Thích ăn gỏi sống, cụ ông U80 biến cơ thể mình thành “ổ” sán dây
Các bác sĩ đã bất ngờ phát hiện trong cơ thể một bệnh nhân cao tuổi chi chít trứng sán dây lợn, khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng trí nhớ và đi lại khó khăn.
Người cụ ông người Đài Loan (Trung Quốc) 74 tuổi đã đi khám sau khi mất một thời gian không thể đi đứng bình thường kèm theo biểu hiện mất trí nhớ.
Ông được chuyển đến khoa cấp cứu của một bệnh viện gần nhà khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm nhưng các bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu đáng ngờ: phía mặt trái của ông ta co rút, giọng nói không rõ, người rất yếu.
Hình ảnh phim chụp cho thấy chi chít trứng sán trong cơ thể người đàn ông 74 tuổi ở Đài Loan. Ảnh: The Sun
Bệnh nhân được đưa đi kiểm tra toàn thân. Kết quả phim chụp CT, MRI và X-quang khiến các bác sĩ kinh hoàng khi phát hiện những ổ trứng sán dây nhỏ chi chít khắp cơ thể bệnh nhân: trong não, cột sống, vùng chậu, cổ, ngực, chân tay… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến não bệnh nhân bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mất trí nhớ và không thể đi lại.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sán dây lợn (neurocysticerosis), kết quả của việc ăn thịt lợn bị nhiễm bệnh. Rất may, sau một khoảng thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục, nhận thức dần tốt lên.
Người đàn ông này có thói quen hay ăn thịt lợn và thịt bò chưa được nấu chín kĩ từ nhiều năm nay và cho hay trước đó không có dấu hiệu bệnh tật gì. Chỉ khi sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gia đình đưa đi viện khám, ông ta mới biết hậu quả mình phải chịu là gì.
Tháng trước, một chàng trai 18 tuổi người Ấn Độ đã tử vong sau thời gian bất tỉnh do bị nhiễm u nang sán dây trong não. Được biết trước đó 1 tuần, thanh niên này bị co giật dữ dội và đau ở vùng háng nên đã đi khám bác sĩ.
Video đang HOT
Kết quả chụp quét cho thấy có rất nhiều u nang sán kí sinh trong lớp vỏ não của bệnh nhân. Có điều khi được phát hiện thì tình trạng đã nghiêm trọng, bệnh nhân tủ vong rất nhanh sau đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho bệnh nhiễm sán dây là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó chuyên tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên việc phòng tránh bệnh này lại vô cùng đơn giản, chỉ cần giữ thói quen ăn chín uống sôi, không ăn thịt lợn bị nhiễm bệnh là được.
Minh Minh
Theo Thesun
Nhiễm sán dây lợn: Đừng quá lo lắng, nhưng phải chủ động phòng bệnh
Nhiễm sán dây lợn là một bệnh gặp chủ yếu ở các nước đang phát triển như ở châu Mỹ la tinh, châu Á (trong đó có nước ta) do điều kiện vệ sinh kém, thói quen ăn thịt lợn chưa nấu chín, trong khi bệnh lây theo đường ăn uống.
Cách phòng bệnh sán lợn.
Sán dây lợn gây bệnh lợn gạo ở lợn, con người ăn phải trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán dây lợn sẽ mắc bệnh và có thể gây một số biến chứng.
Nhiễm sán dây lợn có nguy hiểm không?
Khi người mắc bệnh sán lợn, trứng sán lợn ở trong các đốt sán già, rụng ra khỏi cơ thể sán rồi ra ngoài theo phân làm ô nhiễm thực phẩm, rau, quả, nước. Khi người hoặc lợn ăn phải trứng, trứng sẽ vào ruột nở thành ấu trùng. Ấu trùng sán lợn có thể ở lại ruột phát triển thành sán lợn trưởng thành.
Mỗi con sán lợn trưởng thành dài khoảng từ 1-3 mét, có thể tới 8 mét, cơ thể có từ 700-1.000 đốt và mỗi con sán trưởng thành có nhiều đốt sán, mỗi đốt sán lợn chứa hàng ngàn trứng, về sau trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng sán lợn.
Mỗi khi bị sán dây lợn có thể có nhiều con sán trưởng thành ở trong ruột người bệnh, vì vậy, chúng sẽ sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng của người bệnh đó, gây rối loạn tiêu hóa và dần dần người bệnh bị suy kiệt, đặc biệt là trẻ em. Sau thời gian phát triển 2,5 - 4 tháng, ấu trùng sán lợn có khả năng lây nhiễm.
Nếu người ăn phải ấu trùng sán lợn (kén sán) còn sống vào dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, ấu trùng thoát khỏi vỏ kén để phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 5-7 tháng. Tuổi thọ của sán dây lợn 20-30 năm, có thể rất lâu tới 70 năm.
Một số trường hợp (không phải tất cả), ấu trùng sán lợn từ ruột có thể sẽ theo hệ bạch mạch hoặc xuyên qua các lớp tổ chức để tìm đến ký sinh ở cơ, cơ quan nội tạng phát triển thành nang ấu trùng sán sẽ rất nguy hiểm nhất là ở não, tim, mắt...
Tại sao không nên chủ quan, xem thường?
Nguyên nhân chính của người nhiễm bệnh sán dây lợn là do ăn thịt lợn chưa nấu chín mà thịt lợn đó bị nhiễm sán dây lợn (lợn gạo) hoặc ăn phải thực phẩm có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn. Vì vậy, không nên chủ quan xem thường, bởi vì, thịt lợn là loại thực phẩm gần như có ở mọi miền, nếu thịt lợn bị nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ trở thành lợn gạo, khi chưa nấu chín, nếu ăn phải sẽ bị nhiễm sán dây lợn.
Mặt khác, chỉ có một số người bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn có thể bị ấu trùng cư trú ở não gây các triệu chứng động kinh, co giật, tăng áp lực nội sọ, đau đầu kéo dài, và các tổn thương khác. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng hoặc hoang mang, bởi vì, khi phát hiện bị nhiễm sán dây lợn đã có phác đồ điều trị của Bộ Y tế có hiệu quả cao, mặt khác để chẩn đoán nhiễm sán dây lợn, hiện nay đã làm được các nghiệm và cận lâm sàng có độ chính xác cao.
Nguyên tắc điều trị
Khi phát hiện bị nhiễm sán dây lợn người bệnh hoặc người nhà không nên quá lo lắng, hoang mang, bởi vì, người bị nhiễm bệnh sán dây lợn sẽ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế có hiệu quả cao ở cơ sở y tế nhà nước, do đó, người bệnh hoặc người nhà không tự động mua thuốc để tự điều trị.
Ăn chín, uống sôi là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Nguyên tắc phòng bệnh
Mặc dù khi phát hiện nhiễm sán dây lợn sẽ được điều trị dứt điểm nhưng cần phải chủ động phòng bệnh. Bởi vì, người bị nhiễm sán dây lợn là do vệ sinh kém, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc thói quen ăn thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem cua, nem chạo...). Nếu thịt lợn dùng để chế biến các loại thực phẩm đó nhiễm sán dây lợn thì rất nguy hiểm.. Vì vậy, có thể phòng ngừa bệnh sán lợn được bằng vệ sinh môi trường, quản lý phân thật tốt (phân người và phân lợn, đặc biệt ở nông thôn, miền núi cần có hố xí hợp vệ sinh, không thả rông lợn).
Cần có nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu hết sức quan trọng trong phòng bệnh sán lợn, đặc biệt cần ăn chín, uống chín.
Ngành thú y cần kiểm tra thật nghiêm ngặt chất lượng thịt lợn, quyết không để thịt lợn gạo tồn tại ở các nơi bán và chế biến thực phẩm. Với người dân tuyệt đối không ăn thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo,...), đặc biệt tránh xa thịt lợn gạo và không ăn rau sống.
Theo baohatinh
Cách tự chữa giun sán tại nhà hiệu quả cho mọi đối tượng Không cần phải đợi đến khi dịch sán lợn hoành hành thì bạn mới quan tâm đến sức khỏe của mình, hãy tham khảo ngay cách tự chữa giun sán tại nhà hiệu quả sau đây. Giun sán có rất nhiều loại như sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, sán máng, sán lợn... Tốc độ phát triển...