn đã chọn đi theo con đường tu luyện Ma Tiên Kiếm như sư phụ, một khi nhập ma, hậu quả chắc chắn khôn lường.
Đại sư Vong Ưu, người tinh thông Phật môn lục thông (Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông, Túc mệnh thông và Lậu tận thông). Tin rằng, sự xuất hiện của đại sư Vong Ưu sẽ khiến người hâm mộ lập tức nhớ đến vị “tiểu sư” Vô Tâm, một khi mở miệng liền khiến cho người ta dở khóc dở cười, bạn bè “bĩu môi”, còn kẻ địch sẽ tức đến mức phải cứng họng.
Vong Ưu đại sư được xem là một trong các đại cao thủ, đứng trong top đầu “server” Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong. Ông cũng từng giao đấu với Lý Trường Sinh, thực lực thâm sâu khó đoán. Vong Ưu đại sư đã đạt đến cảnh giới Tiêu Dao Thiên Cảnh, mặc dù chưa đến Thần Du Huyền Cảnh nhưng ông đã là một sự tồn tại siêu phàm trên đời.
Diệp Đỉnh Chi bắt đầu khởi tâm ma – Ảnh: weibo
Tình cờ hay trùng hợp hay đã có sự thỏa thuận từ trước? Vong Ưu đại sư đã gặp Diệp Đỉnh Chi và nhìn ra được tình trạng của anh. Ông thuyết phục anh cùng mình đến Hàn Sơn Tự trong vòng 2 năm để giúp anh có thể củng cố tâm mình, không sợ bị Ma đạo phản phệ. Thời gian 2 năm trùng hợp với khoảng thời gian Đông Quân bị cấm túc.
Ma Tiên Kiếm vốn là Ma đạo, trước kia trong lòng Diệp Đỉnh Chi kiên định, biết rõ mình muốn gì. Song, nay thứ anh muốn lại không đạt được nên trong lòng dao động, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Một khi trong lòng sụp đổ, Ma đạo xâm nhập, kết quả sẽ hoàn toàn nhập ma, chịu hậu quả phản phệ bất cứ lúc nào.
Vốn dĩ cuộc đời của Diệp Đỉnh Chi đã không thuận lợi ngay từ khi Diệp gia nhà tan cửa nát nên sự xuất hiện của Vong Ưu đại sư chẳng qua chỉ làm chậm đi khoảnh khắc anh rơi vào Ma đạo, bị dồn ép vào cảnh vạn kiếp bất phục mà thôi.
Dịch Văn Quân là kiếp nạn của Diệp Đỉnh Chi?
Đối với một bộ phận khán giả, Dịch Văn Quân giống như kiếp nạn cuộc đời của Diệp Đỉnh Chi và bị nghi ngờ rằng liệu cô thật sự yêu Diệp Đỉnh Chi hay yêu chính bản thân mình hơn?
Miệng nói sợ Diệp Đỉnh Chi bị liên lụy nhưng lại mong chờ anh đến đưa mình đi. Lần đầu tiên gặp mặt, chưa biết thân phận của Diệp Đỉnh Chi nhưng vì thấy diện mạo của anh khôi ngô tuấn tú, thấy anh là cơ hội để mình trốn thoát khỏi vương phủ nên cố tình dùng mỹ nhân kế với anh.
Chỉ duy nhất hành động định t.ự v.ẫn nhưng nghe tiếng của Diệp Đỉnh Chi, nghe lời khuyên của Tiêu Nhược Phong mới thấy được sự quan tâm của cô dành cho anh.
Dịch Văn Quân định t.ự v.ẫn nhưng quyết định sống vì Diệp Đỉnh Chi – Ảnh: weibo
Tuy nhiên, việc Dịch Văn Quân có con với Tiêu Nhược Cẩn trở thành một đả kích lớn tiếp theo đối với Diệp Đỉnh Chi mặc dù đây là điều rất khó tránh khi cô đã trở thành Cảnh Ngọc vương phi. Nhưng đây có phải là ngoài ý muốn hay vẫn là tâm kế của Dịch Văn Quân chừa một đường lui cho mình sau này?
Nguyệt Khanh trở mặt với Nguyệt Dao, quyết tâm phục quốc
Thời gian tiếp xúc với những con người tươi sáng, tấm lòng tốt đẹp đã khiến Nguyệt Dao dần hồi tâm chuyển ý, không muốn chiến tranh nổ ra khiến cho dân chúng một lần nữa phải rơi vào cảnh lầm than.
Nguyệt Dao tìm được một nửa của đời mình nhưng vẫn phải gánh lấy bất hạnh – Ảnh: weibo
Trái lại, nỗi ám ảnh về nỗi đau mất nước, mất đi những người thân xung quanh khiến cho Nguyệt Khanh không hiểu và tuyệt đối không đồng tình với quyết định của Nguyệt Dao. Tỷ tỷ không thực hiện được đại nghiệp phục quốc, không muốn đưa cha ra ngoài, Nguyệt Khanh sẽ thay cô làm đến cùng.
Nếu Dịch Văn Quân là kiếp nạn của Diệp Đỉnh Chi, vậy Nguyệt Khanh chính là mấu chốt khiến cho Diệp Đỉnh Chi rơi vào con đường Ma đạo. Quả nhiên không thể nhìn mặt để đoán biết tâm tính của một người. Ban đầu, Nguyệt Khanh trông rất đơn thuần, tính khí rất trẻ con nhưng không ngờ cô lại là một người đầy tâm cơ và sẵn sàng vì đại nghĩa diệt thân.
Mong rằng diễn biến trong Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong càng về sau sẽ càng kịch tính và đặc sắc hơn, vẫn giữ vững phong độ như những tập đầu tiên. Lịch chiếu phim trên nền tảng Youku từ ngày 6/8 đến ngày 9/8 dự kiến đối với tài khoản VIP sẽ chiếu 2 tập vào thứ hai và thứ tư, chiếu 1 tập vào thứ ba, thứ năm và thứ sáu; tài khoản SVIP sẽ được xem phim trước 6 tiếng.
10 tuyệt chiêu của Lý Trường Sinh trong phim Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong
Thế giới võ hiệp kỳ ảo của tác giả Chu Mộc Nam có sức hút cực lớn đối với những ai mang mộng giang hồ.
Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong hiện đang trở thành "viên ngọc sáng" hút mắt trong làng cổ trang võ hiệp Hoa ngữ. Phim là phần t.iền truyện của Thiếu Niên Ca Hành, khán giả càng xem lại càng thêm mê mẩn. Bên cạnh nhân vật chính yếu Bách Lý Đông Quân (Hầu Minh Hạo đóng), Lý Trường Sinh (Khưu Tâm Chí đóng) trở thành cái tên gây chú ý cực khủng bởi nhiều nguyên nhân nhưng đặc biệt hơn cả chính là bởi thực lực đứng đầu thiên hạ không ai sánh bằng.
Khi đến thời điểm tiêu tán hết tu vi trở về với dáng vẻ thiếu niên, Lý Trường Sinh đã quyết định đưa Bách Lý Đông Quân lên đường đến thành Tuyết Nguyệt vì đệ tử cũng là vì chính mình. Hành trình này ly kỳ, đặc sắc như quá trình đ.ánh bại yêu quái leo hạng trong các trò chơi nhập vai nhưng thực tế chính là con đường hiện thực hóa những tâm nguyện của Lý Trường Sinh: Đầu tiên, Lý Trường Sinh trở về với dáng vẻ thiếu niên, tiếp đến phế bỏ Đại Xuân Công mà bao người khao khát để rồi bắt đầu chinh phục trái tim của mỹ nhân trong lòng - Lạc Thủy, thành chủ thành Tuyết Nguyệt.
Theo diễn biến câu chuyện, Lý Trường Sinh dường như có hơn 10 tuyệt chiêu được nhắc đến cụ thể nhưng Bách Lý Đông Quân chỉ học được 3 trong số đó. Vậy 10 tuyệt chiêu này là gì, cùng VOH khám phá ngay sau đây nhé!
hành trình gập ghềnh, nhiều kỹ năng võ công tuyệt thế của Lý Trường Sinh được xuất đầu lộ diện. Sau khi trở thành đệ tử của Lý Trường Sinh, Bách Lý Đông Quân rất mong sư phụ sẽ đích thân chỉ dạy võ nghệ cho mình nhưng quãng thời gian ở thành Thiên Khải dường như anh chưa từng được sư phụ truyền thụ bất cứ gì liên quan đến võ công.
Lý Trường Sinh trở về dáng vẻ thanh xuân, lấy tên Nam Cung Xuân Thủy (Trường Thần Tiêu đóng) - Ảnh: weibo
Mãi cho đến khi rời khỏi thành Thiên Khải, bắt đầu cuộc du ngoạn mở mang tầm mắt tiến đến thành Tuyết Nguyệt, Lý Trường Sinh mới bắt đầu truyền thụ lại cho Đông Quân các tuyệt kỹ võ công tuyệt diệu mà mình đã tôi luyện để trở nên bất khả chiến bại, vang danh thiên hạ.
Theo diễn biến câu chuyện, Lý Trường Sinh dường như có hơn 10 tuyệt chiêu được nhắc đến cụ thể nhưng Bách Lý Đông Quân chỉ học được 3 trong số đó. Vậy 10 tuyệt chiêu này là gì, cùng VOH khám phá ngay sau đây nhé!
Đại Xuân Công "siêu phàm" của Lý Trường Sinh nhưng có một nhược điểm trí mạng
Đại Xuân Công hay chỉ gọi duy nhất một chữ Xuân, là một pháp môn tu luyện cực kỳ hiếm có, cũng chẳng thể nào một mình luyện thành. Hãy thử tưởng tượng Xuân giống như một cây đại thụ ngàn năm, rễ cắm sâu hoắm, lá xanh tươi tốt, tràn trề nhựa sống. Người tu luyện môn công pháp này giống như đang hấp thụ toàn bộ tinh hoa của cây đại thụ ngàn năm khiến cho bản thân trở nên vững mạnh không thể lay chuyển, sức sống vô tận.
Xuân đề cao việc tu luyện cả trong lẫn ngoài, phải rèn da thịt, gân cốt và càng cần phải tu tâm dưỡng tính. Việc tu luyện thành công Xuân tựa như cây đại thụ ngàn năm đứng vững sừng sững trước mọi giông bão là nhờ vào việc cắm sâu rễ xuống đất và hướng lên cao sinh trưởng mạnh mẽ.
Người tu luyện Đại Xuân Công không ngừng rèn luyện thể xác lẫn rèn giũa ý chí của bản thân, để tâm hồn cũng giống như cây đại thụ, càng trải qua những thăng trầm càng trở nên mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, Xuân còn có thể giúp cho con người ta kéo dài t.uổi thọ.
Tương truyền rằng khi luyện đến cực điểm có thể khiến các chức năng cơ thể đạt đến một trạng thái siêu phàm, như thể thực sự có thể sống bằng t.uổi thọ của một cây đại thụ ngàn năm, tận hưởng những năm tháng bình yên vô tận. Muốn tiến xa hơn trên con đường này, phải giống hệt như cây đại thụ, bám rễ thật sâu và không ngừng tiến lên mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp chân chính của việc tu luyện Xuân.
Lý Trường Sinh mạnh đến mức có thể hạ đối thủ chỉ trong chớp mắt, từng đ.ánh bại Vũ Sinh Ma nhưng không ai kịp nhìn thấy đã đ.ánh bại như thế nào - Ảnh: weibo
Đại Xuân Công, môn võ học truyền kỳ này có nguồn gốc từ những quyển sách cổ do các vị tiên nhân để lại. Trong truyền thuyết, thời Thượng Cổ có một cây đại thụ, 8 ngàn năm xuân, 8 ngàn năm thu, tượng trưng cho thời gian vĩnh hằng. Theo lời kể, người luyện công pháp này có khả năng vượt qua sự sống và cái c.hết, trở nên trường sinh bất lão. Song, cái giá phải trả là cứ sau mỗi 30 năm sẽ quay lại thời niên thiếu và bắt đầu lại từ đầu.
Nếu Thái An đế biết được bí mật này, chắc chắn sẽ tìm cách á.m s.át ông vào đúng thời cơ ông trở nên bất lực nhất - Ảnh: weibo
Năm xưa, Lý Trường Sinh là đệ tử của Tiêu Dao Ngự Phong Môn, toàn bộ trên dưới trong môn phái đã đồng tâm hiệp lực, dùng tất cả các dược thạch trân quý để giúp Lý Trường Sinh đạt được tuyệt kỹ thần thông này. Tuy nhiên, thế sự vô thường, Tiêu Dao Ngự Phong Môn không may gặp phải tai ương, trong phút chốc hóa thành tro bụi, kể từ đây Đại Xuân Công xem như hoàn toàn thất truyền, không còn đường nào để tu luyện.
Đại Xuân Công vốn là bí kíp tuyệt kỹ đáng gờm nhất của Lý Trường Sinh, nhưng tại đại hội thử độc ở Đường Môn, Lý Trường Sinh đã chấp nhận chịu đau đớn để phế bỏ khiến biết bao người cảm thấy luyến tiếc vô cùng. Từ đó về sau, bất kể là ai kể cả Bách Lý Đông Quân danh tiếng lẫy lừng trên giang hồ cũng không thể nào tái hiện lại sự huy hoàng của loại công pháp xuất thần này.
Thiên Hạ Đệ Nhị do Lý Trường Sinh sáng tạo
Trong tất cả các lĩnh vực, nếu nói ai có thể đứng đầu danh sách, đương nhiên chính là người xuất sắc nhất. Nhưng người theo sát phía sau, được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhị" cũng là một sự tồn tại cực kỳ phi thường. Họ có thể chỉ kém người dẫn đầu một chút nhưng thực lực và thành tích của họ đủ sức thu hút sự chú ý và kính trọng của mọi người. Tóm lại, được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhị" là sự thừa nhận cao độ về thực lực và địa vị, chỉ đứng thứ hai nhưng vẫn là người giỏi không ai có thể sánh bằng ngoại trừ đệ nhất thiên hạ.
Tiêu Nhược Phong (Bạch Chú đóng) và Bách Lý Đông Quân khi đối đầu với Cơ Nhược Phong - Ảnh: weibo
Lý Trường Sinh đơn thương độc mã đi trên con đường riêng biệt, sáng tạo nên kiếm pháp chấn động võ lâm mang tên Thiên Hạ Đệ Nhị. Tên gọi cũng đặc biệt thú vị khi mặc dù Thiên Hạ Đệ Nhị nhưng chẳng có ai dám tự xưng kiếm pháp của mình lợi hại hơn.
Hơn 180 năm tu hành và cảnh giới xuất quỷ nhập thần, kiếm pháp này khó đến mức ngay cả các cao thủ như Tiêu Nhược Phong, Bách Lý Đông Quân cũng không nắm bắt kịp, cuối cùng thất truyền. Lý Trường Sinh sau này đã cùng Lạc Thủy đến phía Bắc trấn giữ biên giới, không biết sau này có tái xuất giang hồ và thi triển bộ kiếm pháp này hay không.
Thi Kiếm Quyết được Lý Trường Sinh và Thi Kiếm tiên cùng nghĩ ra
"Múa kiếm như thơ, vần thơ chứa kiếm" chính là tinh túy, là bản chất của Thi Kiếm Quyết. Không chỉ những chiêu kiếm thanh nhã như thơ, mà ý kiếm còn chứa đựng ngữ cảnh sâu sắc của thơ. Mỗi một chiêu thức được tung ra là sự thể hiện cảm xúc của nhà thơ và mỗi khi thu hồi chiêu thức đều thể hiện nội tâm của người cầm kiếm.
Trong sự dung hợp giữa kiếm và thơ, người tu luyện không chỉ có thể nâng cao võ nghệ còn có thể lĩnh ngộ được triết lý cuộc đời, đạt đến cảnh giới kiếm và tâm hồn hợp nhất. Thi Kiếm Quyết không chỉ là một môn võ học, hơn cả còn là một loại nghệ thuật trau dồi tư cách đạo đức và nuôi dưỡng cảm xúc tốt đẹp của con người.
Khi Cơ Nhược Phong đuổi theo Lý Trường Sinh, nhất quyết đòi ông nói ra thân phận thật sự của mình, khiến Tiêu Nhược Phong và Bách Lý Đông Quân buộc phải ra tay chống cự nhưng thực lực không thể nào đối đầu trực diện với Cơ Nhược Phong. Vào lúc này, Lý Trường Sinh đã "nhá hàng" một đường kiếm pháp, có phần tương đối giống với Tây Sở Kiếm Ca.
Trước khi mất hết công lực, Lý Trường Sinh đã khiến cho các hậu bối của mình há hốc mồm kinh ngạc - Ảnh: weibo
Ông vừa hô một tiếng con sông lập tức dâng nước lên cao cuồn cuộn, cả một dòng sông như bay lên không trung, đủ khiến người trông thấy phải há hốc mồm kinh hãi. Kiếm pháp này được khẳng định 8 phần là Thi Kiếm Quyết do Lý Trường Sinh và Thi tiên trong lúc uống rượu tán gẫu đã nghĩ ra, quả thật rất lợi hại, người bình thường chẳng thể nào luyện được. Đáng tiếc, kiếm pháp bá đạo, khiếp người như vậy nhưng không được truyền thụ cho Bách Lý Đông Quân.
Chỉ Thủy
Tinh hoa của tuyệt kỹ kiếm pháp Chỉ Thủy nằm ở chữ "tĩnh", nhấn mạnh uy lực của kiếm tựa như nước, tuy tĩnh lặng nhưng sâu không thể dò, một khi phát động như dòng sông vỡ bờ, không thể ngăn cản. Muốn luyện kiếm pháp Chỉ Thủy, tâm phải tĩnh lặng như nước không được để thế giới bên ngoài lay chuyển, kiếm phụ thuộc vào tâm, ý đến kiếm đến. Trong thực chiến, kiếm pháp Chỉ Thủy lấy phòng thủ để tấn công, lấy tĩnh tạo động, đối phương khó lòng nắm bắt được kiếm ý ở đâu, chỉ đến khi bị đ.ánh bại mới hiểu được sự vi diệu trong đó.
Cốt lõi của kiếm pháp Chỉ Thủy chính là tĩnh lặng. Nó mô phỏng đặc tính của nước, ngoài mặt êm đềm nhưng ẩn chứa sức mạnh vô tận bên trong. Để luyện tập kiếm pháp này, ta phải bình tĩnh như nước và không bị làm phiền bởi mọi thứ xung quanh. Thanh kiếm giống như một phần mở rộng của tâm trí và thanh kiếm sẽ đi bất cứ nơi nào ta nghĩ đến. Trong thực chiến, kiếm pháp này tập trung vào phòng thủ hơn là tấn công, đợi khi đối thủ lộ sơ hở, nó sẽ bộc phát như cơn hồng thủy. Đối thủ thường không thể nắm được đường kiếm của ta và phải đến khi thua cuộc mới chợt nhận ra đây chính là sức mạnh của kiếm pháp Chỉ Thủy.
Chỉ có Bách Lý Đông Quân, Cơ Nhược Phong và Tiêu Nhược Phong thấy được cảnh tượng khiếp đảm này - Ảnh: weibo
Kiếm pháp Chỉ Thủy rất độc đáo và được chia thành 4 cảnh giới. Đầu tiên, giống như nhìn chằm chằm thấy núi vẫn là núi, sông nước vẫn là nước, không có trở ngại. Tiếp đến tầng thứ hai, sông núi trong mắt hoàn toàn biến dạng, không còn đơn giản là sông núi, mở ra một quan niệm nghệ thuật sâu sắc. Tầng thứ 3, sông núi lại trở về đúng bản chất vốn có, nhưng tâm trí đã khác biệt, thấy núi vẫn là núi, thấy sông nước vẫn là nước nhưng thấu suốt hơn. Khi đến trên tầng thứ 3, còn ẩn chứa một kiếm thức Thiên đạo, khi đã lĩnh ngộ kiếm này liền có thể bước vào một cảnh giới võ đạo mới bí ẩn và huyền diệu.
Sau này, Lý Trường Sinh đã truyền kiếm pháp Chỉ Thủy cho đồ đệ cưng Lý Hàn Y. Về phần Bách Lý Đông Quân, vốn là võ mạch trời sinh là kỳ tài trong kỳ tài luyện võ nên nếu muốn học một loại võ công nào chỉ cần nhìn qua một lần liền có thể tự mình dần dần lĩnh ngộ và nắm bắt hoàn toàn.
Song Thủ Đao Kiếm Thuật (một tay cầm đao, một tay cầm kiếm)
Song Thủ Đao Kiếm Thuật tuyệt đối là một môn võ nghệ siêu việt. Nó nhấn mạnh vào việc sử dụng cả hai tay cùng lúc, điều khiển đao và kiếm linh hoạt, dung hợp khéo léo sức mạnh và kỹ năng để thể hiện phong thái võ thuật vô song.
Bách Lý Đông Quân trong tay có 2 bảo bối: thanh kiếm Bất Nhiễm Trần có nguồn gốc từ Tiên Cung, nghe thấy tên liền cảm nhận được tiên khí phiêu diêu; còn lại là thanh đao tên Tẩy Diên Hoa, cái tên nói lên sự thuần khiết thoát tục. Bất Nhiễm Trần không nhiễm bụi trần thế gian trong khi Tẩy Diên Hoa lại gột rửa mọi hào nhoáng để bộc lộ dấu ấn thật sự, hai cái tên tựa như chứa đựng câu chuyện.
Kiếm Bất Nhiễm Trần (trong tay) và đao Tẩy Diên Hoa (đeo phía sau, trong phim đổi tên thành Tẫn Diên Hoa) - Ảnh: weibo
Một khi Bách Lý Đông Quân sử dụng kiếm pháp với đao pháp, đó chính là kiếm đao hợp bích, tăng gấp đôi sức mạnh. Các chiêu thức trông có vẻ đơn giản nhưng một khi được phối hợp cùng lúc sẽ tạo nên một cảnh giới khác biệt. Bí kíp tuyệt kỹ này được Lý Trường Sinh truyền lại cho Bách Lý Đông Quân và cũng trở thành tuyệt chiêu chủ ý của anh trong thời kỳ đầu xông pha giang hồ.
Nam Cung Xuân Thủy/Lý Trường Sinh phô diễn Song Thủ Đao Kiếm Thuật tại Đường Môn - Ảnh: weibo
Song Thủ Kiếm Thuật
Kỹ năng này có thể nói là sự dung hợp tinh tế giữa sức mạnh và kỹ năng. Hãy tưởng tượng rằng sáu thanh kiếm dài dường như trở nên sống động trong tay bạn, nhảy múa duyên dáng và giống như sáu con báo di chuyển linh hoạt trên chiến trường. Mỗi nhát c.hém đều chính xác và trí mạng.
Song Thủ Kiếm Thuật không chỉ đòi hỏi người tập phải sở hữu sức mạnh phi thường và khả năng điều khiển hai loại vũ khí hạng nặng này mà còn đòi hỏi tốc độ phản ứng và khả năng phối hợp phi thường. Mỗi một chiêu, mỗi một thức đều cần phải chính xác đến từng milimet mới đảm bảo được trong những trận chiến khốc liệt, ta vừa có thể tự bảo vệ mình, vừa gây sát thương nặng nề cho kẻ địch.
Tuyết Nguyệt Kiếm tiên Lý Hàn Y trong Thiếu Niên Ca Hành - Ảnh: weibo
Đạo kiếm tiên Triệu Ngọc Chân trong Thiếu Niên Ca Hành - Ảnh: weibo
Song Thủ Kiếm Thuật không chỉ là một kỹ năng chiến đấu mà còn là một nghệ thuật và là một thử thách đối với giới hạn thể chất lẫn tinh thần. Nó dạy ta cách giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn và cách phát huy năng lực lớn nhất dưới áp lực. Mỗi lần thực hành là một lần vượt qua giới hạn của bản thân và là một bước tiến tới một cảnh giới cao hơn. Vì vậy, Song Thủ Kiếm Thuật vừa phô diễn kỹ năng vừa là một hình thức rèn luyện tinh thần, không ngừng theo đuổi và đột phá giới hạn của bản thân.
Kiếm thuật và đao pháp rất khác nhau, Lý Trường Sinh là một huyền thoại trong quá khứ, được mệnh danh là Côn Luân Kiếm tiên, tay cầm song kiếm một nóng một lạnh, đó là chuyện của hơn 60 năm về trước. Ông dựa vào Song Thủ Kiếm Thuật đ.ánh bại Ngụy Trường Thụ, đáng tiếc thanh kiếm nóng hổi ấy đã bị gãy nhưng sau này đã được tái sinh.
Vương Nhất Hành đã tìm thấy nó và truyền lại cho sư đệ Triệu Ngọc Chân, thanh kiếm ấy trở thành pháp bảo thúc đẩy quả đào chín cây. Còn thanh kiếm lạnh như băng Thiết Mã Băng Hà sau này được truyền lại cho Lý Hàn Y, Song Thủ Kiếm Thuật mà cô tu luyện được học từ Lý Trường Sinh. Triệu Ngọc Chân vừa ra đi, Lý Hàn Y đau lòng đến mức phát điên rơi vào Ma đạo, cầm lấy hai thanh kiếm này, thề sẽ t.ruy s.át Tô Xương Hà đến cùng.
Linh Hư Bộ và Kim Cang Bất Hoại Thần Thông
Linh Hư Bộ giống như bước đi nhẹ nhàng trên mây, khiến ta nhẹ như chim én và linh hoạt đến mức không thể nắm bắt. Cho dù đang di chuyển trong một không gian nhỏ hẹp hay thay đổi vị trí nhanh chóng trên chiến trường rộng lớn, nó chính là trợ thủ đắc lực của ta.
Còn về Kim Cang Bất Hoại Thần Thông, nghe có vẻ bá khí, ngang ngược, như thể với nó, ta có thể trở thành một bức tường đồng sắt đao thương bất nhập. Sức mạnh thần thông này làm cho khả năng phòng thủ tăng cao vô đối, cho dù đối mặt với sức tấn công mãnh liệt đến mức nào đều có thể đứng vững như núi, không bị tổn thương.
Thử tưởng tượng kẻ thù đã cố gắng hết sức nhưng chỉ có thể để lại vài vết xước nhẹ trên cơ thể, nhưng ta vẫn đứng vững, cảnh tượng ấy thật chấn động. Vì vậy, Linh Hư Bộ và Kim Cang Bất Hoại Thần Công là sự kết hợp tuyệt vời bổ sung cho nhau. Một khiến ta trở nên linh hoạt và khó đoán; một còn lại khiến ta trở nên bất khả chiến bại và bất khả xâm phạm. Sự kết hợp của cả hai đơn giản là một cảnh giới võ thuật hoàn hảo, vừa tấn công vừa phòng thủ.
Vạn Thụ Phi Hoa bó tay trước Kim Cang Bất Hoại Thần Thông - Ảnh: weibo
Trong đại hội thử độc tại Đường Môn, Lý Trường Sinh đã thi triển hai kỹ năng siêu phàm này để các hậu bối cùng mở mang tầm mắt. Lý Trường Sinh cố tình để Đường Linh Hoàng và Ôn Hủ Tửu dùng ám khí và độc để tác động vào cơ thể. Nhưng có Kim Cang Bất Hoại hộ thể, Vạn Thụ Phi Hoa hay Bạo Vũ Lê Hoa Châm không đủ sức để đối kháng trực diện với ông. Tuy nhiên, ông cố tình thu lại nội lực, để độc và ám khí xâm nhập cơ thể, để lão thái gia Đường Môn đích thân ra tay giúp ông phế bỏ Đại Xuân Công. Sau sự kiện này, Lý Trường Sinh không còn thể dùng đến hai chiêu thức này nữa.
Tú Kiếm Thập Cửu Thức và Ngũ Hổ Đoạn Sơn Đao
Hai chiêu thức cuối cùng là Tú Kiếm Thập Cửu Thức và Ngũ Hổ Đoạn sơn Đao. Đối với Tú Kiếm Thập Cửu Thức, cái tên nghe có vẻ mềm mại, dịu dàng như một cô gái thêu thùa trong khuê các nhưng thực tế kiếm pháp sắc bén vô đối, một chiêu một thức đều rất tàn nhẫn tổng cộng có 19 chiêu thức, mỗi chiêu đều trí mạng.
Ngũ Hổ Đoạn Sơn Đao, nghe tên liền nghĩ ngay đến cảnh tượng 5 con hổ oai vệ xuống núi, một đao xuất ra khí thế rung trời, có thể xé núi cắt đá, uy lực kinh người. Hai môn võ công này, một là kiếm pháp nhẹ nhàng linh hoạt, một là kiếm pháp ngang tàng bá đạo, mỗi loại đều có điểm tuyệt diệu riêng.
Bách Lý Đông Quân ban đầu không hứng thú với hai môn võ công "rẻ tiền" này - Ảnh: weibo
Thật ra, 10 chiêu thức của Tú Kiếm cũng như Ngũ Hổ Đoạn sơn Đao nghe có vẻ rất bình thường không có gì ấn tượng nhưng võ công ẩn chứa bên trong lại rất sâu sắc. Trước khi bái sư với Lý Trường Sinh, Bách Lý Đông Quân đã lĩnh hội Tây Sở Kiếm Ca nhưng Lý Trường Sinh lại yêu cầu anh bắt đầu với hai môn võ học cơ bản này với mục đích muốn anh củng cố nền tảng của mình thật vững chắc.
Ban đầu, Bách Lý Đông Quân dè bỉu, cảm thấy hai loại công phu này rất tầm thường còn được bán đầy ngoài phố với giá chỉ có 3 văn t.iền cho 1 quyển. Tuy nhiên, Bách Lý Đông Quân đã dần nhận ra điều kỳ diệu khi tiếp xúc và bắt đầu luyện tập một cách nghiêm túc. Hóa ra những kỹ năng tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng bản chất chân thực và trực tiếp nhất của tinh túy võ thuật.
Bách Lý Đông Quân học được 3 trong số 10 đại thần công của Lý Trường Sinh
Ngoài 10 tuyệt kỹ kể trên, tất nhiên Lý Trường Sinh vẫn còn ẩn giấu rất nhiều môn võ công khác. Bởi lẽ ông đã sống trên đời hơn 180 năm với nhiều thân phận khác nhau, nói không chừng Vô Cực Côn Pháp cũng là do ông tự mình ngẫm nghĩ ra. Ông còn rất nhiều võ công chưa bao giờ dùng đến, người ngoài đương nhiên không thể nào biết được.
Bách Lý Đông Quân về sau trở thành Tử tiên, cầm kiếm là Kiếm tiên, cầm đao là Đao tiên, vang danh thiên hạ - Ảnh: weibo
Trong Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong, sau khi trở thành đệ tử của Lý Trường Sinh, Bách Lý Đông Quân đã dần nắm vững được Song Thủ Kiếm Đao Pháp phối hợp cùng sự lĩnh ngộ hoàn toàn của Tú Kiếm Thập Cửu Thức và Ngũ Hổ Đoạn sơn Đao, anh có thể vừa múa kiếm vừa vung đao cùng một lúc. Hai loại chiêu thức thay đổi liên tục liền mạch, kết hợp đầy mạnh mẽ, uy lực tăng gấp bội. Những chiêu thức tưởng chừng đơn giản ấy khi ở trong tay Bách Lý Đông Quân lại trở nên tối thượng, bay lượn tung hoàng trong không trung. Sau này, anh có thể tùy ý cầm kiếm biến thành Kiếm tiên, cầm đao biến thành Đao tiên, tất cả đều nhờ vào quá trình anh đã luyện tập những kỹ năng đao kiếm thâm sâu khó lường.
Vậy nên cho dù thực tế Bách Lý Đông Quân chỉ thật sự học được 3 tuyệt chiêu trong vô số tuyệt chiêu của Lý Trường Sinh cũng đã thừa sức để vang danh thiên hạ, chấn động bốn phương tám hướng. Anh vốn là con cưng của trời có võ mạch trời sinh, khả năng lĩnh ngộ siêu cao. Chỉ cần bản thân Bách Lý Đông Quân muốn, ngoại trừ Đại Xuân Công và Thiên Hạ Đệ Nhị, anh đều có thể nắm bắt và thậm chí chỉ qua một lần nhìn cũng đủ để bản thân anh có thể lĩnh ngộ 8 đến 9 phần.
Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong tập 20-21: Thầy trò Bách Lý Đông Quân "đại náo" Đường Môn Sư phụ của Bách Lý Đông Quân quyết định từ bỏ Đại Xuân Công vì yêu, Diệp Đỉnh Chi "mồ côi" sư phụ. Hiện tại, Thiếu Niên Bạch Mã Túy Xuân Phong đã đi được nửa chặng đường và tình tiết đang ngày càng hấp dẫn hơn. Phim liên tục mang đến những bữa tiệc phô diễn võ công thịnh soạn thông qua...