Thế khó xử của mạng xã hội Mỹ với Taliban
Taliban sử dụng mạng xã hội Mỹ để truyền bá thông điệp, bất chấp nhiều nhà cung cấp dịch vụ tuyên bố sẽ chặn lực lượng này.
Chỉ vài ngày sau khi kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan hồi giữa tháng 8, lực lượng Taliban tổ chức cuộc họp báo đầu tiên, trong đó công kích Facebook vì mạng xã hội này “tự nhận là tự do ngôn luận, nhưng lại không cho công bố toàn bộ thông tin”, theo lời phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid.
Quan chức Taliban trong cuộc họp báo tại Kabul ngày 17/8. Ảnh: AP .
Phản ứng này cho thấy quan hệ khó đoán định giữa Taliban với phương Tây. Lực lượng này hối thúc Mỹ rời Afghanistan, nhưng vẫn dựa vào các mạng xã hội Mỹ như Facebook và Twitter để truyền tải thông điệp cả trong lãnh thổ Afghanistan và với thế giới bên ngoài. Điển hình là một số phát ngôn viên của Taliban đang có tài khoản hoạt động trên Twitter dù chưa có dấu tick xanh xác thực, trong đó mỗi người có hơn 300.000 người theo dõi.
Tuy nhiên, nhiều nền tảng như Facebook và WhatsApp tuyên bố sẽ hạn chế các tài khoản của Taliban và của những người ủng hộ nhóm này. “Nhiều nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin có vai trò không nhỏ trong chiến lược truyền thông của Taliban”, Weeda Mehran, chuyên gia về Afghanistan thuộc Đại học Exeter ở Anh, nhận xét.
Những nền tảng đó cũng có vai trò quan trọng khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Một trong những mục tiêu của nhóm này là thay đổi hình ảnh tàn bạo từng được thể hiện cách đây 25 năm. “Họ coi mạng xã hội như Facebook và Twitter là chìa khóa thực hiện nỗ lực này cả trong và ngoài nước”, Safiya Ghori-Ahmad, Giám đốc công ty tư vấn chính sách McLarty Associates và cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ về Afghanistan, nhận xét.
“Taliban đang cố gắng thay đổi hình ảnh và cách mô tả về họ. Tôi nghĩ tất cả đều thấy sự chuyển đổi đó, một phần lớn nhờ sự phổ biến của smartphone, và thực tế là nhiều người Afghanistan đang sở hữu smartphone. Họ nhận ra là các nền tảng công nghệ có thể giúp sức truyền bá thông điệp”, Ghori-Ahmad nói thêm.
Video đang HOT
Từ áp đặt lệnh cấm Internet đến lách điều khoản cấm
Cách tiếp cận hiện tại của Taliban với truyền thông và công nghệ ngược với giai đoạn họ nắm quyền năm 1996-2001. Chính quyền Taliban khi đó cấm hoàn toàn TV và Internet, cho rằng đây là động thái nhằm “kiểm soát mọi thứ sai trái, phi đạo đức và đi ngược lại Hồi giáo”.
Mehran cho rằng, hoạt động trên mạng hiện nay của Taliban thực sự bắt đầu từ sau khi nhóm này bị Mỹ lật đổ trong chiến dịch quân sự năm 2001, thời điểm họ liên tục đăng video và chia sẻ tin nhắn trực tuyến. Kể từ đó, Taliban nhiệt tình tiếp nhận các nền tảng như Facebook, Twitter, WhatsApp và Telegram, vốn chưa xuất hiện khi họ còn nắm quyền.
Các tay súng Taliban tuần tra đường phố Kabul hôm 29/8. Ảnh: AFP .
Điều này cũng trùng với sự bùng nổ của Internet khắp Afghanistan trong 10 năm qua. Tính đến 2019, nước này có gần 10 triệu người sử dụng Internet, 23 triệu người dùng điện thoại di động và 89% người dân Afghanistan có thể tiếp cận dịch vụ viễn thông. Riêng ứng dụng Facebook Messenger hiện có khoảng 3 triệu người dùng ở Afghanistan.
Kết quả là Taliban không áp đặt lệnh cấm Internet, mà thậm chí đang nỗ lực lách qua những lệnh cấm của các công ty Mỹ.
Nhiều mạng xã hội tại Mỹ đã tự hành động, trong khi chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế vẫn tỏ ra e ngại và chưa công nhận Taliban là lực lượng lãnh đạo hợp pháp của Afghanistan.
Facebook hồi đầu tháng tái khẳng định lệnh cấm Taliban trên mọi nền tảng, bao gồm cả Instagram và WhatsApp. “Chúng tôi đã cấm họ sử dụng những dịch vụ của mình theo chính sách về những tổ chức nguy hiểm”, phát ngôn viên Facebook cho hay.
YouTube thông báo sẽ tiếp tục xóa những tài khoản do Taliban sở hữu. Twitter chưa chủ động khóa tài khoản của Taliban, nhưng phát ngôn viên mạng xã hội này cho biết ưu tiên hàng đầu là “bảo đảm an toàn cho mọi người” và mạng xã hội này đang duy trì cảnh giác.
“Tôi nghĩ Taliban không muốn cấm Internet, hay buộc các mạng xã hội rời bỏ Afghanistan”, Ghori-Ahamd nói.
Quan hệ giữa Taliban với các nền tảng công nghệ có thể còn phức tạp hơn nữa nếu lực lượng này được cộng đồng quốc tế công nhận, điều phụ thuộc rất lớn vào cách họ xây dựng chính phủ Afghanistan thời gian tới. “Nếu điều này diễn ra, các mạng xã hội như Facebook và YouTube sẽ rất khó đưa ra lý lẽ cấm Taliban sử dụng nền tảng của họ”, Mehran nhận định.
Trong khi đó, Taliban cũng nhấn mạnh nội dung trên mạng phải tuân thủ luật Hồi giáo, đặt ra thêm nhiều thách thức với các nền tảng muốn hoạt động ở Afghanistan. “Tôi nghĩ những công ty công nghệ Mỹ sẽ phải tìm ra biện pháp cân bằng tinh tế và phức tạp để có thể hiện diện tại thị trường đó”, Ghori-Ahmad nhận xét.
Taliban nói người Afghanistan sẽ được tự do ra nước ngoài
Quan chức Taliban nói người Afghanistan có giấy tờ hợp lệ có thể rời đất nước bất cứ lúc nào, nhằm xoa dịu lo ngại về hạn chế dưới sự cầm quyền của họ.
"Biên giới Afghanistan sẽ để mở và mọi người có thể ra vào Afghanistan bất cứ lúc nào", Sher Mohammad Abbas Stanikzai, phó trưởng ban chính trị của Taliban, cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 27/8.
Thông điệp được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người đang cố gắng lên những chuyến bay cuối cùng rời sân bay Kabul, trước khi thời hạn cho chiến dịch sơ tán của phương Tây kết thúc vào tuần tới.
Người tị nạn Afghanistan lên xe buýt tại sân bay ở Dulles, Virginia ngày 27/8 sau khi được sơ tán khỏi Kabul. Ảnh: AFP
Kêu gọi người dân Afghanistan đoàn kết để tái thiết đất nước, Stanikzai nói rằng những người có học vấn và kỹ năng nên quay trở lại làm việc. "Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các bác sĩ, kỹ sư và giáo viên mà Afghanistan cần và cho mọi người từ mọi ngành nghề, dù là dân sự hay quân sự. Tất cả đều được mời bắt đầu công việc của họ", ông nói.
Trước đó, Taliban đã ra một tuyên bố kêu gọi các nữ nhân viên y tế trở lại làm việc. Thông điệp này nhấn mạnh những nỗ lực của Taliban nhằm trấn an người dân Afghanistan và cộng đồng quốc tế rằng họ không có kế hoạch quay trở lại chế độ cai trị hà khắc trước đây.
Cảnh tượng tuyệt vọng bên ngoài sân bay Kabul, nơi một kẻ đánh bom liều chết giết khoảng 170 người hôm 26/8, cho thấy nỗi sợ hãi mà nhiều người Afghanistan có học vấn cảm thấy trước viễn cảnh cuộc sống dưới sự cầm quyền của Taliban.
Với việc đồng tiền afghani giảm giá mạnh, nhiều ngân hàng vẫn đóng cửa và giá lương thực tăng nhanh, cuộc sống của nhiều người Afghanistan đã trở nên khó khăn hơn nhiều kể từ khi chính phủ được phương Tây hậu thuẫn sụp đổ vào tháng này.
Stanikzai nhắc lại rằng Taliban hoan nghênh sự giúp đỡ từ các quốc gia muốn đóng vai trò tích cực ở Afghanistan, nhưng nhấn mạnh họ sẽ không chấp nhận hành vi can thiệp vào công việc nội bộ.
Taliban tiến vào Kabul từ mọi hướng Một quan chức Bộ Nội vụ Afghanistan cho biết các tay súng Taliban đang tiến vào thủ đô Kabul từ mọi hướng và dường như gặp rất ít cản trở. Theo một thủ lĩnh Taliban ở Doha, các tay súng phiến quân được yêu cầu kiềm chế bạo lực. Họ vẫn mở một tuyến đường thoát thân cho tất cả những ai muốn...