Thầy tướng số nói chẳng sai: “Nhìn độ dài ngón tay út, biết hậu vận giàu sang sung túc hay nghèo hèn khốn khó”
Người cho rằng nhìn vào độ dài ngón tay út, bạn có thể đoán định được tương lai một người.
Tổ Tiên nói: ‘Trung thu cúng 6 quả, phú quý, phúc lộc vào nhà’, 6 thứ quả đó là gì?
Thầy phong thủy chỉ rõ: “Bếp không giữ 3 hướng, giường không đặt 3 nơi”, hướng nào, nơi nào?
Tổ chim thường hướng lên trời vậy khi mưa bão phải làm sao: Hóa ra chúng thông minh hơn bạn tưởng
Ngón tay út ngắn hơn 2 đốt ngón tay đeo nhẫn
Người có ngón tay út ngắn hơn 2 đốt ngón tay đeo nhẫn thường là người ít nói, chăm chỉ và làm việc nhiều. Họ đối x.ử t.ử tế với mọi người xung quanh, tránh xa thị phi và không thích tham gia vào chuyện phiếm.
Tuy nhiên, họ thường mang trong mình tham vọng lớn và có xu hướng đặt kỳ vọng cao vào người khác, nên dễ cảm thấy thất vọng. Những người này thường thật thà, chân thành, nhưng đôi khi cũng khá bướng bỉnh và bảo thủ.
Ngón út vượt qua đốt đầu tiên của ngón đeo nhẫn
Nếu ngón út của bạn vượt qua đốt ngón tay đầu tiên của ngón đeo nhẫn, bạn có khả năng giao tiếp tốt, tính cách thẳng thắn, vui vẻ và phóng khoáng trong việc thể hiện cảm xúc. Tuy nhiên, sự tốt bụng của bạn đôi khi có thể bị người khác hiểu lầm.
Những người này thường có tính bảo thủ, tìm kiếm sự ổn định trong tình cảm và cuộc sống. Về già, họ có khả năng duy trì mối quan hệ bền vững với vợ hoặc chồng. Họ thích hợp làm việc trong môi trường ít biến động.
Nếu ngón út của bạn vượt qua đốt ngón tay đầu tiên của ngón đeo nhẫn, bạn có khả năng giao tiếp tốt, tính cách thẳng thắn, vui vẻ và phóng khoáng trong việc thể hiện cảm xúc.
Người có ngón tay út dài hơn 2 đốt của ngón đeo nhẫn còn được dự báo sẽ có tài lộc sâu dày, không phải lo lắng nhiều về vấn đề tiề.n bạc. Cuộc sống của họ khá thuận lợi, họ khéo léo, năng động và luôn được người khác yêu mến. Dù vậy, đôi khi họ vẫn gặp khó khăn trong việc thuyết phục người khác tin vào sự nghiêm túc và chỉn chu của mình.
Video đang HOT
Chiều dài ngón tay út nằm giữa đốt đầu tiên và đốt thứ hai của ngón đeo nhẫn
Người có chiều dài ngón út nằm giữa đốt đầu tiên và đốt thứ hai của ngón đeo nhẫn thường rất kín đáo về cảm xúc. Họ có tham vọng cao và đặt yêu cầu lớn cho bản thân cũng như những người làm việc cùng mình.
Ngón út ngắn có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như các bất thường về tim, thận và hệ sinh sản. Ngoài ra, ngón út ngắn cũng có thể chỉ ra những vấn đề tiềm ẩn liên quan đến tử cung.
Ngón út dài bằng hoặc dài hơn ngón đeo nhẫn
Tướng ngón út dài bằng hoặc dài hơn ngón đeo nhẫn không phải là phổ biến. Người sở hữu tướng tay này thường có tài năng nổi bật, năng lực và quyền lực đáng kể. Họ luôn khao khát thành công và sẵn sàng bỏ ra nhiều công sức để đạt được mục tiêu của mình.
Ngón út dài bằng ngón đeo nhẫn là một đặc điểm hiếm gặp, thường thấy ở các chính trị gia, nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt hoặc những nhân vật quyền lực. Những người này thường có năng lực vượt trội và dễ dàng đạt được sự vĩ đại.
Tướng ngón út dài bằng hoặc dài hơn ngón đeo nhẫn không phải là phổ biến.
Ngón út và ngón giữa thẳng hàng
Người có ngón út và ngón giữa thẳng hàng là rất hiếm. Họ thường có tính cách sắc sảo, kiêu ngạo và lập dị. Những người này có xu hướng khoa trương, giỏi lừa dối và che giấu, có tham vọng lớn, giỏi gây rắc rối và tranh giành danh lợi. Họ cũng có thể phản bội người khác vì lợi ích cá nhân. Nếu bạn gặp người như vậy, hãy cẩn thận.
Cung vua phủ chúa thường xây hướng Nam nhưng vua Gia Long xây kinh thành Huế lại xây hướng Đông Nam, vì sao?
Hướng nam được xem là hướng của vua chúa nên thời xa xưa hướng nam là hướng phong thủy đẹp.
Nhưng kinh thành Huế lại được vua Gia Long chọn hướng Đông Nam.
Từ mai 16/9: 3 con giáp giàu số 2 không ai số 1, Tài - Lộc - Danh đủ cả
Tuần mới (16-22/9): 2 tuổ.i được ơn trên ban lộc giàu có không ngừng, 1 tuổ.i xui xẻo đủ đường
Đêm nay Thần Tài gõ cửa: 3 tuổ.i Thần Tài sủng ái, giàu có nhất tháng 8 âm
Thời xa xưa, vua chúa rất chú trọng việc chọn hướng và quan tâm tới âm dương ngũ hành, kinh dịch... Kinh thành Huế là một di sản nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch hàng năm. Kinh thành Huế được xây dựng từ thời vua Gia Long.
Năm 1802, sau khi đán.h bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi xưng là Gia Long. Ông chọn Huế là kinh đô, mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn, và bắt đầu xây dựng kinh thành Huế.
Kinh thành Huế được xây dựng trên địa bàn các khu dân cư Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu, trong đó đất làng Phú Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây.
Kinh thành Huế xây dựng từ thời vua Gia Long
Để có thể xây dựng kinh thành đã phải có một cuộc di dời dân cư và vua Gia Long đã cấp 30 mẫu ruộng, 3 khoảng đất để dựng nhà và 1000 quan để giúp dân Phú Xuân, và 7 làng còn lại mỗi nhà "được cấp 3 lạng và mỗi ngôi mộ dời đi được cấp 2 lạng".
Để xây dựng kinh thành Huế trên tổng diện tích 520ha và chu vi 9.889m, vua Gia Long đã chu đáo việc đền bù nhà cửa ruộng vườn để giữ yên lòng dân. Lần giải tỏa này là giải tỏa lớn nhưng đã được tiến hành triệt để khẩn trương, diễn ra trong 2 năm. Đặc biệt những ngôi mộ vắng chủ được quy tập về nghĩa trang Ba Đồn có đến 10.000 ngôi.
Hướng kinh thành đặc biệt
Vua Gia Long đã chọn ngày 9.5.1804 dương lịch để bắt tay xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1.229m), thành bằng gạch cao 9 thước 2 tấc (3m68) và dày 1 thước 8 tấc (0m72).
Hướng Nam là hướng kinh điển của cung điện xưa và những ngôi nhà dân cũng chuộng hướng Nam. Nhưng toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông Nam (tốn) chứ không phải hướng Nam như bao đời vua chúa đã chọn.
Hướng Đông Nam mới thực sự chặt chẽ về phong thủy theo địa thế kinh thành Huế
Phải chăng vì vua Gia Long không tin về phong thủy? Kỳ thực không phải mà có lẽ ông là người giỏi về phong thủy và tin vào phong thủy. Vua Gia Long đã chọn hướng Đông Nam lệch với hướng truyền thống vì đó lại là hướng phong thủy tốt nhất theo thực tế của kinh thành Huế, liên quan yếu tố nghiêm ngặt của địa thế núi sông, long mạch, có cao thấp, có sông suối, đầm núi...Địa thế kinh thành Huế không giống như những địa thế thông thường nên nếu chọn hướng Nam thì lại không tốt. Thực tế đất Thừa Thiên cóTrường Sơn và các núi kề cận kinh đô cho đến Bạch Mã đều chạy hướng Tây bắc - Đông nam. Dựa vào thế đất ấy, kinh thành nhìn về hướng Đông Nam là tốt nhất.
Theo phong thủy thì cấu trúc ngôi nhà, cung điện, phía trước sẽ được gọi là chu tước tức chim sẻ đỏ thuộc hướng Nam, là hành hỏa, Phía trái (từ ngoài nhìn vào) gọi là bạch hổ (hổ trắng) thuộc hướng Tây, hành kim. Phía phải gọi là thanh long (rồng xanh) thuộc hướng Đông, hành mộc. Phía sau gọi là huyền vũ (rùa đen) thuộc hướng Bắc, hành thủy. Khi xây dựng kinh thành thì cũng dựa theo hướng thiên nhiên, ngũ hành để khắc chế sửa đổi tạo quân bình, rồi dùng ngũ hành mà tạo lục thân để đoán vị và quy hoạch, bố trí cung điện.
Góc nhìn phong thủy cho rằng phía Tây thuộc về chủ; phía Đông thuộc về thê thiếp, bạn bè ti bộc, vật giá, châu báu, kho đụn, vật loại... tức là những thứ mà chủ sai khiến, sử dụng; phía sau thuộc về tử tôn, môn sinh, trung thần, lương tướng. Từ đó, việc bố trí các cung điện, dinh thự... trong Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành cũng dựa vào nguyên tắc này mà phân bổ chức năng.
Bốn bề kinh thành Huế đều có nước nên được coi là đất phát tài tụ thủy. Nhưng phía Tây tức phía của vua lại có núi xung sát, sông Hương uốn khúc nên hành kim rất vượng hại cho phía Đông, chủ hành mộc (kim khắc mộc). Nếu yếu tố mộc không tốt thì sẽ hạn chế về của cải, dân chúng, thương mại..., kim động sẽ gây hại cho dương trạch nên dễ sinh tật bệnh, tổn hại gia đạo. Vì thế phải xây chúa miếu ở phía Tây để trấn. Đó là lý do ra đời Văn Miếu, chùa Thiên Mụ ở phía Tây kinh thành Huế.
Có thể nói vua Gia Long đã vận dụng rất tốt và rất uyên thâm về dịch lý và thuật phong thủy để áp dụng theo thực tế địa hình cụ thể của kinh thành Huế chứ không chỉ là "lý thuyết suông".
Cũng bởi thế kinh thành Huế được xây hướng Đông Nam mà không phải hướng Nam như những kiểu xây dựng truyền thống. Nếu kinh thành Huế quay mặt về hướng Nam thì sẽ tạo với sông Hương một góc 45 độ. Lúc đó thì các yếu tố phong thủy như Minh đường, Thanh long, Bạch hổ... sẽ không còn giá trị phong thủy nữa. Việc xây kinh thành Huế hướng Đông Nam đã có sông Hương làm minh đường, hưởng được tính chất tốt của hai hòn đảo nhỏ tức Cồn Hến và Dã Viên.
Sông Hương chảy ngược từ Nam lên Bắc, trong khi đó nếu theo phong thủy thì sông phải chảy từ Bắc về Nam nhưng dòng Hương do địa hình thực tế đã chảy ngược lại. Nhìn rộng ra thì cả khu vực đồi núi này bắt nguồn từ Trường Sơn, tạt ngang ra biển, tạo nên một đại cuộc đất là Hoành Long.
Sông Hương uốn lượn nhiều lần qua đồi Vọng Cảnh, chảy về phía Nguyệt Biều, rồi lật trở lại chảy qua mặt thành. Dòng sông uốn lượn như thế này chứng tỏ đất có nhiểu sinh khí. Mặt đất nhược dần về phía kinh thành tạo ra một vài thế đất kết tụ gọi là Thủy Hử (phần đất được sông đổi hướng chảy ôm lấy tạo thành).
Theo phong thủy thì mạch sơn cước đó thì xuống thấp đất hiền hòa, tạo huyệt địa kết phát nên đất xây kinh thành Huế được xem là khu đất tốt phong thủy. Kinh thành Huế xây lên thì thành có án, có tả thanh long, hữu bạch hổ triều củng, có "thủy đáo điện tiề.n" và đoạn sông trước thành đồng thời đóng vai trò minh đường cho thành.
Càng tìm hiểu về kinh thành Huế người ta càng thán phục vua Gia Long trong việc chọn yếu tố phong thủy để xây kinh thành Huế. Ông là người đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên mà tiên chúa Ngãi Vương đã dùng tới... Các cung điện của kinh thành đều có ghi rõ ràng các can chi, ngày khởi công xây dựng. Các bảng ghi ngày tháng xây dựng đều có ghi ngày tốt giờ tốt.
Cân bằng âm dương của kinh thành
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng kinh thành Huế cũng được xây dựng đúng nguyên tắc ngũ hành để cân bằng âm dương. Hệ thống đàn miếu chùa quán chủ yếu được bố trí ở phía tây kinh thành, cả ở bên trong và bên ngoài. Ở bên ngoài thì có điện Hòn Chén, dưới nữa là Khải Thánh từ (thờ thân phụ Khổng Tử), Văn Miếu, Võ Miếu, chùa Thiên Mụ, miếu Trung Hưng công thần...
Bên trong kinh thành, ở phía tây có đàn Xã Tắc, miếu Đô Thành Hoàng, đàn Âm Hồn... nghĩa là kinh thành Huế có thế giới âm phần tồn tại song song với thế giới của những người đang sống. Điều đó ứng với truyền thống xây kinh đô thường có quy hoạch lăng tẩm dành cho vua chúa và đó là vấn đề quan trọng.
Việc xây dựng lăng tẩm vua chúa ở phía Tây và Tây Nam, thuộc thượng nguồn sông Hương đã tạo nên kinh thành Huế đặc biệt, độc đáo so với đô thị kinh đô thời quân chủ. Đó là mô hình đô thị hài hòa, cân bằng âm - dương, trong đó phần dương cơ ở phía đông là kinh thành, phố thị; phần âm cơ là khu vực lăng tẩm, đàn miếu ở phía tây, tây nam. Sông Hương là trục mềm, là con đường nối kết giữa hai phần này. Chính yếu tố phong thủy đặc biệt của kinh thành Huế khiến nhiều thế hệ học giả sau này phải nghiên cứu tìm hiểu và bàn luận.
Vận may bùng nổ vào cuối năm, 3 con giáp này tìm được cơ hội đổi đời, càng cố gắng kết quả càng tốt đẹp Những tháng cuối năm, 3 con giáp này nên dồn lực cố gắng nhiều hơn nữa. Tử vi ngày 14/9: 4 con giáp có may mắn về tiề.n bạc, chi tiêu rủng rỉnh, tình cảm cũng thăng hoa Cuối tháng 9, 3 con giáp này được ban phước, điềm lành đến từ mọi hướng, cuộc sống suôn sẻ hơn nhiều Tháng 10 mang...