Thi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục nghiêng về đâu?
Chiều 2/1, Bộ Giáo dục-Đào tạo họp báo công bố hai phương án dự kiến thay đổi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và giải đáp nhiều thắc mắc liên quan.
2 phương án
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: Ngoài phương án thi 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn, Bộ GD-ĐT còn phương án thi 5 môn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (bên phải) và ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) trong buổi họp báo chiều 2/1. (Ảnh: Văn Chung).
Theo đó, thí sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, 2 môn khác là tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử.
Với môn ngoại ngữ: Thí sinh GDTX và thí sinh giáo dục THPT không theo học hết chương trình hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học sẽ được tự chọn một môn thi thay thế trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử sao cho không trùng với hai môn tự chọn nói trên.
Hình thức thi: Toán, Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử thi tự luận; Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm; Ngoại ngữ có 2 phần thi trắc nghiệm và viết luận.
Phương án thi này có ưu điểm là bắt buộc phần lớn học sinh phải học ngoại ngữ. Tuy nhiên, số môn thi tăng lên và sẽ kéo dài phương pháp thi ngoại ngữ đã lạc hậu, do đó không có tác động đến đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
Video đang HOT
Với 2 phương án, việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp THPT được tính như sau:
Điểm xếp loại tốt nghiệp = (Điểm TB các bài thi Điểm TB cả năm lớp 12)/2 Tổng điểm khuyến khích (nếu có)/số bài thi.
Điểm xếp loại tốt nghiệp = Điểm TB các bài thi Điểm TB cả năm lớp 12/2.
Ông Tỉnh cho biết, điều chỉnh này sẽ được áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm sắp tới, trước khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã giải đáp các thắc mắc của phóng viên:
Có thể áp dụng từ năm 2014
Phóng viên: Nếu dư luận đồng tình, dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT có áp dụng ngay trong năm nay, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Trong 2 phương án, Bộ nghiêng vềphương án 1 hơn. Nếu được dư luận đồng tình được thì sẽ áp dụng ngay trong năm học này.
Thời gian còn tới 6 tháng, đủ để chuẩn bị. Học sinh có bị đột ngột không, tôi cho là không có gì đột ngột vì đề thi đều nằm trong chương trình học, chỉ là lựa chọn môn thi và cách thức thi. Khác là môn ngoại ngữ không còn là bắt buộc.
Việc miễn thi tốt nghiệp cho 20% học sinh căn cứ trên cơ sở nào?
Cơ sở để đưa ra tính toán này là để bảo đảm miễn thi cho số học sinh khá giỏi. Kinh nghiệm các năm trước hơn có 20% học sinh khá giỏi, vì thế lấy 20% để bảo đảm chặt chẽ. Miễn thi để các em không phải thi vì thi là đỗ, tiết kiệm được 20% chi phí phòng thi, cán bộ coi thi,…
Miễn thi có khách quan không? Theo tôi chất lượng giáo dục các nơi là khác nhau, điều kiện dạy và học cũng khác nhau. Vì thế, dư luận vẫn cho rằng thi cử phải bảo đảm bình đẳng giữa các vùng miền. Các nơi khác nhau. Vì thế lấy 20% là để bảo đảm công bằng cho các vùng.
Về chuyện tiêu cực, trước đây có miễn thi và Bộ chỉ giao cho bộ chuẩn nên nhà trường, học sinh tìm mọi cách để đạt chuẩn. Còn giờ mình chỉ giao 20%. Số này chắc chắn là xuất sắc. Đưa vào để tăng sự giám sát của phụ huynh, của học sinh. Chắc chắn chúng ta chỉ lấy sót chứ không thừa học sinh giỏi, khá.
Sẽ gọn nhẹ, thực chất hơn
Thực hiện theo phương án 1 có phải quay lại cách làm cũ của 25 năm trước đây?
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)
Không hoàn toàn như vậy. Trách nhiệm xét là trách nhiệm của cơ sở, Bộ không thể đi kiểm tra từng trường hợp.
Khác nữa là khi ngoại ngữ không phải môn thi bắt buộc. Học bây giờ khác trước, không phải để thi mà để sử dụng được, vì thế cách thi cũng phải thay đổi.
Bộ muốn đi vào thực chất việc dạy và học ngoại ngữ, chấm dứt cách dạy và học đối phó như hiện nay nên khuyến khích em nào thi ngoại ngữ sẽ được cộng điểm. Vì thế, thực chất là không phải coi nhẹ hơn mà khuyến khích, coi trọng hơn việc dạy học ngoại ngữ, tập trung cho các trường nâng cao chất lượng dạy và học môn này.
Thi theo phương án mới có tránh được việc học sinh học tủ, học lệch?
Thực tế học sinh vẫn học lệch. Nhưng học lệch chính đáng là điều tốt, tức là học sinh vẫn bảo đảm kiến thức tổng hợp nhưng từng em vẫn phải thể hiện năng lực, sở trường của mình.
Áp dụng ngay từ 2014 phương án thi mới có khiến nhà trường, học sinh bị động?
Nếu bị động mà hướng tới chất lượng tốt hơn thì cũng nên làm, chúng ta không gây khó khăn cho học sinh. Bộ sẽ cố gắng để chỉ thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT thêm 1 lần trước khi thực hiện chương trình giáo dục mới.
Cách làm mới liệu có thực chất hơn?
Tôi cho là gọn nhẹ, thực chất hơn. Các trường sẽ phải điều chỉnh cách dạy và học để phù hợp với cách thi tốt nghiệp mới, trong đó có việc miễn thi cho 20% học sinh.
Theo VNE