Thiệt hại nghìn tỷ do mưa lớn: Ngành than là nạn nhân hay thủ phạm?
Trận mưa lũ vừa qua tại Quảng Ninh, TKV đã gặp nhiều thiệt hại về tài sản và vật chất, ước tính lên tới 1.200 tỷ đồng. ThS. Đỗ Thanh Bái, Hội hoá học Việt Nam cho rằng, để xảy ra hậu quả như vừa rồi, ngành than “vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm”
Ước tính, ngành than thiệt hại 1.200 tỷ đồng trong trận mưa lũ vừa qua tại Quảng Ninh.
Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong trận mưa lũ vừa qua tại Quảng Ninh, TKV đã gặp nhiều thiệt hại về tài sản và vật chất, ước tính lên tới 1.200 tỷ đồng. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều đơn vị ngành than phải ngừng sản xuất, một số mỏ than ngập nặng, các tầng khai thác bị sạt lở… thiệt hại nặng nề.
Nhìn nhận về những thiệt hại của ngành than, tại buổi toạ đàm về vấn đề “Ứng phó thảm hoạ môi trường từ khai thác than”, ThS. Đỗ Thanh Bái, Hội hoá học Việt Nam cho rằng, để xảy ra hậu quả như vừa rồi, ngành than “vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm”.
“Những năm vừa qua, TKV đã tăng mức đầu tư nhất định trong việc thực hiện các giải pháp công nghệ nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác than. Tuy nhiên, mức độ đầu tư cũng như các biện pháp thực hiện chưa tương xứng với quy mô, tốc độ khai thác”, ông Bái nói.
Theo ông Bái, thống kê thiệt hại có thể thấy, có nhiều lỗi là do rủi ro của thiên nhiên nhưng nếu có sự đầu tư tốt ngay từ đầu sẽ hạn chế được.
“Ví dụ sự cố sụt ngôi nhà 8 người ở Mông Dương, hôm tôi đến, bãi thải này rất nguy hiểm nhưng nếu chủ đầu tư và chính quyền gia cố bãi thải đúng đủ quy trình, khả năng hậu quả sẽ thấp đi. Với những ngôi nhà được xây dựng trên thành phố Hòn Gai, nếu có sự đánh giá rủi ro với tầm nhìn xa hơn và dám nhìn thẳng sự thật khả năng thiệt hại sẽ thấp đi. Thảm hoạ do trời nhưng lý ra chúng ta có thể giảm nhẹ được”, ông nhấn mạnh.
Trước đề xuất xin ưu đãi về thuế, phí của TKV, ông Bái cho rằng, không nên chấp nhận ưu đãi về thuế phí cho TKV bởi ngành cần phải chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí là “âm” để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, không nên nhìn ngành than như tội phạm bởi trong 15-20 năm qua, TKV đã có nhiều đóng góp cho công cuộc bảo vệ môi trường và đóng góp cải thiện hạ tầng, công nghệ cho tỉnh Quảng Ninh.
Còn theo TS Đào Trọng Hưng, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho rằng, chuyện có ưu đãi hay không cho ngành than chưa bàn tới mà quan trọng hơn là tính minh bạch của ngành. Trong chuỗi giá trị của ngành than rất khó có thể lượng hoá được trong khi những ưu đãi cho ngành này đi kèm với cả “lợi ích nhóm”, “quyền lực đen”.
“Câu chuyện theo tôi là chưa minh bạch. Về sản lượng, ai đánh giá? Thuế cũng phải dựa trên sản lượng, sản lượng chưa đủ minh bạch thì chưa thể minh bạch được thuế, phí. Tương như như bauxite, vì không minh bạch nên chẳng có gì là ưu đãi hay không ưu đãi cả”, ông Hưng nói.
Để giảm nhẹ thiệt hại, các chuyên gia cũng cho rằng, cần phải xem lại công tác quy hoạch, từ quy hoạch đô thị, dân cư và khai thác. Tiếp đó, là phải nhận diện nguy cơ rồi có các kịch bản ứng phó phù hợp. Công tác phục hồi môi trường cũng cần phải thực hiện tốt chứ không thể chỉ làm kiểu đối phó như trước đây.
Phương Dung
Video đang HOT
Theo Dantri
Nhiều vựa than tan hoang sau mưa lũ ở Quảng Ninh
Moong than, hầm lò bị ngập sâu trong nước, khai trường tan hoang khi hệ thống đường bị mưa lũ làm xói lở là khung cảnh thương tâm ở vựa than Quảng Ninh.
Hành lang nhà điều hành sản xuất Công ty cổ phần than Mông Dương vẫn ngập sâu hàng mét bùn đất - Ảnh: Phan Hậu
Gần một tuần sau trận mưa lũ kinh hoàng, các mỏ than ở khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đang được gấp rút khắc phục sự cố. Nhưng do thiệt hại quá nặng, dự báo phải mất hàng tháng xử lý, nhiều doanh nghiệp mới có thể hoạt động bình thường trở lại.
Có mặt tại moong than Công ty cổ phần than Cọc Sáu, phóng viên Thanh Niên Online đã chứng kiến khai trường tan hoang khi toàn hộ thống đường xuống moong bị mưa lũ làm biến dạng, xói lở đứt gãy.
Thống kê sơ bộ, doanh nghiệp đã thiệt hại tới hàng trăm tỉ đồng. Toàn bộ khu vực moong than hiện vẫn bị chôn vùi, ngập sâu trong khoảng 4,5 triệu mét khối nước.
Phó trưởng Phòng kỹ thuật khai thác, anh Nguyễn Văn Linh cho biết, mưa lũ khiến toàn bộ hệ thống phà bơm thoát nước bị hỏng hóc. Dự kiến phải mất gần một tuần để sửa chữa. Nhưng để đưa toàn bộ khai trường trở lại khai thác bình thường thì cần tới cả tháng để bơm hút nước, sửa lại đường. Sự cố mưa lũ khiến hàng nghìn công nhân sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm, không có thu nhập.
Còn tại Công ty cổ phần than Mông Dương, bùn đất vẫn ngập ngụa khắp các khu nhà điều hành, sản xuất. Theo thống kê, sự cố tràn bãi thải khiến nhiều khu vực này bị vùi sâu trong bùn với độ sâu từ 0,9 - 1,6 mét.
Hiện tại, trời đã ngớt mưa. Công nhân hối hả nạo vét bùn đất ra khỏi văn phòng làm việc. Tuy nhiên, lượng bùn đất ước tính hàng nghìn tấn khiến công tác khắc phục còn kéo dài.
Còn tại các giếng lò khai thác than, công nhân đang phải chạy đua với thời gian bơm nước giải cứu các đường hầm đang đầy nước. Theo thống kê sơ bộ của Công ty cổ phần than Mông Dương, bên trong các đường hầm đang có hàng chục tấn máy móc, dây chuyền thiết bị. Ước tính thiệt hại của riêng doanh nghiệp này đã lên tới 670 tỉ đồng. Hiện tại, mỗi ngày vẫn có hàng nghìn công nhân chia ca làm việc cật lực để khắc phục sự cố do mưa lũ.
Đường vào moong khai thác của Công ty cổ phần than Cọc Sáu bị mưa lũ phá hủy - Ảnh: Phan Hạu
Phà bơm bị nước lũ, sạt lở đất dồn về một góc, hiện chưa thể vận hành - Ảnh: Phan Hậu
Khu vực moong khai thác bị chôn vùi dưới 4,5 triệu m3 nước - Ảnh: Phan Hậu
Nhà điều hành xản suất tại Công ty cổ phần than Mông Dương bị bùn vùi lấp đến cửa sổ tầng 1 - Ảnh: Phan Hậu
Các con đường nội bộ đi xuống các giếng, lò than ngập ngụa trong bùn đất - Ảnh: Phan Hậu
Ở những chỗ ngập sâu, công nhân phải bắc thang để đi lại - Ảnh: Phan Hậu
Phòng giặt đồ, khu làm việc của cán bộ, công nhân bị vùi lấp trong bùn đất. Bùn đông cứng lại, công nhân phải xúc từng xẻng chuyển ra ngoài - Ảnh: Phan Hậu
Công nhân dùng ván gỗ gạt bùn ra khỏi các khu nhà làm việc - Ảnh: Phan Hậu
Đường ống bơm nước liên tục được chuyển xuống các giếng khai thác để cứu hầm lò đang ngập sâu - Ảnh: Phan Hậu
Công nhân hối hả vác gỗ gia cố các đoạn hầm xung yếu, chống sạt lở - Ảnh: Phan Hậu
Ở các cửa giếng, công nhân đúc cát thành bao tải, chất lên xe goòng chuyển vào đường hầm để đắp đập ngăn nước - Ảnh: Phan Hậu
Phan Hậu
Theo Thanhnien
Mưa lớn tại Quảng Ninh: Ngành than mất 3-5 tháng mới ổn định trở lại Trước mùa mưa, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có dự trữ hơn 10 triệu tấn than sạch để phục vụ sản xuất, nhưng do mưa lũ nên sản xuất có thể gián đoạn khoảng 1 tuần nữa. Trận mưa lũ lịch sử kéo dài từ ngày 25/7 đên 31/7 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khiến ngành than...