Thân củ hành, cành tóc tiên, hoa măng tây, cây cảnh kỳ dị, sống hàng chục năm, người lười nên trồng
Vẻ ngoài của cây cảnh này khiến người ta phải rối trí nhưng lại rất ấn tượng, thú vị, sống lâu năm, người lười cũng có thể trồng được.
Nếu bạn muốn có một cây cảnh thân thiện và thú vị, không cần mất công chăm sóc thì hãy xem xét đến cây hành leo này.
Đặc điểm của cây cảnh hành leo
Hành leo hay còn gọi là hành biển, có tên gọi tiếng Anh là Climbing Sea Onion, Climbing Onion, Sea Onion, Zulu Potato, Climbing Potato (nghĩa là hành biển leo, hành leo, hành biển, khoai tây leo), tên khoa học là Bowiea volubilis.
Cây cảnh mảnh khảnh này lại có sức sống mãnh liệt. Ảnh minh họa skarpihagen
Mặc dù cây cảnh này có tên gọi “hành” và có hình dáng như củ hành tây nhưng lại không liên quan gì đến hành tây. Hành leo là thành viên của gia đình hoa huệ Asparagaceae và cũng được coi là 1 loài cây mọng nước.
Cây cảnh mảnh khảnh này lại có sức sống mãnh liệt, là cây nhiệt đới lâu năm, thân mềm. Cây hành leo phát triển từ 1 “củ hành” xanh khoảng 20-25cm nếu ở ngoài tự nhiên và khoảng 10cm nếu ở trong chậu.
Cây cảnh này là dây leo phát triển nhanh, xoắn lại, lan man. N Ảnh minh họa Toutiao
Thân củ của nó gần như nhô lên trên mặt đất, chỉ có khoảng 10% được vùi trong đất. Thân cây mảnh khảnh phát triển từ củ, thân leo xanh mướt và có tốc độ leo của cây tóc tiên (cây hoa sao) hay cây măng tây nhưng mềm hơn, có thể dài đến 2,5m và không có lá.
Cây cảnh này là dây leo phát triển nhanh, xoắn lại, lan man. Nó có sức sống mạnh mẽ và độ quyết tâm cao độ, có thể leo lên bất cứ vật gì chúng tìm thấy trên đường đi. Khi cây trưởng thành, các nhanh cây xanh non ken dày đặc, nhìn rất lạ mắt.
Bạn có thể trồng cây cảnh rất lạ này ở nhà để ngắm, khá thú vị. Ảnh minh họa randomharvest.co
Dọc theo thân cây xuất hiện nhiều bông hoa màu vàng lục và trắng, tạo thành những ngôi sao 6 cánh tinh tế nhìn như hoa măng tây. Hoa nở từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm ở nơi ấm áp sẽ nở được 2 lần.
Hoa chỉ được sản xuất trong điều kiện nắng vừa đến đầy đủ, tuy nhiên hoa có mùi khá khó chịu. Khi cây cảnh đi vào trạng thái ngủ đông, chỉ còn lại một củ đặc biệt to màu xanh nằm lăn lông lốc trong chậu.
Khi trời ấm áp, cây lại bắt đầu mọc dây leo trở lại. Bạn có thể trồng cây cảnh rất lạ này ở nhà để ngắm, khá thú vị. Cây cảnh này chưa được bán rộng rãi ở các cửa hàng cây cảnh nhưng bạn có thể tìm ua chúng trên mạng xã hội.
Nếu đất ẩm dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, thối rễ, thậm chí thối trực tiếp toàn bộ củ. Ảnh minh họa randomharvest.co
Cách chăm sóc cây cảnh hành leo
Trong việc trồng và chăm sóc cây cảnh hành leo hiếm khi gặp phải vấn đề, điều nó sợ nhất là nhiệt độ quá thấp hoặc đất quá ẩm.
Do đó, bạn cần chú trọng nhất là tránh tưới quá nhiều nước, đảm bảo đất khô hoàn toàn rồi mới tưới. Nếu đất ẩm dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, thối rễ, thậm chí thối trực tiếp toàn bộ củ.
Hành leo rất dễ trồng và đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt rộng rãi. Ảnh minh họa themarthablog
Các lưu ý khi chăm sóc cây cảnh này.
1. Môi trường tăng trưởng
Hành leo rất dễ trồng và đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt rộng rãi. Chúng có nguồn gốc từ miền đông và miền nam châu Phi, với khí hậu khô và ấm quanh năm.
Môi trường sinh trưởng ban đầu của chúng tràn ngập ánh nắng, giống như môi trường sa mạc nên cây cảnh có khả năng chịu hạn tốt và yêu cầu về độ thoáng khí cao hơn.
Cây cảnh sẽ phát triển nhiều thân cây không có lá trong mùa sinh trưởng. Ảnh minh họa agaveville
Cây cảnh có thể phát triển tốt ngay cả trên bậu cửa sổ trong nhà, không tốn nhiều diện tích, chỉ cần có ánh nắng chói chang và môi trường ấm áp là có thể phát triển bình thường.
Đường kính của củ hành leo có thể tăng lên 15 đến 20 cm trong môi trường phát triển tự nhiên, nhưng đường kính của củ trồng ở nhà nói chung là khoảng 5 đến 10 cm.
Cây cảnh sẽ phát triển nhiều thân cây không có lá trong mùa sinh trưởng và chúng sẽ tiếp tục vươn ra bên ngoài, mặc dù khả năng leo trèo của nó không quá tốt nhưng các cành uốn lượn, mềm mại của chúng có thể phát triển thành một loại cây bán leo tương đối thấp.
Mỗi củ hành sẽ phát triển thành một chậu cây mới trong thời gian ngắn. Ảnh minh họa Wiki
2. Sinh sản
Muốn nhân giống cây cảnh này, bạn thường dựa vào cách phân chia, cứ sau vài năm, những cây hành leo khỏe mạnh sẽ ra một số củ tương đối nhỏ, chúng ta thường gọi là củ giống (chồi bên).
Trong giai đoạn này, chúng ta hãy tách các củ giống và trồng vào chậu mới. Mỗi củ hành sẽ phát triển thành một chậu cây mới trong thời gian ngắn.
Ảnh minh họa Toutiao
3. Nắng
Video đang HOT
Hành leo cần đủ ánh sáng để phát triển nhanh hơn, nhưng cây cảnh cũng có thể phát triển trong bóng râm bán phần, thậm chí có thể trồng trong nhà và phát triển tốt dưới ánh đèn cây.
Nếu cây cảnh tiếp xúc với nhiệt độ cao thì phải che nắng hợp lý, nhất là nhiệt độ cao hơn 33 độ C. Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cành bị cháy. Vào những mùa nắng nóng, cây cảnh cũng sẽ dần đi vào trạng thái ngủ đông.
Cây cảnh này không có nhu cầu nhiều về nước. Ảnh minh họa epicgardening
4. Tưới nước
Cây cảnh này không có nhu cầu nhiều về nước, nếu tưới quá thường xuyên sẽ dễ dẫn đến thối rễ và thân.
Trước mỗi lần tưới, hãy kiểm tra độ khô và độ ẩm của đất bầu, nếu đất bầu đặc biệt nhẹ thì tưới từ từ cho nước thấm đẫm.
Ngoài ra, trong thời gian củ ngủ đông, thân trên củ sẽ héo, cần tiết kiệm nước, thỉnh thoảng tưới một ít nước xung quanh bầu đất để củ tiếp tục sống.
Ngoài ra, hãy cẩn thận không chọn chậu hoa quá sâu vì rễ của cây cảnh sẽ phát triển tương đối nông. Ảnh minh họa Toutiao
5. Đất trồng chậu
Để duy trì cây cảnh này, bạn cần sử dụng đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt, có thể sử dụng đất mọng nước thông thường hoặc đất trồng xương rồng.
Có thể sử dụng đất dinh dưỡng thông thường và đất dạng hạt, trộn theo tỷ lệ 1:1, sao cho đất có thể thoát nước tốt là được.
Ngoài ra, hãy cẩn thận không chọn chậu hoa quá sâu vì rễ của cây cảnh sẽ phát triển tương đối nông. Lỗ thoát nước của chậu hoa phải lớn, tốt nhất nên chọn loại chậu có khả năng thoát nước và thông gió tốt hơn, chẳng hạn như chậu đất nung.
Nên chọn chậu đất nung. Ảnh minh họa randomharvest.co
6. Nhiệt độ
Hành leo thích môi trường ấm áp quanh năm, nhiệt độ để cây cảnh sống tốt phải trên 5 đến 10 độ. Nếu nhiệt độ thấp nhất giảm xuống dưới 10 độ ở khu vực có sương giá thì nên chuyển vào trong nhà.
Khả năng chịu nhiệt độ cao của cây cảnh này khá tốt. Nhưng cây cảnh này ngủ đông cả khi nhiệt độ khá cao và khá thấp, bạn phải lưu ý điều này.
Cây cảnh cũng có thể chịu được độ ẩm thấp, nhưng tránh độ ẩm liên tục.
Cây cảnh có thể mọc thêm nhiều củ nhánh. Ảnh minh họa powo.science.kew
7. Phân bón
Hành leo có thể thích nghi với đất tương đối nghèo dinh dưỡng, không cần bón phân quá thường xuyên, chỉ cần đất thoát nước tốt thì về cơ bản không có vấn đề gì.
Chỉ cần bón phân cho cây cảnh này vào mùa xuân hoặc mùa thu. Bạn rắc một ít phân tan chậm lên mép đất trong chậu, lượng ít hơn bình thường là được.
Cây cảnh héo cành vào mùa ngủ đông. Ảnh minh họa plantica
8. Cắt tỉa
Sau khi ngừng nở hoa, thân cây sẽ khô và cây sẽ ngủ đông vào cuối mùa hè. Cắt bỏ thân cây khi chúng có màu nâu. Nếu tán lá khô trong mùa sinh trưởng, hãy cắt bớt và để những chồi mới xuất hiện.
9. Sâu bệnh
May mắn thay, hành leo không dễ thu hút sâu bệnh. Bệnh thực vật duy nhất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với cây cảnh này là bệnh thối rễ – một vấn đề có thể được giải quyết bằng cách thoát nước đầy đủ và lưu ý khi tưới nước.
Đây là loại cây củ quý hiếm dành cho những người lười biếng.
Như vậy, hành leo là loại cây cảnh dễ chăm sóc, không cần tưới nước và bón phân thường xuyên, cũng có thể thích nghi với môi trường ánh sáng yếu, môi trường trong nhà ấm áp quanh năm.
Đây là loại cây củ quý hiếm dành cho những người lười biếng.
Cây cảnh "chiêu tài nạp phúc", nở ngàn vạn hoa rực rỡ, gia đình ăn nên làm ra, tiền vào như nước
Cây cảnh này có thể gây cho bạn cú sốc thị giác khi nở hoa. Chúng có thể sống hàng trăm năm, tươi đẹp không thể nói hết bằng lời.
Nếu bạn muốn tìm một cây cảnh nở hoa xinh đẹp, hoa nhiều và sống hàng trăm năm thì trà Nhật là lựa chọn hàng đầu.
Đây là cây cảnh thực sự có sức sống mãnh liệt khi trưởng thành, thân dày, hoa nở rất nhiều, tạo thành "ngọn núi" phủ đầy màu sắc hồng, đỏ lãng mạn, sáng rực dưới ánh nắng. Cú sốc thị giác mà nó mang lại khi nở hoa có thể khiến bạn choáng ngợp.
Loài hoa này còn được mệnh dành là "Chanel" trong thế giới loài hoa. Ảnh minh họa Toutiao
Trên thế giới có nhiều cây hoa trà Nhật trăm tuổi, cao hàng chục mét, nở hoa từ gốc đến ngọn, càng lên cao hoa càng xum xuê.
Những bông hoa màu hồng mọc dày đặc như một ngọn núi, số lượng hoa thật sự rất nhiều, tươi đẹp như hoa hồng lại đẹp hơn hoa hồng.
Loài hoa này còn được mệnh dành là "Chanel" trong thế giới loài hoa. Hoa trà này cũng được hãng thời trang nổi tiếng Chanel lấy làm biểu tượng.
Màu hồng hoàn hảo. Ảnh minh họa Toutiao
Khác với vẻ tươi đẹp và sang chảnh của mình, trà Nhật tương đối dễ trồng, có thể trồng cả ở sân và ở chậu. Nếu chăm sóc đúng cách cây cảnh này có thể sống hàng trăm năm, trở thành báu vật gia truyền từ đời này qua đời khác.
Đặc điểm của cây cảnh trà Nhật
Trà Nhật hay còn được gọi là trà cung đình có tên gọi tiếng Anh là Japanese camellia hay Common camellia, tên khoa học là Camellia japonica, thuộc gia đình Theaceae.
Trong tự nhiên chúng có thể phát triển thành cây bụi hoặc cây lớn cao đến cả chục mét. Ảnh minh họa Toutiao
Cây cảnh này có nguồn gốc từ Trung Quốc, miền nam Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi nó được biết là mọc hoang trong rừng, đặc biệt ở độ cao khoảng 300-1100m.
Mặc dù cây cảnh này thường được coi là cây bụi nhỏ hơn trong vườn, nhưng trong tự nhiên chúng có thể phát triển thành cây bụi hoặc cây lớn cao đến cả chục mét.
Camellia japonica này có rất nhiều loại. Ảnh minh họa freeimeet
Camellia japonica này có rất nhiều loại nhưng 1 số loài phổ biến và được các nhà làm vườn đánh giá vao về vẻ đẹp và độ ra hoa của nó như: C. japonica 'Adelina Patti'; C. japonica 'Alexander Hunter'; C. japonica 'Ballet Dancer'; C. japonica 'Bob Hope';
C. japonica 'Drama Girl'; C. japonica 'Gloire de Nantes'; C. japonica 'Hagoromo'; C. japonica 'Jupiter'; C. japonica 'Lavinia Maggi'; C. japonica 'Mars'; C. japonica 'Nuccio's Gem'; C. japonica 'San Dimas'; C. japonica 'Tricolor' .
Ưu điểm của cây cảnh của trà Nhật hồng phấn
1. Hoa đẹp
Màu phấn hồng này giống như màu trang điểm của các cung nữ thời xưa nên nó được gọi là "trà phấn cung đình". Ảnh minh họa Toutiao
Nói riêng về trà phấn cung đình có màu hồng rất đẹp, cánh kép, mỗi bông có 60-80 cánh, đường kính 6-8 cm, hình dạng hoa cân đối, xinh đẹp.
Màu phấn hồng này giống như màu trang điểm của các cung nữ thời xưa nên nó được gọi là "trà phấn cung đình".
Màu phấn cung đình của loài hoa này là một màu hồng rất tinh tế và tươi sáng, dịu nhẹ, có người cho rằng đây là màu cao cấp nhất trong bảng màu hồng, nếu đậm quá thì thô tục mà nhẹ quá thì không đủ tinh tế.
Khả năng ra hoa của phấn cung đình rất mạnh, thời gian ra hoa rất dài. Ảnh minh họa Toutiao
2. Khả năng ra hoa mạnh
Khả năng ra hoa của phấn cung đình rất mạnh, thời gian ra hoa rất dài, nở từ Tết Nguyên đán đến Tết Thanh Minh. Cho dù là cây con vẫn có thể nở hoa ngay, không kém gì giống hoa Camellia sasanqua.
Cành lá của cây cảnh này cũng rất xum xuê, xanh bóng khỏe mạnh, chìa khóa cho sự phổ biến nhanh chóng của nó.
Ngoài ra, cây cảnh trà phấn cung đình ra hoa rất nhiều, ngay từ khi ra nụ đã sai trĩu trịt và hông hề bị rụng. Hầu như nụ nào cũng nở thành những bông hoa hoàn hảo, dày đặc, rực rỡ, lãng mạn.
Cây cảnh càng già thì khả năng ra hoa càng mạnh mẽ, không hề vì già mà hết khả năng sinh nở. Ảnh minh họa Toutiao
3. Hoa bền và có tuổi thọ cao
Màu sắc hoa của trà phấn cung đình tuy nhẹ nhàng nhưng lại là một giống tương đối bền trong số các loại hoa trà, có tuổi thọ cao.
Trên thế giới có rất nhiều cây hoa trà đã sống trên dưới 100 năm, rất được ưa chuộng. Cây cảnh càng già thì khả năng ra hoa càng mạnh mẽ, không hề vì già mà hết khả năng sinh nở.
Bày hoa trà trong nhà giúp tâm tính bình thản, nói năng hành động mực thước, không nóng vội. Ảnh minh họa horticulture
Cây cảnh này cũng chịu được mùa đông lạnh và ẩm ướt, dễ dàng sống sót ở nơi có khí hậu lạnh giá. Hoa trà từ lúc mới nở đến khi héo tàn đều rất chậm rãi, từng cánh hoa rơi dần cho đến khi lụi tàn hoàn toàn.
Nhiều người cảm nhận rằng, quá trình nở hoa và tàn của trà phấn cung đình giống như thái độ làm người khoan hòa, trầm tĩnh. Bày hoa trà trong nhà giúp tâm tính bình thản, nói năng hành động mực thước, không nóng vội.
Ngôn ngữ hoa của hoa trà là may mắn và giàu có. Ảnh minh họa Toutiao
Ý nghĩa phong thủy của cây cảnh trà Nhật
Hoa trà nói chung và trà Nhật nói riêng trong phong thủy là loài hoa tượng trưng cho việc theo đuổi đam mê, lý tưởng một cách kiên trì nhưng lại rất cẩn trọng.
Ngôn ngữ hoa của hoa trà là may mắn và giàu có. Nếu bạn trồng cây cảnh này trong sân, vận may của bạn sẽ ngày càng thịnh vượng.
Trong quan niệm người xưa, màu đỏ hay màu hồng là màu của sự may mắn và lạc quan, tràn ngập sức sống cho những ngày đông lạnh lẽo và ảm đạm.
Hoa trà là đại diện của vượng tài, sung túc. Ảnh minh họa bigtreesuppy
Chính vì thế, màu hoa trà tươi hồng trong mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm sẽ đem lại cảm giác vô cùng ấm áp và thịnh vượng trong gia đình, giúp gia chủ có thêm động lực để phấn đấu, và tự nâng cao tinh thần của bản thân.
Hoa trà cũng thường được bày ở cửa giúp chiêu tài nạp phúc, nghênh đón cát khí cho ngôi nhà, khai thông tài vận mà còn mang đến sự tươi vui, mới mẻ cho gia đình.
Hoa trà là đại diện của vượng tài, sung túc. Cây cảnh xum xuê, xanh tốt, hoa nở rộ đầy cành thì càng tượng trưng cho tài lộc trong nhà thịnh vượng.
Cây cảnh càng phát triển, hoa càng nở nhiều thì gia đình càng ăn nên làm ra. Ảnh minh họa horticulture
Màu hồng nhẹ nhàng và sang chảnh của cánh trà phấn cung đình còn là biểu tượng của cô gái đoan trang, xinh đẹp và hiền thục.
Cây cảnh càng phát triển, hoa càng nở nhiều thì gia đình càng ăn nên làm ra, tiền của vào như nước và vận mệnh của các cô gái trong gia đình càng tốt đẹp.
Những nhà có con gái trồng hoa trà phấn cung đình còn có thể mang lại những mối nhân duyên tốt đẹp.
Hoa trà cũng có thể được trồng ở ban công, có tác dụng chắn sát khí và đón vượng khí, mang lại sự may mắn, tốt lành cho ngôi nhà. Ảnh minh họa burncoose
Theo phong thủy, hoa trà có thể trồng ở cửa chính để mang lại phong thủy tốt lành cho ngôi nhà, chiêu tài nạp phúc, nghênh đón cát khí. Trồng hoa trà ở cửa chính không chỉ có tác dụng chiêu tài, khai thông tài vận mà còn mang đến sự tươi vui, mới mẻ và sang trọng.
Hoa trà cũng có thể được trồng ở ban công, có tác dụng chắn sát khí và đón vượng khí, mang lại sự may mắn, tốt lành cho ngôi nhà.
Sau một ngày làm việc vất vả, ngồi ngắm hoa trà, nhấp tách trà thơm cũng có thể đem lại cho bạn cảm giác thảnh thơi, thư giãn, quên đi mệt mỏi và tích cóp năng lượng để tiếp tục ăn nên làm ra, thu hái của cải, làm giàu cho gia đình.
Nói chung, cây cảnh này nếu trồng ở vườn nên tránh những nơi quá râm mát tuy nhiên mùa hè khi nhiệt độ cao cần được che nắng. Ảnh minh họa independent
Cách trồng và chăm sóc cây cảnh trà Nhật
1. Chọn môi trường
Camellia japonica ưa môi trường râm mát, nửa râm mát, vị trí trồng không cần quá nắng, chỉ cần ánh sáng rải rác hơn nửa ngày. Nếu ánh sáng quá mạnh lá sẽ bị cháy sém và hoa sẽ héo, dễ bị cháy nắng.
Nói chung, cây cảnh này nếu trồng ở vườn nên tránh những nơi quá râm mát tuy nhiên mùa hè khi nhiệt độ cao cần được che nắng.
Còn chậu cây cảnh đặt ở ban công nên chọn ban công hướng Bắc hoặc bậu cửa sổ phòng khách có độ thông gió tốt. Nếu ở nơi có nhiệt độ quá lạnh nên chuyển cây cảnh vào nhà.
Cây cảnh có khả năng giữ nước mỏng. Ảnh minh họa gardens4you
2. Đất canh tác
Giống như các loại hoa trà khác, cây cảnh này ưa đất tơi xốp, màu mỡ, hơi chua, không cần trồng trên đất cát pha.
Cây cảnh có khả năng giữ nước mỏng và bón phân kém nên tốt nhất trồng ở đất vườn trộn với 1/3 đất lá thông và đất mùn. Khi trồng xuống đất có thể trộn với đất tơi xốp, bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng.
Thông thường, vào mùa xuân, thu và mùa đông nên tưới mỗi ngày một lần và 2 lần vào mùa hè nóng bức. Ảnh minh họa Toutiao
3. Tưới nước và bón phân
Trong quá trình bảo dưỡng cây cảnh này, bạn cần chú ý tưới nước và giữ ẩm cho đất càng nhiều càng tốt, đừng đợi đến khi khô hoàn toàn mới tưới nếu không cành và lá sẽ trở nên không thể phục hồi.
Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước vì lâu dài nước sẽ tích dưới rễ gây hại cho cây cảnh.
Thông thường, vào mùa xuân, thu và mùa đông nên tưới mỗi ngày một lần và 2 lần vào mùa hè nóng bức.
Cây cảnh này có tuổi thọ rất cao. Ảnh minh họa Toutiao
Vào mùa đông ở nơi khô hanh, do nước trong phòng sưởi bốc hơi nhanh và không khí khô đi nên nếu bạn đặt chậu trà trong phòng thì ngoài việc tưới nước hàng ngày, tốt nhất là phun một ít nước lên lá để tăng độ ẩm không khí.
Bón phân hỗn hợp mỗi tháng một lần cho cây cảnh trong mùa sinh trưởng. Bón phân lân và kali trong thời kỳ nảy chồi, và phun kali dihydrogen photphat 1-2 lần lên lá trong thời kỳ nảy chồi để phát huy tác dụng ra hoa.
Nếu bạn thích cây cảnh hoa phấn hồng lung linh này, còn chần chừ gì nữa! Ảnh minh họa Toutiao
Vì lý do chất lượng nước, tốt nhất nên tưới hoa trà bằng nước mưa và nước máy pha với một ít giấm trắng hoặc sắt sunfat.
Nếu bạn thích cây cảnh hoa phấn hồng lung linh này, còn chần chừ gì nữa!
8 loài cây cảnh trồng được trong nước siêu dễ trồng Bạn có thể đặt trong nhà những loại cây cảnh trồng được trong nước để tăng tính thẩm mỹ và sự tươi mát cho không gian sống của mình. Có nên trồng cây cọ cảnh trong nhà? Những sai lầm rất nhiều người mắc khi trồng cây trong nhà Lợi ích của việc trồng cây cảnh nước trong nhà Trồng cây cảnh nước...