Thiên tai làm 147 người chế.t, mất tích và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Tính chung 8 tháng năm 2024, thiên tai làm 147 người chế.t và mất tích, 104 người bị thương; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 3.374,6 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần cùng kỳ năm 2023.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 6/9, thiệt hại do thiên tai trong tháng 8/2024 chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt làm 56 người chế.t và mất tích, 37 người bị thương; 4 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hư hỏng; 230,9 nghìn con gia súc và gia cầm bị chế.t; 25,3 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng là 1.168 tỷ đồng.
Tính chung 8 tháng năm 2024, thiên tai làm 147 người chế.t và mất tích, 104 người bị thương; 32,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; 259,3 nghìn con gia súc, gia cầm bị chế.t; 30,8 nghìn ha hoa màu và 84,5 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 3.374,6 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần cùng kỳ năm 2023.
Ngay từ đầu tháng 9, miền Bắc tiếp tục phải ứng phó với cơn bão số 3 Yagi được dự báo có thể mạnh lên thành siêu bão. Theo bản tin phát hồi 14 giờ ngày 6/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Chiều ngày 6/9, mưa to, gió lớn tại Hà Nội khiến nhiều cây cối gãy đổ.
Video đang HOT
Hồi 13 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184 – 201km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 – 20km/giờ.
Dự báo khoảng 13 giờ ngày 7/9, bão Yagi sẽ đi vào vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định gây mưa lớn diện rộng, có nơi trên 500mm; sóng biển cao từ 10-12m, biển động dữ dội.
Trước đó, để chủ động ứng phó và giảm thiệt hại tối đa do cơn bão số 3 Yagi gây ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9, chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Rà soát, đảm bảo an toàn nhà ở và công trình xây dựng trước ảnh hưởng bão số 3
Bộ Xây dựng vừa ban hành công điện về việc ứng phó khẩn cấp bảo số 3 năm 2024; trong đó, tập trung chỉ đạo các nội dung về phòng, chống thiên tai bảo đảm an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão.
Từ đó nhằm chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiếu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Ông Trần Đức Thắng- Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên (thứ 3 bìa trái vào) kiểm tra an toàn phòng chống bão số 3 tại các công trình xây dựng. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Nội dung công điện nêu rõ: Các đơn vị khẩn trương rà soát các giải pháp ứng phó với thiên tai tại những khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tại như nước biển dâng, sóng lớn, sạt lở đất, khu vực có nguy cơ ngập sâu; cảnh báo và chủ động di dời nhân dẫn đến nơi an toàn ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng bởi bão mạnh, các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa.
Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật, khẩn trương rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng khi mưa, lũ; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; thực hiện cắt tỉa cây xanh đô thị: đảm bảo an toàn cung cấp điện và nước sạch cho các vùng bị ngập lụt.
Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng, yêu cầu người dân, chủ quản lý, chủ sử dụng thực hiện gia cổ, giằng chống đảm bảo an toàn; các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, trần thạch cao, cửa kính, công trình gắn panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường.
Đối với công trình đang thi công xây dựng, kiểm tra việc thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao.
Đối với kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong các công trình viễn thông, truyền hình, truyền tải điện, hệ thống kiểm soát lưu thông trên sông biển, yêu cầu các chủ đầu tư, chủ quản lý, chủ sử dụng kiểm tra và tháo dỡ các thiết bị, bộ phận treo trên cao không đảm bảo an toàn và có kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng đến nơi an toàn khi cần thiết.
Đối với các công trình hồ đậ.p, rà soát, kiểm tra quy trình vận hành hồ đậ.p nhằm đảm bảo an toàn cho lưu vực hạ du.
Về phía người dân, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ở địa phương theo 4 tài liệu hướng dẫn đã được dăng tải trên trang Thông tin điện tử của bộ; trong đó, có hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ; hướng dẫn phân loại nhà an toàn; khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình; quy trình kiểm định các công trình an ten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh truyền hình.
Cũng tại công điện này, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức, bố trí nhân lực, phương tiện, dụng cụ phối hợp với địa phương chịu ảnh hưởng bởi bão số 3 thực hiện các biện pháp, phương án ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tại khi có yêu cầu hoặc đề nghị của địa phương.
Người dân nên ở nhà từ sáng thứ 7 để tránh siêu bão Yagi Theo ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), từ sáng thứ 7 người dân nên ở nhà vì dự báo bán kính hoàn lưu của bão Yagi rất rộng. Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ban, ngành và trực tuyến với 28 tỉnh,...