Thầy Hiệu trưởng 15 năm vượt qua xì xào “đàn ông dạy mầm non”
Ít ai biết về câu chuyện “dở khóc, dở cười” trên quá trình phấn đấu trở thành Hiệu trưởng Trường mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, Thanh Hóa của thầy Trịnh Hồng Quân.
Bị bảo vệ đuổi khi đi thi mầm non
Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi có chuyến ngược núi để đến với vùng cao xã Thành Sơn, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), nơi một năm chỉ có vài tháng có ánh nắng còn lại sương mù bao phủ, để gặp người thầy đặc biệt của học sinh mầm non.
Trường mầm non Thành Sơn nơi có 3 giáo viên nam công tác.
Thầy Trịnh Hồng Quân (SN 1985) trong gia đình không ai theo nghề giáo tại huyện vùng cao Bá Thước. Ngay từ khi còn nhỏ thầy đã có ước mơ là trở thành một giáo viên sư phạm, nhưng cơ duyên đến với thầy sau này lại là giáo viên mầm non.
“Ban đầu khi tôi chọn để thi vào ngành sư phạm mầm non thì người thân, bạn bè có người động viên, có người ngăn cản vì nhiều người nghĩ đàn ông thế này, thế nọ mới chọn ngành mầm non. Nhưng về sau rồi mọi người cũng chấp nhận và có suy nghĩ khác về tôi”, thầy Quân tâm sự.
Thầy Trịnh Hồng Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề giáo viên mầm non.
Nói về quá trình chọn nghề sư phạm mầm non thầy Quân vẫn nhớ như in trong đầu ngày đi thi vào đại học. “Lúc đó tôi thi vào ngành sư phạm mầm non của Trường Đại học Hồng Đức, khi bước vào trường để dự thi thì bị bảo vệ ngăn lại và đuổi ra ngoài, còn bảo “đây là khu vực thi dành cho mầm non anh vào đây làm gì?”. Sau khi tôi giải thích và đưa giấy dự thi cho bảo vệ kiểm tra thì họ mới cho tôi vào”, thầy Quân kể lại.
Học sư phạm mầm non đối với những nữ sinh là chuyện bình thường nhưng đối với nam sinh là cả một vấn đề khi phải học múa, hát, tạo hình… Thầy Quân chia sẻ ban đầu thầy cũng có chút e ngại vì cả lớp có mỗi mình là con trai, nhưng rồi theo thời gian mọi việc cũng quen dần.
Video đang HOT
Đặc biệt trong quá trình theo học, vì là nam sinh hiếm hoi nên thầy Quân cũng được giáo viên trong trường quan tâm, tạo điều kiện trong việc học tập và sinh hoạt.
Hàng tuần thầy Quân vẫn lên lớp giảng dạy cho các em học sinh.
Không hối hận về lựa chọn của mình
Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, năm học 2006, thầy Quân về công tác tại Trường mầm non xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước.
Tại đây, thầy công tác 11 năm trước khi được luân chuyển lên làm Phó hiệu trưởng (2 năm) tại Trường mầm non xã Thiết Ống và rồi lên làm Hiệu trưởng tại Trường mầm non Thành Sơn.
“Ngày đầu đến trường nhận lớp cách đây 15 năm, tôi cũng cảm thấy bình thường vì đã được học tất cả kiến thức và cũng đã đi kiến tập, thực tập, làm quen với công việc, học sinh rồi nên không có gì cảm thấy bỡ ngỡ cả”, thầy Quân cho biết.
Lên Thành Sơn vừa xa xôi, vừa khó khăn nhưng không làm cho thầy Quân nhụt chí, thầy từng ngày vẫn cùng các thầy, cô giáo trong trường cố gắng tất cả vì học trò thân yêu. Chính từ tình yêu trẻ như chính con của mình nên thầy Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề mầm non.
“Nhiều khi chứng kiến các em đi học ăn mặc phong phanh, không đủ ấm khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Cũng từ đó tôi kêu gọi giáo viên và liên hệ với các tổ chức thiện nguyện để hỗ trợ quần áo cho các em học sinh”, thầy Quân chia sẻ.
Trường mầm non Thành Sơn không chỉ có thầy Quân là giáo viên nam mà còn có 2 giáo viên nam khác là thầy Bùi Văn Bông và thầy Ngân Văn Tùng cũng đang tham gia giảng dạy tại đây.
Thầy Ngân Văn Tùng (SN 1986) cho biết: “Sinh ra và lớn lên tại chính mảnh đất Thành Sơn, ngay từ nhỏ tôi đã có ước mơ trở thành giáo viên để chăm sóc, giảng dạy cho chính những người con của quê hương mình với mong muốn sau này giúp quê hương đỡ khó khăn, vất vả hơn.
Khi học sư phạm mầm non ban đầu tôi cũng thấy ngượng ngùng, nhưng được mọi người giúp đỡ rồi tôi cũng dần quen và cảm thấy việc nam giới dạy học mầm non là chuyện bình thường”.
Thầy Ngân Văn Tùng đưa cơm đến điểm lẻ.
Nhìn vào những tấm gương thầy giáo mầm non tận tụy với nghề ở Trường mầm non xã Thành Sơn mới thấy công tác giáo dục không phân biệt sang hèn, nam hay nữ, miễn là mỗi người có trái tim nhiệt huyết, tinh thần học tập không ngừng nghỉ, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Chúng tôi tin rằng những người thầy như thế cũng sẽ là động lực để các em học sinh vùng cao nơi đây kiên trì tới trường lớp, tiếp thu kiến thức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Thầy hiệu trưởng "đặc biệt" nơi vùng sơn cước
Bỏ lại những lời dị nghị, dèm pha, với tình yêu nghề, mến trẻ đặc biệt, thầy Trịnh Hồng Quân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thành Sơn (Bá Thước) đã và đang tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp nuôi dạy trẻ nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.
Thầy giáo Trịnh Hồng Quân, Hiệu trưởng trường mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước
Cách trung tâm TP Thanh Hóa chừng gần 200 km, băng qua những cánh rừng bạt ngàn, nhiều ngọn đồi, con dốc, sau 3 tiếng đi xe máy chúng tôi cũng đến được thôn Báng, xã Thành Sơn - nơi thầy Trịnh Hồng Quân (SN 1985) công tác.
Sinh ra trong một gia đình không ai làm trong lĩnh vực giáo dục, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, từ năm 2006 - 2018 thầy được phân công làm giáo viên Trường Mầm non xã Lương Ngoại và Thiết Ống (Bá Thước). Tháng 5-2020 thầy được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Thành Sơn.
Thầy Quân chia sẻ, nghề nuôi dạy trẻ đến với thầy như một cơ duyên, và từ mối cơ duyên đó cộng thêm tình yêu thương trẻ nhỏ đã giúp thầy vượt qua những định kiến của xã hội để tiếp tục cống hiến sức mình cho trẻ nhỏ vùng cao. Đó là điều mà không ai cũng có thể làm được.
Có một chi tiết khá đặc biệt, trong khi bạn bè đồng trang lứa đều theo đuổi những hoài bão, mục đích khác, thì thầy Quân lại chọn công viêc cho mình là công tác tại một trường mầm non, nơi người ta biết đến và mặc định rằng chỉ có phụ nữ mới phù hợp.
Khi chúng tôi hỏi tại sao thầy không chọn lĩnh vực khác mà lại chọn ngành mầm non, nơi thường rất ít các thầy chọn lựa, thầy hóm hỉnh trả lời: "Ban đầu khi chọn ngành mầm non công tác, biết là không phù hợp, gia đình phản đối kịch liệt, bạn bè, người ngoài đàm tiếu, lúc đầu tôi cũng hơi băn khoăn, nhưng nghĩ lại dù công tác ở đâu, với vị trí nào miễn sao được cống hiến hết sức mình cho giáo dục là được rồi".
Những ngày đầu lên đây công tác, không đêm nào thầy Quân yên giấc. Những hoài bão, dự định, kế hoạch luôn lóe lên trong suy nghĩ của thầy giáo trẻ.
Trường Mầm non Thành Sơn hiện có 10 nhóm lớp, với 1 điểm chính, 4 điểm lẻ. Điểm lẻ xa nhất cách điểm chính chừng 12 km, nhà trường chưa có văn phòng, không nhà để xe, công trình nước sạch còn thiếu. Cơ sở vật chất các khu lẻ cũng xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị thiếu thốn...
Trên cương vị người đứng đầu nhà trường, thầy tích cực tham mưu, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh, đến nay ngôi trường ngày một khang trang hơn.
Đặc biệt, thầy luôn nhắc nhở giáo viên quan tâm, chăm sóc sức khỏe của trẻ mới nhập trường, trẻ còi suy dinh dưỡng, chú trọng tới từng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ, tạo sự yên tâm cho phụ huynh.
Bên cạnh đó, tích cực chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới, nhất là các chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cũng như xây dựng kỷ cương, nền nếp trong mọi hoạt động. Động viên viên giáo viên giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...
Sinh hoạt trong môi trường toàn phụ nữ, nhiều lúc thấy ngại ngùng, song vượt qua những trở ngại đó, thầy Quân vẫn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, từng bước hoàn thiện bản thân.
Nhờ sự nỗ lực đáng khâm phục đó, trong nhiều năm công tác, tập thể nhà trường đã được công nhận "Công đoàn vững mạnh", nhiều giáo viên được Chủ tịch UBND huyện tăng Giấy khen, công nhận lao động tiên tiến, giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện...
Chia tay thầy Trịnh Hồng Quân, chúng tôi vô cùng xúc động, thêm nể phục về thầy, hy vọng trong những năm học tiếp theo, thầy sẽ dìu dắt thêm nhiều "chồi non" hơn nữa.
Hải Dương cho học sinh mầm non trở lại trường Tỉnh Hải Dương cho học sinh mầm non tại tất cả các huyện trở lại trường từ 1/4. Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, đưa ra quyết định nêu trên tại cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy diễn ra sáng 29/3. Tuy nhiên, tỉnh này vẫn tạm dừng các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, các...