Thiên tài Trung Quốc giải thành công bài toán khiến 6 tiến sĩ chật vật suốt 4 tháng
Một thiên tài toán học có biệt danh là God Wei đã thể hiện tài năng phi thường của mình khi giải thành công một bài toán vô cùng phức tạp chỉ trong 1 đêm.
Wei Dongyi, trợ lý giáo sư toán học ở Bắc Kinh. Ảnh: SCMP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trước đó, 6 tiến sĩ toán học ở Trung Quốc đã phải vật lộn tìm lời giải cho một mô hình toán học trong suốt 4 tháng. Khi không thể giải được bài toán, họ đã quyết định mời Wei Dongyi, trợ lý giáo sư Toán học 30 tuổi tại Đại học Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, để nhờ giúp đỡ. Thật ngạc nhiên, Wei đã giải xong bài toán hóc búa này chỉ trong 1 đêm.
Nhóm tiến sĩ đã điều chỉnh phương pháp của họ theo các phương trình do Wei gửi đến. Tỷ lệ thành công của mô hình đạt hơn 96%. Quá vui mừng, họ đã đề nghị trả tiền cho Wei để thể hiện sự cảm kích, nhưng anh đã từ chối lời đề nghị này. Wei nói rằng “không cần thiết phải trả tiền cho tôi vì một vấn đề dễ dàng như vậy”.
Sau khi trò chuyện, Wei cuối cùng cũng cũng cho phép các tiến sĩ nạp tiền vào thẻ thanh toán di chuyển của anh như một hành động cảm ơn.
Theo nền tảng tin tức Jiupai News của Trung Quốc, trước sự tò mò của mọi người ,ông Chen Dayue – Trưởng khoa Toán học thuộc Đại học Bắc Kinh – cho biết việc Wei giải được bài toán khó không khiên ông ngạc nhiên. Ông chia sẻ răng Wei rất thông minh, có thể giải được câu đố mà người khác không thể làm được và đặc biệt, anh vô cùng tập trung vào các vấn đề toán học .
Với khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, kỹ năng giải toán của Wei thậm chí còn được gọi là “phương pháp Wei”. Wei khá nổi tiếng ở Trung Quốc vì những thành tích mà anh đã đạt được trong lĩnh vực toán học cùng lối sống vô cùng giản dị của mình.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2021, Wei đã thu hút sự chú ý của công chúng. Anh còn bị nhầm là sinh viên với mái tóc bù xù, vụng về khi trả lời truyền thông. Được yêu cầu nói điều gì đó để khích lệ những học sinh sắp thi đại học, Wei nói: “Cố lên. Chào mừng đến với Đại học Bắc Kinh. Tôi không biết phải nói gì nữa”.
Anh Wei xuất hiện giản dị trong cuộc phỏng vấn. Ảnh: Weibo
Lúc đó, tay anh cầm chai nước và một túi ni lông đựng bánh bao. Bình nước Wei mang có vẻ cũ, khiến nhiều người kêu gọi mua bình nước mới cho anh. Tuy nhiên, anh cho biết: “Một người bạn đã gửi cho tôi chai nước này, và một số người không quen biết biết ở ngoài thị trấn cũng gửi bình nước. Nhưng tôi băn khoăn nhận quà như thế này liệu có ảnh hưởng đến đạo đức nghề giáo của tôi hay không”.
Wei đã giành được 2 huy chương vàng liên tiếp tại Olympic Toán học Quốc tế khi còn là học sinh. Anh cũng được tuyển thẳng vào Đại học Bắc Kinh mà không cần tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học “gaokao” – kỳ thi có một không 2 ở Trung Quốc đại lục, nhờ tài năng toán học đặc biệt của mình.
Theo Jiupai News, Wei đã từ chối lời mời học Tiến sĩ của Đại học Harvard, mặc dù ngôi trường này đã hứa sẽ miễn kiểm tra năng lực tiếng Anh và giới thiệu cho anh một phiên dịch viên. Wei giải thích: “Quá trình nộp đơn rất phức tạp và tiếng Anh của tôi không tốt lắm”.
Ngôi mộ kỳ lạ nhất thời Hán: Không hài cốt, không châu báu, thứ bên trong khiến học giả thốt lên: 'Vàng bạc làm sao sánh nổi!'
Sau hàng nghìn năm thất lạc, chúng lại trở về!
Vào những năm 1980, một ngôi mộ tại Hồ Bắc đã phanh phui câu chuyện bị chôn vùi, lật tẩy nhận thức lịch sử của thế giới khiến các nhà khảo cổ phương Tây liên tục cho rằng điều đó là không thể.
Từ năm 1983, các nhà khảo cổ đã tìm ra ngôi mộ của người Hán ở núi Trương Gia, Giang Lăng, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngôi mộ này khá đặc biệt vì không có dấu vết của xác chết hay vàng ngọc và các di vật văn hóa khác, bên trong toàn là những tấm nan tre của người Hán.
Sau một thời gian phục chế, những chiếc nan tre này đã được xử lý và sắp xếp thành sách. Sau nửa năm giải mã, các chuyên gia về ký tự cổ đã nhận ra chúng chính là hai cuốn sách kỳ lạ đã thất lạc hàng nghìn năm. Hơn nữa, giá trị của hai cuốn sách này cũng không kém gì Kim Lũ Ngọc Y hay bộ quần áo lụa của Tân Truy phu nhân. Vàng bạc làm sao sánh nổi!
Một cuốn được gọi là "Dẫn Thư" và cuốn còn lại là "Toán Sổ Kinh". Hai cuốn sách này không liên quan gì đến kinh điển của Nho giáo, chúng là hai công trình khoa học thời Tây Hán về y học và toán học.
Tại sao hai công trình khoa học này lại khiến giới học giả hải ngoại ngạc nhiên đến vậy?
Cuốn "Dẫn Thư" giải thích cặn kẽ các phương pháp hướng dẫn từng tư thế và cách điều trị bệnh, đồng thời phân tích nguyên nhân gây bệnh cho con người, ngoài ra còn mô tả phương pháp tập luyện với dụng cụ. vẫn hữu ích cho xã hội ngày nay.
"Dẫn Thư" có tổng cộng có 112 phiếu tre, 3235 ký tự, xét từ nội dung, ghi chép của các tài liệu lưu truyền và các ngôi mộ khai quật được, cuốn sách được viết vào thời Chiến Quốc.
Nội dung của nó có thể được chia thành ba phần. Đầu tiên là giải thích về việc giữ gìn sức khỏe bốn mùa. Thứ hai là giải thích về lý thuyết bảo toàn sức khỏe. Thứ ba là ghi lại kỹ thuật hướng dẫn và phương pháp sử dụng để chữa bệnh.
Hình minh họa. (Ảnh: Kknews).
Ngoài ra, cuốn sách còn ghi chép về kỹ thuật như phẫu thuật trật khớp hàm dưới và hô móm. Điều này cho thấy sự khởi đầu của y học loài người.
Trong đó, cuốn sách đặc biệt nhất khiến các chuyên gia quan tâm là "Toán Sổ Kinh". Cuốn sách chuyên khảo về số học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là "Cửu chương toán thuật", đây là thành tựu của toán học của Trung Quốc cổ đại trong bộ "Thập tự thư" và được cho là đi trước Châu Âu hàng thế kỷ.
Tuy nhiên, "Toán Sổ Kinh" được tìm thấy trên ở Hồ Bắc có sớm hơn "Cửu chương toán thuật" khoảng 200 năm.
Theo quan điểm của các nhà khảo cổ học, "Toán Sổ Kinh" có các kiến thức toán học, như: cộng, trừ, nhân, chia, tính đường kính,... Vì lý do này, ông Lý Học Cần, giáo sư Lịch sử tại Đại học Thanh Hoa khẳng định đây là "một khám phá lớn trong lịch sử toán học Trung Quốc"!
Các học giả phương Tây vẫn còn nhiều tranh cãi về lịch sử ra đời những cuốn sách này thậm chí gọi là bất khả thi. Mặc dù toán học và y học Trung Quốc tiếp tục phát triển sau thời Tây Hán, nhưng lại chậm hơn nhiều so với thời Xuân Thu, Chiến Quốc.
Tại sao vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các nền văn minh đều có bước phát triển "đi tắt đón đầu" nhưng sau đó lại bước vào thời kỳ chậm chạp, đây thực sự là một hiện tượng lịch sử chưa thể lý giải.
Con suối nghe tiếng người liền phun ra nước và chỉ xảy ra vào đúng một mùa trong năm, có chuyện diệu kỳ gì vậy? Con suối này bắt đầu nổi tiếng và trở thành điểm tham quan kì thú gây sốt trên mạng xã hội. Nhiều người từ thành phố lớn đổ xô về đây để chứng kiến sự kì lạ của suối "gọi" nghe lời con người. Con suối "gọi" là một mạch nước suối ở thôn Bảng Hạ, huyện tự trị người Dao vùng Phúc...