Thẩm phán bị bắt khi nhận hối lộ 16 cọc tiền, tổng cộng 500 triệu đồng
Tại phòng làm việc, thẩm phán Võ Đình Sớm vừa nhận 16 cọc tiền, tổng giá trị 500 triệu đồng của đương sự thì bị cơ quan chức năng bắt quả tang.
Ngày 7-8, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao kết thúc thời gian tạm giữ, tiến hành bước tiếp theo để xử lý ông Võ Đình Sớm – Thẩm phán tại TAND tỉnh Gia Lai, về hành vi “Nhận hối lộ”.
Ông Võ Đình Sớm nhận tiền của đương sự ngay tại phòng làm việc – Ảnh Đ.C
Trước đó, một người đàn ông tên P.A.T (trú tỉnh Gia Lai) đã xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất đối với một đơn vị. Ông Võ Đình Sớm được phân công giải quyết vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất này.
Ông Võ Đình Sớm đã đòi ông P.A.T phải đưa cho mình 500 triệu đồng để giải quyết cho thắng kiện. Sau đó, đương sự này đã làm đơn tố giác gửi Cơ quan điều tra VKSND Tối cao.
16 cọc tiền tổng cộng 500 triệu đồng ông Sớm nhận của đương sự để giải quyết cho thắng kiện – Ảnh Đ.C
Video đang HOT
Vào sáng 4-8, khi ông Võ Đình Sớm vừa nhận 500 triệu đồng của ông P.A.T thì bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao tiến hành bắt khẩn cấp, khám xét phòng làm việc của ông Võ Đình Sớm tại TAND tỉnh Gia Lai. Tại đây, cơ quan điều tra đã thu giữ 500 triệu đồng mà ông P.A.T đã đưa cho ông Sớm theo thỏa thuận.
Số tiền trên gồm nhiều cọc tiền được cột bằng dây thun. Trong đó có 10 cọc tiền mệnh giá 200.000 đồng và 6 cọc tiền mệnh giá 500.000 đồng.
TAND TP.HCM xét xử 2 vụ án thuộc Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng theo dõi
Dự kiến, trong tháng 8.2023, TAND TP.HCM sẽ xét xử 2 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM theo dõi, chỉ đạo.
Cựu kế toán trưởng trường tham ô hơn 7 tỉ đồng
Dự kiến, ngày 16.8, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án "tham ô tài sản" xảy ra tại Trường THCS Giồng Ông Tố (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Mai Phương. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Lê Công Huân.
Theo cáo trạng, cựu Kế toán trưởng Trường THCS Giồng Ông Tố là Nguyễn Ngọc Mai Phương (39 tuổi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lập bảng lương giáo viên, nhân viên nhà trường đúng số lượng, hệ số lương và tiền lương, nhưng nâng khống mục tổng hệ số lương và tổng tiền lương.
Khuôn viên Trường THCS Giồng Ông Tố. Ảnh C.T.V
Sau đó, bị cáo lập giấy đề nghị rút ngân sách và ủy nhiệm chi theo tổng số tiền đã nâng khống rồi trình hiệu trưởng nhà trường ký duyệt.
Bà Phương đóng dấu rồi mang hồ sơ đến kho bạc làm thủ tục rút tiền, chuyển khoản vào tài khoản nhà trường.
Tiếp đến, bà Phương lập bảng lương theo mẫu của ngân hàng và nâng thêm số lượng giáo viên, lập bảng lương thành 3 trang rồi trình cho hiệu trưởng ký duyệt.
Khi hiệu trưởng ký duyệt, bà Phương đánh tráo tờ số 2 của bảng lương bằng tờ khác có thêm tên của bà P.T.N.C (bạn bà Phương) và bà N.T.K.H (chị ruột bà Phương), đồng thời thêm mục hệ số lương, phụ cấp phù hợp để nhận số tiền chênh lệch mà Phương đã nâng khống.
Sau khi ngân hàng chuyển tiền, Phương nhờ bà P.T.N.C rút đưa lại cho Phương. Trong khi đó, Phương mượn thẻ ATM của bà N.T.K.H đi rút tiền.
Theo hồ sơ, từ năm 2012 - 2015, Phương đã chiếm đoạt hơn 7 tỉ đồng. Quá trình bị thanh tra, Phương đã nộp khắc phục thiệt hại.
Cựu Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM Phan Minh Tân gây thiệt hại hơn 22,6 tỉ đồng
Ngoài ra, dự kiến, ngày 24 và 25.8, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Quỹ phát triển KH-CN TP.HCM. Chủ tọa phiên xét xử là thẩm phán Nguyễn Thị Hà, Phó chánh tòa Hình sự.
Cụ thể, bị cáo Phan Minh Tân (hiện 69 tuổi), cựu Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM giai đoạn 2006 - 2014, và 5 đồng phạm, là cựu lãnh đạo của sở này, sẽ bị xét xử về tội "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".
Ông Phan Minh Tân thời điểm 2016
Theo cáo trạng, Quỹ phát triển KH-CN TP.HCM do UBND TP.HCM thành lập ngày 16.5.2007 để tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ của TP.HCM. Bộ máy quản lý và điều hành gồm 6 thành viên do ông Phan Minh Tân làm chủ tịch. Cơ quan điều hành của quỹ là Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP.HCM (HIFU).
Từ tháng 8 - 11.2009, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, ông Tân và đồng phạm làm trái quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng đầu tư công trong xét duyệt vay và hỗ trợ cho Công ty CP đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng (gọi tắt Công ty Huy Hoàng, chuyên sản xuất chip) thực hiện 2 dự án không đúng quy định, gây thiệt hại hơn 22,6 tỉ đồng của ngân sách nhà nước.
Trong đó, đối với dự án "thiết kế và sản xuất thử nghiệm chip nhận dạng từ xa qua sóng radio TS09-01 chip RFID", ông Tân và đồng phạm đã lấy 4,2 tỉ đồng từ ngân sách cấp kinh phí cho Công ty Huy Hoàng thực hiện dự án. Song dự án không hoàn thành, đơn vị không hoàn trả kinh phí, gây thiệt hại ngân sách hơn 3,1 tỉ đồng.
Cũng trong thời gian thực hiện dự án trên, đầu năm 2010, ông Tân ký các văn bản đề nghị HIFU cho Công ty Huy Hoàng vay 10 tỉ đồng để thực hiện dự án 2 "đầu tư và phát triển công nghệ chip nhận dạng bằng sóng vô tuyến RFID". Tính đến ngày 30.6.2021, thiệt hại của dự án 2 là hơn 19,4 tỉ đồng.
Theo kết quả điều tra, tại thời điểm thẩm định dự án 2, Công ty Huy Hoàng không có khả năng về tài chính, không đủ điều kiện được duyệt vay, bởi thực chất tổng vốn tự có của Công ty Huy Hoàng chỉ khoảng gần 142 triệu đồng, là không đủ điều kiện cho vay theo quy định.
Tạm dừng phiên tòa chuyến bay giải cứu để "cập nhật" tiền khắc phục Sáng 17/7, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Vũ Quang Huy thông báo luật sư hỗ trợ các bị cáo trong việc cung cấp các tài liệu liên quan đến việc nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án đến bàn thư ký làm việc. Để tạo điều kiện cho luật sư và các bị cáo thực hiện việc "cập nhật" tiền khắc...