“Thầy ông nội” Lê Tùng Vân “biểu hiện lạ” tại địa phương trước thềm phiên xét xử
Công an H.Đức Hòa đã đến hướng dẫn thủ tục để Lê Tùng Vân đủ điều kiện làm căn cước công dân có gắn chíp tại địa phương. Theo đó, bị cáo phải đến Công an H.Đức Hòa làm bản khai lý lịch và yêu cầu cấp căn cước công dân. Những nội dung này sau đó sẽ do Công an H.Đức Hòa xác minh theo quy định.
Vào ngày 24/2, VKSND huyện Đức Hòa đã có quyết định chuyển vụ án Tịnh thất Bồng Lai đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An để điều tra theo thẩm quyền. Cơ quan này cũng yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa thực hiện việc chuyển hồ sơ vụ án, vật chứng và bị can cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An.
TS Bùi Kim Hiếu – Trưởng Khoa luật Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, cho biết, VKSND tỉnh Long An chuyển cáo trạng truy tố kèm hồ sơ vụ án đến TAND huyện Đức Hòa để xét xử là phù hợp với quy định pháp luật.
“Vụ án cho thấy các bị cáo có dấu hiệu phạm tội có tổ chức và ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của Phật giáo, tạo dư luận lớn nên thuộc thẩm quyền điều tra của Công an tỉnh Long An và VKSND tỉnh Long An có thẩm quyền giám sát hoạt động điều tra” – TS Hiếu phân tích.
Riêng về thẩm quyền xét xử, tòa án cấp huyện được xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ một số tội như tội xâm phạm an ninh quốc gia… Đồng thời, Điều 269 BLTTHS 2015 có quy định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm được thực hiện.
Ngày 26/6, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa có quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 6 bị can trong vụ án. Theo đó, phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30/6, do thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy làm chủ tọa. Kiểm sát viên Nguyễn Thành Đông, Đặng Hoàng Lưu giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Các bị can trong vụ án gồm Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) và Cao Thị Cúc (62 tuổi, chủ căn hộ tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa).
HĐXX triệu tập các nhân chứng gồm 8 Cán bộ công an huyện Đức Hòa và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Theo đề nghị của TAND H.Đức Hòa, Công an tỉnh Long An, Công an H.Đức Hòa sẽ bố trí lực lượng để đảm bảo tối đa việc sẵn sàng ngăn chặn các tình huống phát sinh về an ninh trật tự tại đây. Các nhà báo sẽ được Hội đồng xét xử và lực lượng công an tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp xuyên suốt tại khu vực diễn ra phiên xét xử theo quy định.
Do tuổi cao nên bị cáo Lê Tùng Vân được ngành tố tụng tỉnh Long An áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, ngày 9/6, khi đang trong quá trình chấp hành, Lê Tùng Vân đã vi phạm lệnh khi tự ý đến TP.HCM để làm căn cước công dân có gắn chíp mà chưa có sự đồng ý của Viện KSND tỉnh Long An (cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh cấm trong giai đoạn tố tụng đó).
Theo Công an H.Đức Hòa, từ khi trở về Tịnh thất Bồng Lai để tiếp tục thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, bị cáo Lê Tùng Vân được lực lượng chức năng tại địa phương giám sát chặt chẽ hơn.
Công an H.Đức Hòa đã đến hướng dẫn thủ tục để Lê Tùng Vân đủ điều kiện làm căn cước công dân có gắn chíp tại địa phương. Theo đó, bị cáo phải đến Công an H.Đức Hòa làm bản khai lý lịch và yêu cầu cấp căn cước công dân. Những nội dung này sau đó sẽ do Công an H.Đức Hòa xác minh theo quy định.
Tuy nhiên, trong hồ sơ phải có nội dung xin đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc gia hạn thời gian tạm trú tại hộ Cao Thị Cúc và được bị cáo Cúc ký tên đồng ý mới thực hiện được. Bởi, mặc dù bị cáo Vân đã sinh sống tại H.Đức Hòa từ năm 2014 đến nay nhưng chỉ là đăng ký tạm trú và hiện đã hết thời hạn tạm trú. Mặc dù vậy, Lê Tùng Vân chưa chủ động thực hiện theo hướng dẫn của Công an H.Đức Hòa.
Một diễn biến khác có liên quan, theo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An, hiện cơ quan này đang tiếp tục truy tìm bị can Lê Thu Vân (nguyên quán P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) để phục vụ công tác điều tra. Đồng thời, đang tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ các hành vi có dấu hiệu phạm tội khác theo đơn tố giác tội phạm của nhiều tổ chức, cá nhân đối với một số người trú tại Tịnh thất Bồng Lai do Lê Tùng Vân và Cao Thị Cúc cầm đầu.
Báo Công an Nhân Dân vạch trần chiêu trò những kẻ mạo danh tu hành ở Tịnh thất Bồng Lai
Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, để chuẩn bị cho phiên xử sơ thẩm ngày 30-6, tòa án đã gửi giấy triệu tập đối với 16 nhân chứng. Trong đó có bảy cán bộ Công an huyện Đức Hòa, một cán bộ Công an thị trấn Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa).
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa có quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm đối với ông Lê Tùng Vân và các đồng phạm trong vụ án hình sự xảy ra tại nơi được những người này gọi là "Tịnh thất Bồng Lai". Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30-6 tới đây và do thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy làm chủ tọa.
Mới đây, fanpage có tích xanh của báo Công An Nhân Dân bất ngờ đăng tải dòng thông tin: "Những kẻ mạo danh tu hành ở 'Tịnh thất Bồng Lai' để trục lợi như thế nào?". Ngay lập tức chủ đề đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía cư dân mạng và dư luận.
Theo đó, đằng sau những vi phạm dẫn đến việc bị khởi tố, Lê Tùng Vân còn cầm đầu một nhóm người mạo danh tu hành nuôi dưỡng trẻ mồ côi nhằm kêu gọi Phật tử, ủng hộ tiền tài vật chất suốt thời gian qua. Mặc dù được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì tuổi già sức yếu, song ông lê Tùng Vân vẫn có hành động coi thường pháp luật. Cụ thể người này tự ý rời khỏi xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An lên TP. HCM làm căn cước công dân mà không trình báo với Công an hoặc chính quyền địa phương.
Sau quá trình điều tra cũng như kiểm tra nội dung video Tịnh thất Bồng Lai đăng tải, nhiều nội dung video thu thập được có dấu hiệu xúc phạm, phỉ báng Phật giáo. Cụ thể trong một video trên tài khoản "5 chú tiểu - Thiền am bên bờ vũ trụ" có tên "5 Chú tiểu - Phần 2 - Người lớn mừng tuổi thầy ông nội ngày mùng 1 tết" đăng ngày 2-7-2019. Lê Tùng Vân liên tục có những lời lẽ xuyên tạc, phỉ báng Phật giáo. Đáng chú ý còn có đoạn Lê Tùng Vân nói xấu Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gây bức xúc dư luận.
Hay tại một video khác, ông Lê Tùng Vân sắm vai Phật Hồng hạc vân du đã có hành vi mạo danh đức Phật, xuyên tạc giáo lý và xúi giục mọi người không tôn trọng pháp luật, phật giáo. Trước khi lập ra cơ sở Tịnh thất Bồng Lai, Lê Tùng Vân cũng đã lập ra cơ sở nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình CHánh, TP.HCM để trục lợi. Tuy nhiên sau đó đối tượng này đã bị chính quyền địa phương phát hiện và bắt buộc đóng cửa.
Tuy nhiên Lê Tùng Vân vẫn chưa nguôi ngoai ý định, sau khi hợp tác với Cao Thị Cúc, Lê Tùng Vân nhận thấy cơ hội đánh bóng tên tuổi cơ sở trái phép của mình. Ông đã đưa cô gái Huyền Trân, khi ấy được giới thiệu mới 12 tuổi và đến từ "Tịnh thất Bồng Lai". Sự bịp bợm ấy đã qua mặt được "nhà đài", chiếm được sự yêu quý từ rất nhiều khán giả, huấn luyện viên và những người dẫn chương trình.
Ngoài ra, những người tại cơ sở này còn tham gia "Thách thức danh hài" để thu hút hàng triệu khán giả theo dõi, cũng như lôi kéo tình cảm của dư luận. Lê Tùng Vân còn chỉ đạo Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên cắt ghép dàn dựng video đăng tải lên mạng xã hội nhằm kêu gọi nhận tiền từ thiện của khán giả trong và ngoài nước suốt một thời gian dài.
Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, để chuẩn bị cho phiên xử sơ thẩm ngày 30-6, tòa án đã gửi giấy triệu tập đối với 16 nhân chứng. Trong đó có bảy cán bộ Công an huyện Đức Hòa, một cán bộ Công an thị trấn Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa).
Ngoài ra, trong vụ án này còn một đối tượng khác là Lê Thu Vân, hiện đã đi khỏi nơi cư trú. Cơ quan an ninh điều tra chưa tìm được nên đã ra quyết định tách vụ án hình sự với đối tượng này, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Riêng về thẩm quyền xét xử, tòa án cấp huyện được xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ một số tội như tội xâm phạm an ninh quốc gia... Đồng thời, Điều 269 BLTTHS 2015 có quy định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm được thực hiện.
Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết các bị can trong vụ án trên bị truy tố theo khoản 2 Điều 331 BLHS năm 2015 với khung hình phạt 2-7 năm tù (tội phạm nghiêm trọng) và nơi tội phạm được thực hiện là huyện Đức Hòa.
Vì vậy, vụ án trên thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện theo Điều 268 BLTTHS 2015. Việc VKSND tỉnh Long An truy tố các bị can ra TAND huyện Đức Hòa là phù hợp.
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Vì sao VKS tỉnh truy tố ra tòa huyện để xét xử? Theo cáo trạng, VKSND tỉnh Long An quyết định truy tố ra trước TAND huyện Đức Hòa để xét xử đối với sáu bị can nêu trên. Ngay khi TAND huyện Đức Hòa ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhiều bạn đọc đã thắc mắc: Vì sao VKSND tỉnh Long An không truy tố các bị can ra trước...