Thăm những điểm đến vào ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ tại Gia Lai
Thác Hang Én, hàng thông cổ thụ và ’ suối đá đĩa’ ở Chư Păh là ba điểm đến được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’.
Đây cũng là gợi ý mà du khách có thể ghé thăm khi đến Gia Lai.
Thác Hang Én, huyện Kbang
Thác K50 có tảng đá lớn vắt qua, dòng chảy tự nhiên của thác đổ theo phương thẳng đứng. Dòng nước thác K50 chảy mạnh, tung bọt trắng xóa. Ảnh: Quốc Bảo
Thác K50 nằm ở đầu nguồn sông Côn, thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, giáp ranh với tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 80km. Thác còn có tên gọi là Hang Én, do phía sau dòng thác là một hang đá lớn, vốn là nơi trú ngụ của hàng ngàn con chim én rừng.
Dòng thác này có độ cao trên 50m, tùy theo mùa, thác có độ rộng từ 20m đến khoảng 100 mét. Ảnh: Quốc Bảo
Dòng thác này có độ cao trên 50m, tùy theo mùa, thác có độ rộng từ 20m đến khoảng 100 mét. Trekking xuyên qua những cánh rừng để chinh phục thác K50 là trải nghiệm được nhiều du khách ưa khám phá lựa chọn.
Hàng thông cổ thụ ở huyện Chư Păh
Video đang HOT
Ảnh: Đan Khôi
Hàng thông trăm t.uổi này nằm trên cung đường đi qua xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 15km. Cung đường này băng qua những đồi chè xanh mướt, bên cạnh ngôi chùa Bửu Minh cổ kính.
Toàn cảnh đồi chè nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Ban
Được biết, hàng thông cổ thụ trồng dọc đường dẫn vào khu vực nhà máy sản xuất, chế biến ở đồi chè Biển Hồ. Với khung cảnh bình yên, thơ mộng, con đường này được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2022 ở hạng mục “Top 7 điểm du lịch có cảnh đẹp ấn tượng”.
Suối đá đĩa ở thị trấn Ialy, huyện Chư Păh
Ảnh: Luân Lavender
Dòng suối này nằm ở làng Vân, thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Người địa phương gọi nơi này là Jrai Phă; “jrai” nghĩa là thác nước, “phă” là bể. Một số khách đến đây gọi là “suối Đá Đĩa”, vì nơi này có nét tương đồng với Ghềnh Đá Đĩa, một thắng cảnh ở Phú Yên.
Ảnh: Luân Lavender
Ở dòng suối này, các thanh đá lớn hình lục lăng như được sắp đặt theo chủ đích. Chúng đứng cạnh nhau, bằng phẳng và rắn chắc như một khối đông đặc. Ngoài những tảng đá được sắp xếp ấn tượng, những khe đá bị dòng nước bào mòn qua năm tháng cũng tạo nên vẻ đẹp cuốn hút.
Dòng suối được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2022 ở hạng mục “Top 7 cảnh đẹp bất ngờ nhìn từ không trung”.
Tỉnh duy nhất ở Việt Nam được đặt tên theo một dân tộc: Lớn thứ 2 cả nước, có nhiều 'kho báu' quý
Ở Việt Nam, chỉ có tỉnh này được đặt tên theo một trong 54 dân tộc đang sinh sống ở nước ta.
Tỉnh này có diện tích lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực Tây Nguyên.
Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai chính là tỉnh đứng nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng này. Xét trên quy mô toàn quốc, Gia Lai có diện tích lớn thứ hai, chỉ sau Nghệ An, đứng thứ 18 về dân số (số liệu tính đến năm 2023).
Biển Hồ T'Nưng Pleiku. Ảnh: Internet
Cái tên Gia Lai xuất phát từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ngày nay, người Ê đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia vẫn dùng cách gọi này để gọi Gia Lai.
Ngày 12/8/1991, tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ của Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Nơi đây có đến 34 dân tộc anh em cùng sinh sống (số liệu tính đến tháng 4/2019). Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 53,77%. Người Kinh ở Gia Lai chủ yếu tập trung ở thành phố Pleiku.
Núi lửa Chư Đăng Ya ở Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN
Sân bay Pleiku. Ảnh: Internet
Cái tên Pleiku cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Lần đầu tiên nó được nhắc đến là vào năm 1905, trong một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương với cách viết Plei-Kou-Der. Có nguồn tin cho rằng "Plei" là biến thể của "Plơi", mang nghĩa là "làng". "Kou" hay "Kơdưr" mang nghĩa là "hướng Bắc" và "trên cao". Những đặc điểm đó đều phù hợp với vị trí địa lý của Pleiku bởi thành phố này nằm ở phía Bắc nơi người Gia Rai sinh sống trước đây, có địa hình cao hơn các khu vực khác.
Hàng thông trăm t.uổi. Ảnh: Bùi Văn Hải
Cỏ hồng Gia Lai vào mùa. Ảnh: TNR
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày hơn 4.000m, thuộc Địa khối Kon Tum. Tỉnh này gần như nằm hoàn toàn ở phía đông dãy Trường Sơn, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Điều kiện thời tiết của Gia Lai giúp tỉnh phù hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày, kết hợp với nông lâm nghiệp.
Thác K50. Ảnh: Anh Chiêm
Khung cảnh quanh thác K50 tạo ra nhiều góc ảnh đẹp. Ảnh: Anh Chiêm
Đặc biệt, Gia Lai có đến 27 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản dồi dào là tiềm năng cực lớn của Gia Lai, có thể kể đến như vàng, bô xít, đá quý...
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Biển Hồ chè - Gia Lai Nằm trên bờ Bắc Biển Hồ, gọi là Biển Hồ chè bởi đó là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn. Đồi chè ở đây chỉ cách thành phố Pleiku khoảng 13 km, nằm trên địa phận huyện Chư Pah. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành...