Thanh Hóa: Vùng đất giàu tiềm năng du lịch sinh thái
Không chỉ được thiên nhiên ban tặng cho những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, nhiều thác nước thơ mộng đẹp tựa như tranh, mà Thanh Hóa còn có 1.535 di tích văn hóa, lịch sử và nhiều nét văn hóa dân tộc đang còn gìn giữ đến ngày nay để phát triển du lịch sinh thái.
Pù Luông, huyện Bá Thước là một trong những điểm sáng về phát triển du lịch sinh thái tại Thanh Hóa hiện nay.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phê duyệt 32 quy hoạch liên quan đến phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp, làm cơ sở cho các nhà đầu tư, tập trung đầu tư hạ tầng điểm đến, bố trí hơn 2.800 tỷ đồng thực hiện 27 dự án hoàn thiện hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là đường giao thông kết nối các vùng, các khu vực phát triển du lịch sinh thái, hàng trăm biển chỉ dẫn tham quan, du lịch, làng nghề cũng được lắp dựng.
Những điểm du lịch sinh thái đã và đang phát triển như: Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Pù Luông với khí hậu mát mẻ, dân cư sinh sống thuần hậu, canh tác trên đất dốc, hình thành những cánh đồng ruộng bậc thang, hấp dẫn du khách hay Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên Thường Xuân là một trong những trung tâm đa dạng sinh học lớn của Việt Nam với đỉnh Pù Gió cao 1.620m, hồ Cửa Đạt mênh mông, dòng sông Chu hiền hòa, thác Yên thơ mộng, thác Thiên Thủy hùng vĩ tráng lệ.
Bên những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ với nhiều loài động, thực vật quý hiếm du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy những cánh rừng nguyên sinh cổ thụ đường kính lớn, với cao trên 60m, hay những loài nấm lạ, những nhánh hoa rừng mang hương sắc quyến rũ, hàng trăm loài cây dược liệu, phong lan quý bên cạnh đó còn có các loại động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Vượn đen má trắng, Voọc xám trong đời sống tự nhiên hoang dã.
Video đang HOT
Ngoài ra, du khách có thể khám phá hồ Cửa Đạt – thác Yên trên du thuyền chạy dài hơn 10km hay hành trình chinh phục thác Thiên Thủy hứa hẹn mang đến cho du khách những kỷ niệm khó quên.
Sau khi đã háo hức bên những cánh rừng nguyên sinh, mê mải thả hồn trên lòng hồ Cửa Đạt, để tâm mình tĩnh lặng trước di tích lịch sử – văn hóa, tâm linh, bước chân du khách tìm đến những bản làng du lịch cộng đồng bản Mạ (thị trấn Thường Xuân), bản Vịn (xã Bát Mọt) yên bình giữa không gian đại ngàn.
Thác Mây tại xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành hiện nay được nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó còn có các điểm du lịch sinh thái đang được các nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển như: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, huyện Như Thanh; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và sản xuất nông nghiệp xã Thành Minh, huyện Thạch Thành; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Thác Mây xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành hay Khu du lịch sinh thái bản Năng Cát – thác Ma Hao, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh…
Cùng với đó, Thanh Hóa có 1.535 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 854 di tích được xếp hạng cùng kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc. Đây cũng là nơi phát lộ, khu vực trung tâm của nền văn hóa Đông Sơn tỏa sáng từ thuở vua Hùng dựng nước; nơi sinh thành, dưỡng dục nên Lê Hoàn, Lê Lợi, quê hương của Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn.
Thành Nhà Hồ một những di sản thế giới cũng là điểm đến lý tưởng cho các du khách.
Với định hướng phát triển “ngành công nghiệp không khói” thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn du lịch cộng cồng cho người dân. 12 lớp biên đạo, luyện tập, phục dựng, truyền dạy các loại hình văn hóa dân gian; công bố các tour du lịch, xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn, sinh thái, cộng đồng; hỗ trợ nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mới, bảo tồn, khôi phục các di sản phi vật thể, nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực truyền thống; hướng dẫn cộng đồng sở tại cùng chỉnh trang cơ sở vật chất, phát triển các dịch vụ, du lịch…
Tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch cùng với quan điểm nhất quán là “không đánh đổi môi trường”, thu hút đầu tư du lịch phải hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, gìn giữ những giá trị truyền thống, văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường.
Tăng tốc phát triển du lịch vùng sông nước Cửu Long
Hiệp hội Du lịch Việt Nam thông tin cho biết: Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Cần Thơ 2023) có chủ đề 'Du lịch sinh thái - Đồng bằng sông Cửu Long' sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/12 tại Cần Thơ.
Ảnh minh họa
Hội chợ hướng đến đẩy mạnh phục hồi và tăng tốc phát triển du lịch Cần Thơ, đồng thời nâng cao vị thế của trung tâm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tăng nhanh lượng khách du lịch đến địa phương và khu vực. Hội chợ có quy mô 350 gian hàng của 40 tỉnh, thành phố trong nước, 10 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự; dự kiến thu hút 20.000 - 30.000 lượt khách đến làm việc, tham quan và mua sắm.
Ban Tổ chức mong muốn Hội chợ này sẽ góp phần nâng cao thương hiệu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở phát triển một vùng du lịch sinh thái đặc thù với những sản phẩm độc đáo, nổi bật. Hội chợ là hoạt động ý nghĩa chào đón kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1994 -2024).
Mới đây, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã phối hợp ra mắt video clip quảng bá du lịch với chủ đề "Cần Thơ - Đô thị miền sông nước". Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ Cần Thơ đẩy mạnh truyền thông, quảng bá du lịch trên nền tảng số, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch.
Xuyên suốt video clip "Cần Thơ - Đô thị miền sông nước" là những thước phim lột tả vẻ đẹp chân thực của đô thị miền Tây sông nước, mời gọi du khách đến và khám phá cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa, con người thân thiện mến khách, tận hưởng dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp, vui chơi giải trí bất tận... Mảnh đất Cần Thơ thu hút bởi nét dung dị, trữ tình, khắc họa hình ảnh thiên nhiên hài hòa với nét hiện đại của nhịp sống đương thời.
Chợ nổi Cái Răng là điểm nhấn độc đáo, đặc trưng miền Tây sông nước ở Cần Thơ. Ban đầu, chợ là nơi người dân mua bán hàng hóa, nay trở thành địa điểm du lịch thú vị và đầy sắc màu. Không đơn thuần là nơi giao lưu bán, chợ nổi đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nơi đây cũng sở hữu những công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử - văn hóa. Nổi bật là nhà cổ Bình Thủy đã tồn tại gần 150 năm, vẫn giữ vẹn nguyên nét đẹp hài hòa thời kỳ giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây. Du khách đến Cần Thơ được thưởng thức ẩm thực miền Tây gắn với những món nước và các loại thủy hải sản, đặc biệt là hàng trăm món bánh thơm ngon. Cần Thơ luôn làm mới sản phẩm để bắt kịp với xu hướng du lịch chung hiện nay với nhiều loại hình du lịch nổi bật như du lịch MICE, dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, thể thao...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ cho biết: 8 tháng của năm 2023, ngành du lịch thành phố đã đón trên 4,8 triệu lượt khách, đạt 92% kế hoạch năm. Tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 4.120 tỉ đồng. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành Du lịch Cần Thơ trong thời gian phục hồi sau dịch COVID-19.
ĐBSCL cần thiết lập một vùng du lịch chung Sau hơn 3 năm triển khai, ngành du lịch ở ĐBSCL đã đổi thay mạnh mẽ, bằng chứng là đủ lực 'cầm cự' và sớm vượt qua những 'tổn thương' sau dịch COVID-19. Tuy nhiên vùng vẫn trùng lắp về sản phẩm, đây là hạn chế cần phải thay đổi để đưa ĐBSCL thành vùng du lịch chung đa dạng, hấp dẫn. Bắt...