Thêm 10 ngư dân được trả về từ Indonesia
Sáng 24-12, thêm 10 thuyền viên trên tàu cá của anh Phạm Thành ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, được trả về địa phương sau hơn 2 tháng bị bắt giữ tại Indonesia.
Trong khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa, tàu cá của anh Phạm Thành cùng 14 thuyền viên bị gặp cơn bão số 10. Trên đường trú bão, nhưng do gặp sóng lớn tàu cá anh Phạm Thành bị trôi dạt, đến khoảng 12h ngày 27-9, tàu cá anh Thành bị phía Indonesia bắt giữ. Là một trong những thuyền viên bị bắt, anh Đinh Văn Thái, quê ở huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, rất hạnh phúc khi được các ban ngành chức giúp đỡ trở về cùng với gia đình.
Anh Thái phấn khởi: Vợ ở nhà mang thai, mình thì bị bắt nên tôi rất hoang mang, lo lắng. Được trở về gặp lại vợ con, gia đình tôi không cảm thấy không hạnh phúc nào bằng. Nghề chim trời cá biển mà, xui rủi là điều hiển nhiên, nhưng biển là nơi để tôi nuôi sống gia đình.
Được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, 10 trong 14 thuyền viên trên tàu cá anh Phạm Thành đã được trở về trong điều kiện sức khỏe đảm bảo. Đây là đợt trở về thứ hai với trên 20 thuyền viên bị bắt tại Indonesia kể từ đầu năm 2013.
Anh Thái vui mừng khi được trở về Việt Nam
Theo báo cáo của UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, trong năm 2013, tại địa phương có 10 tàu cá bị Trung Quốc xua đuổi trên vùng biển Hoàng Sa và bị tàu nước ngoài bị bắt, với 144 ngư dân, trong đó có 37 ngư dân ở các tỉnh khác. Hiện vẫn có những ngư dân bị bắt tại nước ngoài chưa được trả về.
Video đang HOT
Trao đổi sự việc với lãnh đạo chính quyền địa phương, ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cho biết: Đa phần ngư dân ở xã Bình Châu đều đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2013 là năm gặp rất nhiều thiên tai, có tới trên 10 cơn bão, nên ngư dân ra khơi đã gặp rất nhiều khó khăn.
Một trong những tàu cá ở Bình Châu bị tàu nước ngoài đuổi, phá hoại tài sản trên vùng biển Hoàng Sa
Trong đó có nhiều thuyền bị trôi dạt dẫn đến bị bắt và tịch thu toàn bộ tài sản. Thời gian đến, phía chính quyền địa phương sẽ tiếp tục kiến nghị lên các ban ngành chức năng cấp trên, nhất là Đại sứ quán Việt Nam tại các nước giúp đỡ các ngư dân được trở về địa phương và ổn định đời sống kinh tế.
Hiện trên tàu cá của anh Phạm Thành vẫn còn 4 thuyền viên chưa được phía Indonesia trả về, đa phần các thuyền viên đều ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và tỉnh Khánh Hòa. Thời gian tới, lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cùng các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục triển khai các thủ tục cần thiết để đưa các ngư dân bị bắt sớm trở về địa phương.
Theo ANTD
Bắt tổng giám đốc lừa tiền tỉ, bỏ trốn
Công ty không đủ năng lực tài chính, ông tổng giám đốc kê khống vốn lên cả ngàn tỉ để "chạy" dự án rồi lừa đảo công ty khác.
Cơ quan CSĐT (Công an TP Đà Nẵng) vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Huỳnh Ánh Tuấn (ngụ đường Phan Văn Trị, phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nâng khống vốn cả ngàn tỉ
Huỳnh Ánh Tuấn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc hai công ty gồm: Công ty CP Xây dựng Anh Phát (trụ sở tại 10A Đông Sơn, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM) và Công ty Tập đoàn Cấp nước Ánh Phát (trụ sở tại phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi). Theo giấy phép đăng ký ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng cầu đường, xây dựng dân dụng...
Đầu năm 2011, có thông tin UBND tỉnh Quảng Ngãi đang tìm kiếm doanh nghiệp đầu tư "dự án cấp nước Trà Bồng" với trị giá hơn 4.000 tỉ đồng. Mặc dù hai công ty của Tuấn không có năng lực tài chính nhưng Tuấn đã nâng khống vốn điều lệ của doanh nghiệp lên gấp hàng chục lần so với thực tế.
Cụ thể, Tuấn nâng vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng Ánh Phát từ 5,4 tỉ đồng lên 520 tỉ đồng. Tương tự, vốn điều lệ của Công ty Tập đoàn Cấp nước Ánh Phát từ 50 tỉ đồng lên 900 tỉ đồng. Việc nâng khống của Tuấn nhằm làm tăng giá trị "ảo" của công ty để báo cáo với Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ngãi nhằm nhận các dự án lớn trên địa bàn.
Huỳnh Ánh Tuấn và bản hợp đồng Tuấn dùng để chiếm đoạt tiền ký quỹ 1 tỉ đồng của Công ty TNHH Hải Đông. Ảnh: TT
Bằng nhiều mối quan hệ, Tuấn đã "chạy" được một suất đầu tư vào dự án: "Cấp nước Trà Bồng - Quảng Ngãi" giai đoạn 1. Tháng 5-2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận đầu tư (giai đoạn 1) cho Công ty Ánh Phát. Dự án là 1.926 tỉ đồng, trong đó vốn tự chủ của doanh nghiệp là 490 tỉ đồng, còn lại là vốn vay, được xây dựng trên diện tích 24 ha tại ba xã Bình Hiệp, Bình Long, Bình Chương (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
Thời gian triển khai dự án từ quý IV năm 2011 đến quý IV năm 2013. Ngày 30-3-2012, Công ty Ánh Phát tổ chức khởi công dự án rầm rộ. Tuy nhiên, do không có năng lực tài chính nên hơn một năm kể từ ngày khởi công, dự án vẫn "dậm chân tại chỗ". Công ty này không thể triển khai các hạng mục chính như giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản...
Ôm tiền ký quỹ bỏ trốn
Mặc dù dự án bị "đóng băng" nhưng Tuấn vẫn đưa ra gói thầu "đào đắp san nền và xây dựng Bình Hiệp" (thuộc dự án Cấp nước Trà Bồng - Quảng Ngãi) với trị giá hơn 45 tỉ đồng. Qua đấu thầu, tháng 6-2012, Công ty TNHH Hải Đông (TP Đà Nẵng) do bà Huỳnh Thị Cẩm Dung làm giám đốc đã trúng thầu. Theo thỏa thuận, phía bà Dung sẽ giao cho Tuấn 1 tỉ đồng gọi là tiền ký quỹ, ngược lại phía Công ty Hải Đông sẽ được bàn giao gói thầu để triển khai.
Tuy nhiên, khi Công ty Hải Đông ký hợp đồng thì Tuấn nhận tiền và hợp đồng nhưng không ký trả lại cho phía Hải Đông. Đồng thời, Tuấn cũng không giao gói thầu cho Công ty Hải Đông thực hiện như theo hợp đồng. Bà Dung nhiều lần liên lạc yêu cầu Tuấn thực hiện hợp đồng nhưng Tuấn vẫn chây ì.
Ngày 14-5-2013, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của Công ty CP Xây dựng Ánh Phát. Khi biết dự án bị thu hồi, phía Công ty Hải Đông đã gửi đơn đến Công an TP Đà Nẵng nhờ can thiệp. Trong quá trình điều tra, cơ quan công an nhiều lần tạo điều kiện cho Tuấn khắc phục hậu quả, trả lại số tiền nói trên cho Công ty Hải Đông nhưng Tuấn không thực hiện. Sau đó, Tuấn đã ôm số tiền ký quỹ bỏ trốn vào Bình Dương.
Giữa tháng 12-2013, Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an TP.HCM, Bình Dương bắt giữ được Tuấn tại nơi ẩn trốn.
Theo TẤN TÀI
PLHCM
11 trong số 15 thuyền viên bị bắt tại Indonesia đã trở về Được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam ở Indonesia, sau hơn 2 tháng bị bắt, 11 trong 15 thuyền viên trên tàu cá mang số hiệu QNg 90053TS của anh Đặng Duy Bình ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đã trở về quê trong sáng nay 13-12. Sáng 13-9-2013, tàu cá QNg 90053TS của anh Đặng Duy...