- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -
Tây Ninh: Vùng đất căn cứ địa đổi mới
On 01/05/2020 @ 5:49 AM In Tin nổi bật
Trong khang chiên chông thưc dân Phap va đê quôc My xâm lươc, Tây Ninh là căn cứ địa cua cac cơ quan đâu nao cach mang miên Nam.
Chiến tranh đã từng diễn ra vô cùng khốc liệt tại vùng đất này. Tây Ninh cũng là địa phương có đông bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Trong chiến tranh cung như thời bình, đồng bào luôn đoàn kết và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ, hiện có 23 xã, phường với hơn 27 điểm dân cư có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống và 8 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Tây Ninh có 17 dân tộc thiểu số với 5.127 hộ đồng bào chiếm 1,69% dân số toàn tỉnh...
Vùng căn cứ địa được quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng
Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Sau 45 năm quê hương được giải phóng, nhìn chung, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa ban Tây Ninh đã có nhiều thay đổi. Nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, việc làm, học tập, sức khoẻ...
Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến nay, hầu hết đồng bào trong độ tuổi lao động ở Tây Ninh đều được bồi dưỡng, tập huấn qua các lớp đào tạo nghề cũng như các lớp cử tuyển trình độ từ trung cấp trở lên. Tây Ninh đa hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học và 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Số hộ nghèo bình quân mỗi năm đêu giảm; trên 70% nhà ở đạt tiêu chuẩn và hiện tại đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước phục vụ sản xuất. Về cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số, 100% đường trục liên xã được nhựa hoặc bê tông hóa; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, internet đa vươn đến hầu hết các thôn bản của đồng bào.
Trong những năm gần đây, nhiều chính sách dành riêng cho đồng bào đã được chính quyền các cấp tăng cường thực thi và hàng nghìn hộ dân đã được thụ hưởng. Chẳng hạn, từ năm 2016 đến năm 2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ 109 căn nhà đại đoàn kết cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; giải ngân hỗ trợ 1.003 con trâu, bò sinh sản, trị giá gần 24 tỷ đồng theo Đề án hỗ trợ trâu, bò sinh sản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020.
Ấp Chàng Riệc, xã Tân Lập, huyện Tân Biên là một trong ba khu dân cư biên giới ở phía Bắc Tây Ninh thành lập mới dành cho các hộ nghèo có từ 4 - 5 nhân khẩu trở lên không có đất sản xuất. Dân Chàng Riệc được cấp mỗi hộ 1 căn nhà 42 m2, một phần đất 1.000 m2; đất sản xuất 10.000 m2 và hỗ trợ cho vay một phần vốn để sản xuất. Chính quyền tỉnh Tây Ninh vừa đầu tư 150 tỷ đồng và hoan thanh giai đoan I xây dựng cơ bản (hệ thống đường, trạm y tế, nha văn hoa, trương hoc) cho ấp Chàng Riệc. Ngoài việc tăng gia sản xuất trên đất nông nghiệp, một số hộ dân kết hợp tổ chức mua bán nhỏ lẻ tại hộ gia đình tạo thu nhập cua ba con Chàng Riệc ngày càng ổn định và nâng lên.
Ông Thạch Long, người Khmer ngụ tại ấp Chàng Riệc cho biết, Chàng Riệc hiện có 291 hộ thì 72 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay không còn hộ nghèo, người dân đều có phương tiện nghe nhìn, sử dụng nguồn nước sạch, điện lưới quốc gia. "Trước gia đình tôi chỉ có hai bàn tay trắng, thiếu thốn đủ bề. Từ khi lên Chàng Riệc, nhờ có nhà, có đất canh tác, chính quyền còn hỗ trợ nhiều thứ nữa nên cuộc sống bây giờ khoe lắm rồi, không còn cảnh thiếu cơm như xưa", ông Long kể.
Tây Ninh đặt mục tiêu đến năm 2024 nâng thu nhập bình quân của người dân tộc thiêu số trên địa bàn tăng gấp 2 lần so với năm 2020; duy trì không phát sinh hộ nghèo và hàng năm giảm 10% số hộ cận nghèo; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số dân tộc thiểu số.
Để đạt được mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, các ngành, các cấp cần tập trung triển khai đồng bộ và bố trí đầy đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án, chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đông bao dân tộc thiểu số. Đặc biệt là chủ động chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, lựa chọn các loại giống, cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, có giá trị kinh tế và có cơ chế đầu ra cho sản phẩm; khuyến khích thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số.
Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com
URL to article: https://vietgiaitri.com/tay-ninh-vung-dat-can-cu-dia-doi-moi-20200501i4894768/
Click here to print.
Copyright © vietgiaitri.com - All rights reserved.