Thế khó của Mỹ trong xử lý trường hợp phóng viên Evan Gershkovich với Nga
Đã xuất hiện gợi ý về việc Mỹ trao đổi tù binh với Nga nhằm đưa nhà báo Evan Gershkovich hồi hương.
Tuy nhiên, Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức trong trường hợp này.
Cảnh sát áp giải nhà báo Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal từ tòa án lên xe tại Moskva ngày 30/3/2023. Ảnh: AP
Vào năm 2022, đã có hai công dân Mỹ được hồi hương theo diện trao đổi tù binh với Nga là cựu lính thủy đánh bộ Trevor Reed cùng ngôi sao bóng rổ Brittney Griner. Đây là những công dân mà Washington cho rằng không đáng bị bắt giữ tại Nga.
Những cuộc trao đổi tù binh này diễn ra ở thời điểm mối quan hệ hai nước nhiều căng thẳng liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Nhưng thách thức trong mọi trường hợp trao đổi tù binh là tìm được ứng viên trao đổi có đủ giá trị với yêu cầu từ phía Nga đồng thời khiến Washington chấp nhận thả.
Reed bị bắt tại Nga và kết tội tấn công hai sĩ quan cảnh sát. Năm 2022, Moskva và Washington trao đổi Reed để đổi lại Konstantin Yaroshenko – công dân Nga chịu bản án 20 năm tù từ năm 2011 vì buôn lậu cocaine vào Mỹ.
Video đang HOT
Vận động viên Griner bị kết tội tàng trữ và vận chuyển ma túy tại Nga được trao đổi với Viktor Bout vốn phải thụ án 25 năm trong tù tại Mỹ sau khi bị kết án năm 2012 do buôn lậu vũ khí.
Trong cả 2 vụ trao đổi tù binh, những đối tượng trao đổi thường được cho là tương ứng nhau.
Nhưng sau vụ trao đổi hai công dân Mỹ Reed và Griner, những tù nhân Nga còn lại ở Mỹ có “triển vọng” để đưa ra đàm phán đều là những người bị cáo buộc hoặc kết tội là tội phạm mạng.
Điều này có thể làm giảm khả năng tìm được đối tượng tương thích để trao đổi với Nga về phóng viên Gershkovich bị bắt vì cáo buộc làm gián điệp. Bên cạnh đó, theo tờ Wall Street Journal, nếu những tù nhân là tin tặc được trao đổi, khi trở về Nga, họ có thể vào làm việc cho cơ quan tình báo của nước này.
Trong những tuần gần đây tại Slovenia và Brazil có các trường hợp bị bắt vì nghi ngờ là gián điệp cho Nga và diễn biến này khiến nhiều nhà quan sát cho rằng họ là đối tượng tiềm năng để trao đổi tù binh.
Nhưng ý tưởng thỏa thuận trao đổi tù binh Mỹ với công dân Nga bị bắt giữ ở quốc gia khác ngoài Mỹ là chưa từng có tiền lệ.
Năm 2022, từng có đề xuất trao đổi công dân Nga bị giam giữ tại Đức để đổi lấy vận động viên bóng rổ Griner. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ coi điều này nằm ngoài khả năng của họ. Không có dấu hiệu cho thấy việc đạt thỏa thuận trao đổi tù nhân liên quan đến hơn 3 quốc gia là dễ dàng.
Trong một diễn biến liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 30/3 đã trả lời phóng viên về khả năng trao đổi tù nhân với trường hợp của phóng viên người Mỹ Evan Gershkovich.
Hãng TASS (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Sergey Ryabkov nói: “Hiện nay, tôi sẽ không xem xét vấn đề này bởi những trường hợp từng được trao đổi trước đó đã chấp hành bản án của họ, bao gồm cả các công dân Mỹ, những người có hành vi phạm tội khá nghiêm trọng”.
“Chúng ta sẽ xem câu chuyện này tiến triển như thế nào”, ông Ryabkov bổ sung.
Trước đó cùng ngày 30/3, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết đã bắt giữ Evan Gershkovich, công dân Mỹ sinh năm 1991 đang làm phóng viên cho tờ The Wall Street Journal ở Moskva, vì nghi ngờ người này là gián điệp.
FSB tuyên bố xác định rằng Gershkovich “đóng vai trò là đặc vụ cho phía Mỹ, đã thu thập dữ liệu tuyệt mật về hoạt động của một doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga”. FBS không nêu rõ thời điểm bắt giữ Gershkovich.
Tờ Wall Street Journal đã bác bỏ cáo buộc của FSB và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho phóng viên Evan Gershkovich. Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Nga thả nhà báo Evan Gershkovich.
Phái đoàn Saudi Arabia tới Yemen để đàm phán ngừng bắn với Houthi
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn các nguồn tin ngoại giao xác nhận phái đoàn Saudi Arabia đã tới thủ đô Sanaa của Yemen vào ngày 9/4 để thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn mới với lực lượng phiến quân Houthi.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Saudi Arabia đang tìm cách thoát ra khỏi cuộc nội chiến ở nước láng giềng Yemen.
Phái đoàn đã tới thủ đô Sanaa của Yemen vào ngày 9/4. Ảnh chụp màn hình: Reuters
Theo nguồn tin, các quan chức Saudi Arabia "đang có mặt ở Sanaa để thảo luận biện pháp xúc tiến mục tiêu tạo lập hòa bình ở Yemen".
Houthi giành quyền kiểm soát thủ đô Sanaa từ năm 2014, châm ngòi cho cuộc xung đột với Chính phủ Yemen - vốn được cộng đồng quốc tế công nhận và có được sự hậu thuẫn từ liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu. Lệnh ngừng bắn được công bố gần 1 năm trước đây đã làm giảm đáng kể các hoạt động giao tranh ở Yemen và phần lớn vẫn được tôn trọng dù hết hạn từ tháng 10/2022.
Trước đó, một nguồn tin yêu cầu giấu tên trong Chính phủ Yemen hôm 8/4 tiết lộ Saudi Arabia và Houthi đã nhất trí về mặt nguyên tắc thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tháng để mở đường cho tiến trình đàm phán diễn ra trong 3 tháng nhằm thiết lập quá trình chuyển tiếp trong vòng 2 năm dành cho Yemen - quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá. Thỏa thuận được kỳ vọng sẽ đáp ứng những mục tiêu chính của Houthi, trong đó có việc trả lương cho các công chức ở những khu vực do lực lượng này kiểm soát, đồng thời dỡ bỏ những quy định hạn chế hoạt động tại các sân bay và cảng biển nằm dưới quyền quản lý của Houthi.
Cũng trong ngày 8/4, lãnh đạo Houthi phụ trách đàm phán trao đổi tù binh, ông Abdul-Qader el-Murtaza, xác nhận 13 tù binh Houthi đã về đến thủ đô Sanaa. Những người này được trả tự do để đổi lấy quyết định tương tự dành cho một tù binh Saudi Arabia bị Houthi giam giữ.
13 tù binh Houthi về tới sân bay Sanaa, Yemen ngày 8/4/2023, sau khi được Saudi Arabia phóng thích trong cuộc trao đổi tù binh. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông el-Murtaza cũng khẳng định hoạt động trao đổi tù binh hôm 8/4 là một phần của thỏa thuận do Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian dự kiến sẽ được thực hiện trong tháng này, nhằm tìm lối thoát cho khủng hoảng tại Yemen, bao gồm việc trả tự do cho gần 900 tù nhân của cả hai bên.
Chuyến đi của phái đoàn Saudi Arabia tới Sanaa được thực hiện gần 1 tháng sau khi Trung Quốc đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận khôi phục quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, qua đó tiếp thêm hy vọng về triển vọng chấm dứt cuộc xung đột đã khiến hàng người trăm nghìn người thiệt mạng ở Yemen.
Đằng sau việc Ukraine công bố kế hoạch chiếm lại Crimea Ukraine mới đây đã công bố kế hoạch gồm 12 điểm phác thảo cách nước này sẽ tái sáp nhập Crimea nếu giành lại được vùng lãnh thổ này bằng quân sự. Trong kế hoạch này, Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho biết Crimea sẽ được đổi tên thành Mục tiêu 6. Kế hoạch...