Thanh trừng chú dượng: Điều gì đang chờ đợi ông Kim Jong-un?
Trong bài viết đăng tải trên trang mạng ngày 24/12, hãng tin BBC cho biết vụ thanh trừng chú dượng của ông Kim Jong-un giống như là một vở kịch. Nó xảy ra 2 năm sau khi nhà lãnh đạo trẻ lên câm quyên, với lý do ông chú dượng dám ông mưu chống lại cháu mình.
Ông Kim Jong-un trong buổi lễ tưởng niệm 2 năm ngày mất của cha vào tháng này.
Vẻ mặt khó chịu
Theo BBC, một câu chuyên tan bao đươc truyên thông nha nươc Triều Tiên đưa tin tương tân đa thu hut sư chu y cua thê giơi. Nhưng bao nhiêu phân trăm la sư thât? Va câu chuyên nay he lô điêu gi vê nôi tinh cua gia đình ông Kim đang năm quyền ở Triều Tiên?
Ngôi trên lê đai dươi chân dung không lô cua ngươi cha qua cô đang mim cươi, ông Kim Jong-un mang môt ve măt mà ngươi khac không thể không đê y thấy. Ngôi phich xuông ghê, anh măt chung xuông va môi bâm lai, dương như ông đang quăc măt nhin đam cân thân đang đưng vô tay. Di nhiên la co nhiêu ly do đê ông buôn. Đo la luc Kim Jong-un đang tương nhơ ngươi cha đa qua đơi hai năm trươc.
Nhưng liêu co phai nôi đau buôn lam cho ve măt ông kho chiu như thê hay la nôi căm hơn ngươi dương đa mưu phan ông? Đo co phai la dâu hiêu canh cao đôi vơi đam đông đưng dươi kia? Hoăc co khi nao đo la nôi sơ? Linh cam răng hang hang lơp lơp đam thuôc ha ngoai măt trung thanh nhưng bên trong che giâu nhiêu âm mưu?
Theo BBC, có le đo la dâu hiêu tuyêt vong cho thây viêc xư tư ông chú dượng Jang Song-thaek, suy cho cung, không phai la do Kim Jong-un lam. Đây cũng có thể là dâu hiêu nhà lãnh đạo trẻ 30 tuôi trong tay năm vu khi hat nhân thât sư không hê năm quyên ơ đât nươc nay.
Điểm yếu hay sức mạnh?
Vụ thanh trừng chú dượng ông Kim Jong-un đã gây sốc lớn. Người Triều Tiên được thông báo nhân vật từng được xem là quyền lực thứ hai nước này, chú dượng của nhà lãnh đạo của họ, là kẻ phản bội, kẻ đã xây dựng một đảng phái bên trong chính quyền.
Nhiêu ngươi cho răng viêc chinh quyên Triều Tiên công khai rầm rộ vê môi đe doa nôi bô nay thê hiên điêm yêu cua ho, khiên cho một số người co cam giac cơ quan đầu não của Triều Tiên đang bât ôn. Bao chi mô ta ti mi nhưng cao buôc chông lai ông Jang – tư chuyên âm mưu đao chinh cho đên xem hinh anh đôi truy rôi “vô tay không thât long” khi Kim Jong-un lên năm quyên.
Sun Mu, trươc đây tưng la nghê sy tuyên giao trong quân đội Triều Tiên được BBC dẫn lời cho biết, điêu đong lai trong đâu ông manh nhât vê tuyên bô băt giư ông Jang la cach thông bao cua Triều Tiên. “Câu chư dương như đươc viêt vôi vang, lôn xôn va không thât sư đươc cân nhăc ky lương. Dương như chung đươc viêt ra đê khăng đinh tinh chinh đang.” – ông cho hay.
Trong khi đó, Giao sư Paik Hak-soon ơ Viên nghiên cưu Sejong ơ Seoul noi răng cach đưa tin cua truyên thông Triều Tiên la dâu hiêu cho thây sưc manh chư không phai điêm yêu cua chê đô.
Ông cung cho răng y kiên co chia re nghiêm trong trong giơi chop bu Triều Tiên la sai lâm.”Binh Nhương không bao giơ công khai nhưng chia re trong nôi bô câp cao cua ho như thê nay nêu no thưc sư la môi nguy cua chê đô,” ông binh luân.
Video đang HOT
Ông Paik cho răng vân đê chi đơn gian la đa đên luc ông Jang Song-thaek, vôn co tiêng la tham vong va kiêu ngao, phai châm dưt vai tro ngươi dân dăt va răng quyên lưc cua ông đa trơ nên qua lơn.
Va cung co nhiêu tin đôn ghê rơn hơn chưa đươc kiêm chưng vê viêc tai sao ông Chang sup đô, trong sô đo la viêc ông ta co quan hê tinh ai vơi phu nhân cua Kim Jong-un.
Cao trang dan dưng?
Kim Seong-min, môt ngươi Triều Tiên đao tâu tưng lam viêc trong bô phân tuyên truyên cua quân đôi Triều Tiên hiên đang sông ơ Seoul, noi ông không tin cao trang ông Jang ma truyên thông Bình Nhưỡng đưa ra la ly do thât sư đăng sau sư thanh trưng ông nay.
“Nhưng viêc như vây chung ta đa biêt nhiêu,” ông noi, “Tôi nghi ông Jang ăt hăn đa lam điêu gi đo khiên Kim Jong-un thât sư nôi điên.”
Co thât sư la đa co âm mưu tao phan? Theo BBC, co ve đây la môt gia thiêt hơp ly giai thich tai sao Binh Nhương trong vu viêc Jang Song-thaek lai không hanh xư như cach xưa nay ho vân lam: ho cao buôc tôi lam phan đê che giâu tôi lôi thât sư – đây la môt chiên lươc mao hiêm đôi vơi môt chê đô duy tri quyên lưc băng sư trân ap.
Nhưng nêu thât sư ông Jang đa mưu phan thi vơi vi tri cao cua ông, vu viêc se con gây song gio trong nhiêu tuân nưa.
Co le đo la ly do ông Kim Jong-un co ve măt không lấy làm vui như thê. Nhưng môt lân nưa, không co băng chưng ro rang cho thấy ông la ngươi ra quyêt đinh hanh quyêt Jang Song-thaek.
Nhưng nha quan sat tinh hinh Triều Tiên chia lam hai trương phai: nhưng ngươi tin răng Kim Jong-un đang thât sư năm quyên va nhưng ngươi khac cho răng ông ta chi la con rôi bi môt thê lưc nao đây, như quân đôi, giât dây.
Ông Michael Madden, ngươi chuyên theo doi cac nhân vât câp cao cua Triều Tiên, lưu y răng giơi lanh đao quân sư đươc xêp đưng bên phai Kim Jong-un trong buôi viêng Kim Jong-il vào tháng này.
Ông Kim Jong-un và vợ đứng có chủ ý phía trước mọi người và cả bộ trưởng quốc phòng cùng tổng tham mưu trưởng quân đội có vẻ như ngày càng được tăng ảnh hưởng dưới thời nhà lãnh đạo trẻ.
Trong suốt 2 năm ông nắm quyền, có nhiều ví dụ chứng tỏ quân đội đã được ưu tiên hơn kinh tế: như việc đóng cửa khu công nghiệp tại Kaesong, mối hợp tác duy nhất với Hàn Quốc, hủy thỏa thuận viện trợ với Mỹ bằng một vụ phóng tên lửa tầm xa và làm “mất mặt” Trung Quốc khi tiến hành vụ thử hạt nhân lần ba.
Sóng gió phía trước?
Câu hỏi ai thực sự nắm quyền ở Triều Tiên hiện gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh thông tin về Triều Tiên rất hiếm hoi, không ai biết câu chuyện thực sự đằng sau đó là gì. Nhưng điều thể hiện rõ nhất ở cả hai miền Triều Tiên là sự bàng hoàng.
Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng có khả năng Triều Tiên sẽ có hành động khiêu khích mà theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc là nhằm “đánh lạc hướng dư luận”. Một quan chức cấp cao trong chính phủ Hàn Quốc giấu tên cho biết khả năng 100% Triều Tiên sẽ có khiêu khích trước tháng 4 năm tới.
Thơi gian se tra lơi, nhưng vơi ve măt ông Kim Jong-un như vây, giới phân tích cho rằng song gio vân con ơ phia trươc
Theo Dantri
Cách cung cấp thông tin cho báo chí: Ông Đỗ Quý Doãn "giật mình"!
"Tôi giật mình vì chỉ có 25% cơ quan, tổ chức thực hiện việc trả lời cho báo chí" - ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), đã nói như vậy khi vào Đà Nẵng thực hiện khóa bồi dưỡng kiến thức về "Những vấn đề pháp lý liên quan đến cung cấp thông tin cho báo chí".
Được mời giảng dạy cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí TƯ và địa phương tham dự khóa học, nhà báo Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT, đã trả lời phỏng vấn báo điện tử Inhonet về rất nhiều vấn đề liên quan đến việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí:
Nhà báo Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT (Ảnh: HC)
Thưa ông, ngày 4/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 25/TTg về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (thay thế Quyết định 77 ban hành năm 2007). Là người lâu năm làm công tác quản lý báo chí, ông nhận định như thế nào về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thời gian qua?
Ông Đỗ Quý Doãn: Quyết định 25/TTg là một văn bản quy phạm pháp luật mà để thúc đẩy thực hiện tốt thì trước hết là từ phía các nhà báo và cơ quan báo chí, còn về phía các cơ quan hành chính nhà nước cũng là một góc độ, một khía cạnh thôi. Vì sao tôi nói như vậy?
Tôi rất chú ý nghiên cứu, xem xét những vấn đề liên quan đến báo chí. Thời gian gần đây cũng có rất nhiều cuộc hội thảo, trong đó có thông tin làm cho tôi hết sức quan tâm. Đó là những vấn đề đã được quy định trong luật, ngay cả luật báo chí là luật chuyên ngành, hay nói cách khác là "cây gậy" rất quan trọng cho chúng ta nhưng việc thúc đẩy xã hội, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định này để phục vụ cho hoạt động báo chí và cho cả báo chí của chúng ta đôi khi rất hạn chế.
Tôi ví dụ trong luật có quy định "cơ quan báo chí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thông tin về những việc mà báo chí nêu". Rõ ràng khi một vấn đề báo chí nêu hoặc báo chí nhận được một nội dung gì đấy liên quan đến các hoạt động của tổ chức, cá nhân thì Ban biên tập, Tổng biên tập có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức phải trả lời, làm rõ. Cái này không phải trả lời báo mà là trả lời cho công chúng. Nhưng xin thưa, theo số liệu mới nhất thì chỉ 25% các cơ quan, tổ chức thực hiện việc phản hồi lại, hay nói cách khác là trả lời cho các cơ quan báo chí.
Thưa ông, ông nghĩ gì về con số 25% đó?
Ông Đỗ Quý Doãn: Tôi hơi giật mình về con số đó. Mà 25% đó không phải là nói một cách đầy đủ tất cả những vấn đề mà báo chí nêu. Không có nghĩa là nêu chúng tôi nhận được thông tin, hoặc là vừa qua báo chí có thông tin về vụ việc, chẳng hạn quy hoạch đất đai ở chỗ nọ, chỗ kia có những vấn đề không bảo đảm đúng quyền lợi của người dân, vi phạm pháp luật... Đôi khi không phải người ta phản hồi, nói thẳng về vấn đề báo chí nêu như vậy mà chỉ bảo chúng tôi có nhận được đơn thư hoặc phản ảnh của báo này, báo khác. Vấn đề này chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét chứ chẳng trả lời!
25% là cộng cả những kiểu "trả lời" như vậy thì xem thử trong một xã hội thông tin, nhu cầu thông tin và các phương tiện thông tin phát triển như hiện nay mà việc thực hiện luật báo chí như thế thì rõ ràng đây là một việc hết sức đáng quan tâm.
Chính vì vậy mà chúng ta thấy việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là một vấn đề đang đặt ra và đây cũng là một nét hết sức cơ bản, quan trọng hay nói một cách văn vẻ thì đây là văn minh trong thời đại thông tin.
Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện thông tin phát triển một cách kinh khủng thì rõ ràng các phương tiện thông tin truyền thống của chúng ta như báo chí, phát thanh, truyền hình, kể cả các phương tiện thông tin khác như truyền miệng, sách vở, phim tài liệu... không còn độc quyền như trước nữa. Nếu báo chí chúng ta không thông tin thì chắc chắn sẽ có phương tiện khác thông tin. Ông thấy ý kiến đó có chính xác không?
Ông Đỗ Quý Doãn: Đúng vậy, bây giờ một sự kiện xảy ra, nếu các báo của chúng ta im lặng hết, không ai nói thì chắc chắn các phương tiện truyền thông xã hội sẽ nói. Mà các phương tiện truyền thông xã hội thì nói theo kiểu của họ, và khi nó đã định hình về mặt dư luận, định hình về mặt nhận thức thì báo chí của chúng ta có nói một nghìn lần chắc cũng khó để mà thay đổi lại cái nhận thức và dư luận đó.
Đây là vấn đề hết sức lớn. Trong hội nghị tuyên giáo toàn quốc năm ngoái, lúc đó tôi với tư cách là lãnh đạo Bộ TT-TT được đề nghị tham luận và phát biểu báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin. Tôi nói, có lẽ hội nghị tuyên giáo thì tôi là người dự lâu nhất và liên tục nhất, 24 năm liền, và đã có ít nhất 12 - 13 lần phát biểu nên văn hay, chữ tốt, lời đẹp, ý hay gì đó tôi đã nói hết rồi, chả còn cái gì hay ho nữa. Lần này tôi chỉ đề cập một vấn đề: Đó là cung cấp thông tin.
Tôi bảo, đất nước chúng ta hiện nay có 845 cơ quan báo chí với 1.050 ấn phẩm báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và tỉnh, thành; 650 đài cấp huyện, hàng nghìn đài truyền thanh cơ sở; một đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền miệng được cấp thẻ từ trung ương đến cơ sở lên đến 10.000 người. Toàn bộ hệ thống làm công tác tư tưởng là do Đảng, Nhà nước quản lý mà có những lúc thông tin trong xã hội không phải do hệ thống thông tin này định hướng. Phải nói một cách thẳng thắn như vậy.
Vì sao lại như thế thưa ông?
Ông Đỗ Quý Doãn: Cái đó cũng do vấn đề phát ngôn và cung cấp thông tin của chúng ta không kịp thời, không chủ động, dẫn đến các loại thông tin khác "chơi" trước, định hình trước, hướng dư luận trước, sau đó chúng ta mới nói lại thì lúc đấy vô cùng khó khăn. Tôi ví dụ trong hai vụ bạo loạn ở Tây Nguyên cách đây khoảng 10 năm, chúng ta không cho phép báo chí của chúng ta thông tin vì ngại người ta sẽ nói bạo loạn chính trị thế này khác rất phức tạp.
Như vậy là báo chí Việt Nam im lặng đúng 7 ngày, không nói năng gì. Trong lúc đó báo chí nước ngoài trong một tuần đấy người ta làm mưa làm gió... Họ cứ đưa đại lên như thế suốt một tuần.
Đến lúc chúng ta bắt đầu nói thì tất cả các phương tiện truyền thông và nhận thức của thế giới đã hiểu như vậy rồi, nên chúng ta nói chỉ là vớt vát. Cũng giống như nếu cả TP này nói anh vào siêu thị ăn cắp, một tuần sau anh mới chính thức nói lại thì ai nghe nữa? Có nghe thì cũng bán tín bán ngờ. Người ta sẽ nói chắc là ông này bị nói quá buộc phải phản ứng lại thôi!
Thông tin là như vậy, nếu ta không nắm thì lực lượng khác sẽ nắm. Nhưng làm thế nào để báo chí có thể chủ động định hướng dư luận khi không được cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác?
Ông Đỗ Quý Doãn: Tôi nhớ trong hội nghị báo chí các nước XHCN năm 1985 tại Bungari có đưa ra vấn đề thông tin trong thời đại ngày nay. Người ta phân tích thế này, trong một ngày có 24 tiếng thì 8 tiếng làm việc, 8 tiếng ngủ nghỉ, trong 8 tiếng còn lại thì có khoảng 4 tiếng dành cho những nhu cầu cá nhân, còn 4 tiếng là nhu cầu để tiếp cận các loại thông tin.
Đây là 4 tiếng đồng hồ mà tất cả các thế lực đều giành giật, ai cũng cần. Báo chí của ta chiếm được đoạn đấy thì người ta càng đọc nhiều, xem nhiều; mà ta không chiếm được thì nhất định người khác chiếm thôi. Huống gì bây giờ có điện thoại di động, facebook..., nếu không có thông tin chính thống thì người ta sẽ xem thông tin khác thôi. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết và nắm bắt khoảng thời gian về nhu cầu thông tin như thế nào cho hiệu quả.
Để có thông tin nhanh, kịp thời, chủ động cho khoảng thời gian đó vô cùng quan trọng, nhưng phải nói thật là chúng ta chưa tính toán và còn hết sức chậm trong vấn đề này mặc dù đã rất đổi mới, cố gắng hết mức. Trong rất nhiều hội nghị đều nói là chủ động cung cấp thông tin, bởi vì khi đã bị động thì chỉ có đối phó, mà đối phó đã mệt mỏi lắm rồi, làm sao mà đòi giành thắng lợi? Khó lắm. Cho nên việc chủ động cung cấp thông tin một cách kịp thời là rất quan trọng.
Theo Infonet
Đại diện huyện Từ Liêm: Lên quận chắc chắn giá đất cao hơn Đại diện huyện Từ Liêm cho biết, có nhiều phương án lựa chọn tên 2 quận mới như: Từ Liêm và Tây Thăng Long, Từ Liêm và Mỹ Đình, Từ Liêm 1 và Từ Liêm 2, nhưng phương án Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm nhận được sự ủng hộ nhiều hơn cả. Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy Từ Liêm Nguyễn...