Thanh Hóa: Sớm di dời người dân ra khỏi vùng ngập lòng hồ sông Mực
Những năm qua, nhiều hộ dân sống tại xã Xuân Thái, huyện Như Thanh và xã Bình Lương, Tân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang sống trong vùng ngập lòng hồ sông Mực. Mỗi khi mùa mưa về nước dâng cao làm ngập lụt nhiều tài sản, hoa màu, người dân mong muốn chính quyền sớm di dời họ đến nơi tái định cư mới để ổn định đời sống.
Gia đình ông Lê Văn Hải, thôn Cây Ngia, xã Xuân Thái, huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phải sống trong vùng ngập lòng hồ sông Mực.
Chúng tôi có dịp về xã Xuân Thái, huyện miền núi Như Thanh, kể từ khi nâng mức cốt nước hồ sông Mực, nhiều hộ dân xã Xuân Thái thuộc diện sống ở vùng ngập lòng hồ. Vì vậy, vào năm 2010 tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ sông Mực tại khu vực này. Thế nhưng đã gần 12 năm trôi qua dự án vẫn chưa hoàn thành, nguyên nhân là do thiếu vốn nên chính quyền không thể di dời các hộ dân đến nơi ở mới.
Bà Dương Thị Gái, thôn Cây Nghia, xã Xuân Thái cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện nằm vùng ngập nước hồ sông Mực, mỗi khi mưa bão chúng tôi phải di dời chờ nước rút với dám về nhà. Do không có nghề nghiệp nên cả gia đình chỉ trông chờ vào chăn nuôi và trồng trọt nhỏ lẻ trên đất vườn của gia đình, trong khi ruộng không có nên thu nhập chỉ được 3-4 triệu/năm, cuộc sống hiện rất khó khăn”.
Ông Lê Văn Hải, thôn Cây Nghia, xã Xuân Thái cho biết, từ bao đời gia đình ông sinh sống tại đây với nghề trồng trọt, chăn nuôi. Cứ đến tháng 7, tháng 8 khi mùa mưa bão về nước dâng lên ngập vào nhà làm gia đình ông luôn trong trạng thái bất an vì sợ nước lũ cuốn trôi. Mặc dù nhà thường xuyên hỏng nhưng ông không dám sửa chữa do nằm trong diện phải di rdi. Thời gian tới ,ông mong muốn các cấp quan tâm để gia đình ông được di dời đến nơi ở mới, có thể phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Xã Xuân Thái có khoảng 350 hộ, thời gian qua được sự quan tâm của nhà nước xã đã di rời được 251 hộ lên vị trí cao hơn tránh ngập lụt khi tích nước hồ sông mực. Đến nay, vẫn còn 91 hộ chưa được di dời.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Trọng Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Thái, xã còn 91 hộ dân thuộc lòng hồ sông Mực rất cần di rời để tránh thiệt hại về người và tài sản. Thời gian tới, xã đề nghị cấp thẩm quyền có chính sách hỗ trợ di dời các hộ dân này.
Theo thống kê của UBND huyện Như Thanh, địa bàn có 267 hộ sống trong vùng ảnh hưởng ngập lụt do mưa lớn, riêng xã Xuân Thái có 91 hộ bị ảnh hưởng ngập lụt hồ sông Mực. Hiện huyện Như Thanh đã quy hoạch, bố trí khu tái định cư mới cũng tại Xuân Thái với diện tích 17, 91 ha để di dời các hộ có ảnh hưởng ngập lụt do việc nâng cốt của lòng hồ sông Mực.
Theo ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, huyện đã quy hoạch khu tái định cư, sau khi được cấp trên phê duyệt sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng và thống kê số liệu chính xác để bố trí cho các hộ dân ảnh hưởng ngập lụt vào khu tái định cư mới. Thời gian tới, UBND huyện Như Thanh sẽ đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, các ban, ngành hỗ trợ thêm cơ chế chính sách cho các hộ dân vùng ngập lụt hồ sông Mực.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ Sông Mực với số vốn đầu tư hơn 55 tỷ đồng, với mục tiêu bố trí ổn định cho 659 hộ dân đang sinh sống tại thôn Làng Mài, thôn Xuân Lương, xã Bình Lương; thôn Tân Lập, thôn Mai Thắng, thôn Đức Bình, thôn làng Lung, thôn Sơn Thủy, thôn Rộc Nái thuộc xã Tân Bình, huyện Như Xuân và thôn Yên Khang, thôn Đồng Lườn, thôn Cây Nghia, thôn làng Lúng, thôn Cốc 1, thôn Ao Ràng, thôn Ba Bái, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh.
Tuy nhiên, nguồn kinh phí phân bổ thực hiện Chương trình Bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế. Do đó, dự án mới được bố trí hơn 4,7 tỷ để hỗ trợ 27 hộ xã Tân Bình, huyện Như Xuân, 51 hộ xã Xuân Thái, huyện Như Thanh di chuyển đến nơi ở mới an toàn và đầu tư 400 mét đường giao thông tại xã Xuân Thái. Do thiếu vốn thực hiện nên đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành.
Vùng ngập lòng hồ sông Mực tại xã Xuân Thái, huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Để bố trí tái định cư cho người dân, Sở Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các huyện xây dựng “Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021 – 2025″.
Trong số đó, có 108 hộ dân tại các xã Tân Bình, Bình Lương, huyện Như Xuân đang ở dưới cốt nước dâng của hồ Sông Mực sẽ được bố trí, sắp xếp vào 4 khu tái định cư liền kề.
Dự kiến, các hộ dân tái định cư liền kề sẽ được hưởng cơ chế hỗ trợ di dời, sắp xếp, ổn định dân cư với sự hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân gồm 50 triệu đồng/hộ đối với hộ ở nhà sàn và nhà không kiên cố, 75 triệu đồng/hộ đối với hộ ở nhà cấp 4 và nhà mái bằng, 100 triệu đồng/hộ đối với hộ ở nhà 2 tầng và hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu tái định cư 150 triệu đồng/hộ. Trong thời gian tới, UBND huyện Như Xuân sẽ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao để bố trí sắp xếp ổn định cho 108 hộ nêu trên theo Đề án đã phê duyệt.
Đắk Lắk tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, từ ngày 15-16/10, địa bàn huyện Ea Súp, Ea H'leo có mưa to, gây ngập lụt cục bộ và thiệt hại.
Chính quyền địa phương cùng người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra để sớm ổn định cuộc sống.
Nhiều nhà dân ở xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk bị ngập do mưa lũ.
Tính đến 13 giờ ngày 17/10, huyện biên giới Ea Súp có 390 nhà bị ngập. Các hộ có nhà bị ngập đã được sơ tán tại chỗ, đảm bảo an toàn.
Ngày 17/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương và Đoàn Kinh tế quốc phòng 737 (Quân khu 5) triển khai lực lượng, phương tiện kịp thời hỗ trợ các hộ dân có nhà bị ngập di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Tại huyện Ea Súp, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã kịp thời ứng cứu 16 người dân bị cô lập; di dời 29 hộ ở xã Ea Bung và xã Ia Lốp bị ngập đến nơi an toàn. Tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Sê Rê Pốk phối hợp với chính quyền địa phương di dời 6 hộ có nhà bị ngập đến nơi an toàn.
Đại tá Đào Viết Hùng, Chỉ huy Trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, các Đồn Biên phòng đã bố trí lực lượng thường trực và được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, y tế để phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mưa lũ. Khi nước lũ rút, các lực lượng này hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa, tiêu độc khử trùng, khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra để nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Huyện Ea H'leo có 27 nhà bị ngập, huyện Buôn Đôn có 9 nhà bị ngập. Các địa phương đã sơ tán khẩn cấp người dân đến nơi an toàn. Mưa lũ khiến huyện Ea Súp thiệt hại khoảng 1.873 ha lúa, hoa màu, 11,9 ha ao cá, 918 con gia súc gia cầm. Huyện Ea H'leo có khoảng 60 ha cây trồng các loại bị ngập. Mưa lũ làm nhiều tuyến đường giao thông liên xã của huyện Ea Súp bị ngập nặng, gây cô lập nhiều khu dân cư. Nhiều điểm trên tuyến đường tỉnh lộ 1, 3, 10, 13 và 15 bị ngập và hư hỏng gây khó khăn trong lưu thông.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, song song với công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, các địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ". Đặc biệt, bố trí lực lượng và phương tiện túc trực tại các khu vực xung yếu để hướng dẫn người, phương tiện qua lại và sẵn sàng ứng phó với các tình huống; triển khai lực lượng để sơ tán người, tài sản của người dân đến nơi an toàn; di dời các hộ dân có nguy cơ bị ngập đến khu vực cao. Đơn vị vận hành hồ chứa cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, đặc biệt là theo dõi lượng nước đầu nguồn đổ về hồ để có phương án ứng phó, điều tiết xả nước phù hợp với tình hình. Khi có kế hoạch xả nước, đơn vị phải thông báo ngay cho người dân và chính quyền địa phương để chủ động các biện pháp phòng, chống.
Đồi nứt hàng trăm mét, nhiều hộ dân luôn canh cánh... sẵn sàng bỏ chạy Nằm dưới chân một quả đồi với vết nứt dài hàng trăm mét, đất đá liên tục trượt xuống khiến gần 20 hộ dân ở khu vực Pom Ca Thảy, xã Sơn Điện, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) luôn sống trong sợ hãi. Đêm không dám ngủ Khu vực Pom Ca Thảy, bản Xuân Sơn (xã Sơn Điện) là nơi sinh...