Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy
Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy ( Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.
Không dám ngủ vì canh quan tài cho mẹ
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến hàng nghìn ngôi nhà ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình ngập sâu. Để sinh tồn, người dân đành ở trên gác xép để phòng tránh rủi ro khi nước lũ ập về.
Ở thôn 4 Tấn Lộc, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy), ngôi nhà của gia đình anh Trương Tấn Bình nước ngập sát nóc. Những ngày mưa lũ, mẹ anh Bình là bà Dương Thị H. (SN 1950) lại mất vì bệnh ung thư. Để xác bà không bị ướt, sau khi khâm liệm, anh Bình đưa quan tài lên gác xép.
Hàng nghìn ngôi nhà ở huyện Lệ Thủy ngập sâu.
“Nước lũ dâng cao, khi mẹ mất, chúng tôi được người dân trong làng hỗ trợ khâm liệm mẹ. Chúng tôi phải đưa quan tài của mẹ lên cao, chờ nước rút đưa đi mai táng. Hai đêm nước lũ dâng cao, chúng tôi không ngủ được, thay nhau canh quan tài vì sợ nước lũ cuốn trôi”, anh Bình tâm sự.
Anh Trương Tấn Bình đưa quan tài mẹ lên gác xép.
Mẹ mất ngày mưa lũ, chị gái của anh Bình là Trương Hai (51 tuổ.i) xót lòng cho biết: “Bố của chúng tôi mất trong trận lũ lịch sử 2020. Năm nay, mẹ cũng mất vào những ngày mưa lũ. Mấy anh em xót nhìn nhau và cầu cho nước rút để sớm đưa mẹ ra nơi an nghỉ”.
Nằm canh quan tài, chờ nước rút đưa người thân đi an táng.
Cũng như gia đình anh Trương Tấn Bình, những ngày qua, thân nhân của bà Đỗ Thị D. (trú thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy) vô cùng xót khi người mẹ mất dưới dòng lũ.
“Nước lũ đổ về ngập nhà cửa, chúng tôi vừa thay phiên chăm sóc mẹ, đưa mẹ lên vị trí cao để tránh lũ. Nhưng cơn tai biến đột ngột đã khiến mẹ ngã xuống dòng nước lũ, rồi mất. Khi chúng tôi phát hiện mọi việc đã muộn…”, người thân của bà D. nói.
Chèo thuyền vượt lũ đưa tang
Ngày 30/10, ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), mưa đã bắt đầu ngớt. Nước đã rút khoảng 1m so với hôm qua nhưng vẫn còn hàng nghìn ngôi nhà đang bị ngập, giao thông bị chia cắt.
Những gia đình có người thân mất, được chính quyền và hàng xóm hỗ trợ, chèo thuyền vượt lũ đưa đi an táng.
Cảnh tang thương nơi rốn lũ huyện Lệ Thủy.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Công Thoán, Chủ tịch UBND thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) cho biết :”Mực nước đã rút khoảng 1m, đường sá chưa đi lại được nhưng người mất không thể để quá lâu, nên đội cứu hộ ở địa phương đã dùng ca nô, cùng bà con lối xóm, thân nhân vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng”.
Chèo thuyền vượt lũ đưa người thân đi an táng.
Lãnh đạo thị trấn Kiến Giang cũng cho hay, ở địa phương có 3 trường hợp mất trong mưa lũ, trong đó có trường hợp bà Đỗ Thị D. bị tai biến, ngã vào dòng nước lũ.
Video đang HOT
“Hôm qua, đội cứu hộ cùng bà con đã dùng ca nô chở quan tài bà D. đi mai táng. Do quốc lộ bị ngập sâu nên mọi người không đi đường chính được, phải chèo thuyền, lái ca nô chở quan tài đi đường vòng, gió quật mạnh, việc đưa tang trong dòng lũ rất khó khăn.
Quãng đường đưa tang phải chèo thuyền 5 cây số khá vất vả nhưng chúng tôi cũng dặn dò mọi người phải làm sao chu toàn nhất cho người đã mất”, ông Thoán nói.
Cũng theo ông Trần Công Thoán, sáng nay, đội cứu hộ và bà con sẽ tiếp tục vượt lũ đưa hai người mất còn lại đi mai táng.
người dân ở Lệ Thủy mang bát hương thờ cúng tổ tiên phơi trên mái nhà.
Sáng 30/10, UBND huyện Lệ Thủy cũng cho biết, lực lượng chức năng vừa tìm thấy xá.c ngườ.i đàn ông bị nước lũ cuốn trôi cách đây một ngày.
Khoảng 14h ngày 28/10, khi đang trên đường đi đón cháu, anh N.V.B (trú xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy) bị nước lũ cuốn trôi. Khoảng 14h30 ngày 29/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy xá.c ngườ.i này, cách vị trí gặp nạn khoảng 300m. Như vậy, đến nay còn 2 người mất tích chưa tìm thấy.
Tỉnh Quảng Bình ghi nhận 32.900 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước, trong đó “rốn lũ” huyện Lệ Thủy có gần 20.000 nhà; 43 thôn, bản bị chia cắt.
Lạ kỳ nơi người dân "sống vui với lũ" và chuyện nữ doanh nhân đứng sau những căn nhà "không bao giờ chìm" ở miền Trung
Khi nước lũ dâng cao nhấn chìm các nhà dân và chuồng trại, người ta lại thấy những mái nhà xanh nổi lên, mở cửa cho bà con vào trú ngụ cùng với lương thực và nước sạch được trữ sẵn từ trước.
10 năm qua, người dân ở Quảng Bình cũng nhờ thế mà "sống vui với lũ".
"Sống với lũ, vẫn vui!"
Xã Tân Hoá ở Quảng Bình nằm ở vùng trũng thấp, như một túi chứa nước khổng lồ, hứng toàn bộ nước từ các khu vực lân cận như Thượng Hoá, Trung Hoá, Xuân Hoá và thị trấn Quy Đạt đổ về. Do nước chỉ có thể thoát qua hang Tú Làn, khi có mưa lớn kéo dài, khu vực này dễ dàng bị ngập lụt nghiêm trọng. Lũ tại Tân Hoá thường dâng rất nhanh, có khi đạt mức lịch sử lên đến 14m, gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản.
Trong trận lụt lịch sử năm 2010 với hàng trăm người dân suýt bị cuốn trôi và "đói rét trong hang đá", làng Tân Hóa gắn với cái tên "rốn lũ" tang thương từ đó.
Tháng 9/2024, khi bão số 4 vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa to diện rộng. Nước từ các sông, suối trên thượng nguồn lại đổ về Tân Hóa gây ngập nặng nề, có tới 428 hộ dân bị ảnh hưởng nặng do nước lũ.
Mưa lũ sau bão số 4 đã làm hơn 400 nhà dân ở Tân Hóa bị ngập sâu từ 0,5 - 2 m.
Trưa 20/9, chúng tôi được ông Trương Xuân Hùng, phó chủ tịch xã Tân Hóa lái thuyền đi thăm người dân đang bị cô lập vì nước lũ. Bất ngờ thay với không khí lạc quan vui vẻ của người dân nơi đây. Họ không còn chạy lũ, cầu cứu ai tiếp tế đồ ăn thức uống mà đã chủ động sống thích ứng với biến đổi khí hậu. Mỗi hộ dân đều trang bị nhà phao tránh lũ, có thuyền gỗ, thuyền nhôm để đi lại sinh hoạt.
Ôm con nhỏ mới sinh 2 tháng trên tay, chị Trần Thị Thơm, ở thôn 3 Yên Thọ vui vẻ tiếp đón chúng tôi và giới thiệu về căn nhà phao nơi 3 mẹ con chị sẽ "tá túc" vài ngày cho đến khi nước lũ rút.
Chị kể, trong trận lũ lịch sử năm 2010, mọi người phải sơ tán lên núi, không có thức ăn, toàn thân ướt sũng vì mưa lũ, mọi người phải chờ trực thăng cứu hộ thả mì tôm xuống để cầm cự chờ nước rút. Từ khi có nhà phao, ký ức kinh hoàng về những trận lũ năm xưa đã không còn.
Bên trong một ngôi nhà phao
"Thấy nước bắt đầu dâng thì tôi và mẹ chồng cùng dọn đồ đạc lên nhà phao, kể cả tủ lạnh, tivi... Tôi vẫn có thể nấu ăn bằng bếp gas, pha sữa cho con bằng những bình nước sạch dự trữ từ trước. Dân ở đây ai cũng như thế, không sợ lũ và không phải chạy lũ lên núi cao như trước nữa".
Khi cơn bão Yagi quét qua miền Bắc, ông Trương Xuân Hùng vẫn theo dõi các thông tin và cầu mong bà con sớm vượt qua thiên tai. "Ở miền Bắc, nước lũ chảy xiết, địa hình không phù hợp để xây dựng những ngôi nhà phao như ở làng chúng tôi. Bà con ở đây rất chủ động ứng phó với lũ. Khi nghe tin dự báo thì mọi người đã đi gửi các tài sản giá trị lớn ở những nơi khác. Trẻ nhỏ, người già đau yếu, sản phụ... thì chúng tôi chỉ đạo các Ban phòng chống thiên tai của các thôn đưa đến các Trạm y tá ở xã, cư trú ở đó sẽ an toàn hơn. Học sinh ở vùng ngập không đi học được thì tạm nghỉ rồi sau sẽ học bù vào các ngày cuối tuần", ông Hùng chia sẻ.
Gặp một người đàn ông đang lái thuyền chở người dân đi mua lương thực, khi hỏi về mô hình nhà phao ở làng mình, anh hào hứng nói: "Bây giờ nhà nào không có nhà phao là chế.t đói như năm 2010 đấy. Chi phí làm một nhà phao chỉ khoảng 30 - 40 triệu. Hộ nghèo được hỗ trợ 100%, cận nghèo được hỗ trợ 70%. Bà con ở đây cũng giúp đỡ nhau trong bão lũ, nhà cao giúp nhà thấp. Ở rốn lũ quen rồi nên bây giờ bảo chuyển đi nơi khác chúng tôi cũng không đi. Ở đâu quen đó. Sống với lũ vẫn vui!".
Người dân nơi đây đã sống quen với những mùa lũ quanh năm
Từ căn "nhà phao" đầu tiên năm 2014
Nhóm phát triển mô hình nhà phao chống lũ này chính là dự án cộng đồng mang tên Nhà Chống Lũ do doanh nhân Phạm Thị Hương Giang (mà cộng đồng hay gọi là Jang Kều hay Jang "Lũ") khởi xướng.
Người dân ở "rốn lũ" Tân Hóa, Quảng Bình vẫn sinh hoạt như hàng ngày dù nước lũ dâng cao.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2014, khi dự án Nhà Chống Lũ của Jang Kều đến Tân Hóa để khảo sát và tìm ra phương án hỗ trợ xây nhà. Kinh nghiệm làm nhà sàn, gác tránh lũ được dự án triển khai tại Hà Tĩnh trước đó không thể ứng dụng được ở đây vì mức lũ ở Tân Hóa quá cao.
May mắn gặp được gia đình anh Lực ở thôn 3 Yên Thọ - người có căn "nhà phao" đầu tiên ở Tân Hóa, giải pháp nhà phao bắt đầu hình thành. Sau mấy cơn lũ, nhận thấy hiệu quả của mô hình này nên bà con cũng đã bắt đầu làm theo tùy khả năng và nhu cầu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, các tiêu chí an toàn vẫn nằm ở mức mơ hồ trong ước đoán của người dân.
Mô hình nhà phao sơ khai của bà con Tân Hóa khi Nhà Chống Lũ tới khảo sát năm 2014
Sau thời gian khảo sát, dự án Nhà Chống Lũ đã quyết định chọn mô hình nhà phao làm giải pháp chiến lược cho việc ứng phó với lũ lụt tại Tân Hóa. Về mặt thực hiện, dự án thiết kế, hỗ trợ một phần tài chính, và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân tự dựng khung nhà, vách, sàn. Nhờ các nỗ lực này, trong năm 2014, 19 chiếc nhà phao phiên bản Nhà Chống Lũ được xây dựng.
"Thời gian đầu triển khai, dự án chủ yếu mô hình hóa, tính toán tải trọng chịu đựng để phân bổ số phao (thùng phuy) nổi cho nhà (mẫu năm 2014). Dần dần sau đó yêu cầu cao hơn về khả năng chịu gió, sóng tác động. Điển hình như khung nhà có sàn hình vuông, độ cao vách vừa phải, độ dốc mái thấp, có hành lang nhỏ xung quanh để giảm sóng. Với mô hình hoàn thiện lần thứ ba có hệ thống dây cáp neo năm điểm có trục hãm tự động là yêu cầu bắt buộc, khung nhà có sàn hình vuông, sử dụng bốn mái, cửa lùa, có hành lang xung quanh, có cửa sổ hậu phía sau cánh lùa ngang và khuyến nghị neo phao góc để giảm tác động sóng và tăng độ nổi", chị Jang Kều chia sẻ.
Mẫu thiết kế nhà phao năm 2014
Mẫu thiết kế nhà phao năm 2016
Một nhà phao đang được xây dựng vào tháng 4/2024
Năm 2015, Nhà Chống Lũ tiếp tục hỗ trợ thêm 42 căn nhà phao. Ngoài những kỹ thuật đã áp dụng ở đợt 1, đợt 2 bổ sung thêm các yếu tố kỹ thuật nhằm ứng phó khi có sóng và gió mạnh. Năm 2017, Nhà Chống Lũ quay lại Tân Hóa với công cuộc cải tiến lần thứ 3 nhằm biến nhà phao thành mô hình dễ làm, dễ lan rộng. Mô hình nhà phao sau lần cải tiến này dễ làm đến mức những tình nguyện viên không chuyên cũng có thể lắp ráp thành thạo ngay sau khi được hướng dẫn.
Sau 3 đợt, dự án đã làm được 99 căn nhà phao đầu tiên cho bà con Tân Hoá. Ngoài ra, Nhà Chống Lũ còn tiến hành tập huấn nhiều đợt cho cán bộ và nhân dân trong xã để cộng đồng có thể chủ động làm nhà theo mô hình nhà phao an toàn của dự án.
Hiện nay, tổng số nhà phao tại Tân Hoá đã lên đến 400 căn, trên tổng số 678 hộ gia đình trong xã.
Bước ra từ "rốn lũ", trở thành "Làng du lịch tốt nhất thế giới"
Về sau này, một đơn vị du lịch tiên phong tại địa bàn Tân Hóa - Công ty Chua Me Đất (Oxalis) cũng đã tài trợ xây dựng nhà phao cho nhiều gia đình khó khăn. Từ năm 2011, Oxalis được cấp phép chạy thử nghiệm các tour du lịch khám phá hệ thống hang động Tú Làn. Năm 2022, Oxalis cũng kết hợp cùng Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cùng chính quyền địa phương xây dựng đề án phát triển làng Tân Hóa thành làng du lịch cộng đồng do người dân vận hành với nhiều mô hình homestay nhà phao.
Tối 19/10/2023 , người dân Tân Hóa hạnh phúc khi ngôi làng của mình được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vinh danh là "Làng du lịch tốt nhất thế giới". Vậy là từ một nơi được mệnh danh là "rốn lũ", người dân chẳng phải sống trong chật vật khó khăn mà lại bình yên... đón khách du lịch hàng năm.
Những căn nhà phao nổi làm homestay mở cửa đón khách đến ở trải nghiệm mùa lụt Tân Hóa. Du lịch thích ứng thời tiết chính là khi nước lên hay xuống thì vẫn luôn sẵn sàng đón khách.
Nhà phao tránh lũ trở thành mô hình homestay du lịch mùa lũ.
Bước ra từ vùng "rốn lũ", Tân Hóa đã và đang trở thành điểm du lịch hút khách của Quảng Bình cả trong lẫn ngoài nước. Không hề nói quá khi Tân Hóa là một bức tranh được vẽ bởi sự tuyệt diệu của thiên nhiên. Con đường vào Tân Hóa uốn lượn bên chân núi, con sông Rào Nan xẻ đôi thung lũng chảy hiền hòa, hai bên là những ngôi nhà mộc mạc mang đặc trưng của miền sơn cước. Bao quanh là những đồng cỏ xanh biếc, những đàn trâu thong thả, nhởn nhơ gặm cỏ,... xa xa là những dãy núi trùng điệp thoáng thoáng sau những đám mây lững lờ trôi.
Chính vẻ thơ mộng đến kinh diễm ấy đã là nguồn cảm hứng cho nhiều bối cảnh của những bộ phim nổi tiếng. Năm 2016, một số cảnh quay của bộ phim nổi tiếng "Kong: Skull Island" được thực hiện tại đây, đến năm 2018, bối cảnh của bộ phim "Người bất tử" của đạo diễn Victor Vũ cũng quay tại Tân Hóa.
Du khách đến Tân Hóa không chỉ được ngắm sự hoang sơ, trong lành và thanh bình, an yên của làng quê Việt mà còn được hòa mình vào cuộc sống của bà con nơi đây.
Nơi đây cũng cất giữ những phong tục tập quán và văn hóa của người Nguồn (cộng đồng dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường) sinh sống từ hơn 300 năm về trước. Có lẽ, Tân Hóa là nơi duy nhất thực hiện "trải nghiệm du lịch thích ứng thời tiết" được tổ chức trong mùa lũ lụt ở miền Trung.
Việc sống chung với lũ, thực hiện du lịch trên "rốn lũ" cho thấy cách ứng xử với thiên tai của người bản xứ, là cách người dân kiên cường nương theo mẹ thiên nhiên, vượt lên mọi thiên tai để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn
Người phụ nữ Nghệ An ôm cây chờ giải cứu giữa dòng nước lũ Giữa dòng nước chảy xiết, người phụ nữ mặc áo mưa, đầu đội mũ bảo hiểm ôm cây chờ người dân ném dây thừng giải cứu. Khoảnh khắc nguy hiểm khiến người xem "thót tim". Mới đây, clip một người phụ nữ Nghệ An bị mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết, ôm cây chờ người dân giải cứu nhận được sự quan...