Tàu phá băng Nga kẹt cứng trong băng Nam Cực
3 tàu phá băng của nhiều quốc gia đang hối hả tiến xuống Nam Cực để giải cứu một con tàu Nga đang bị kẹt cứng ở đó.
Ngày 25/12, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) nhận được tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh của một con tàu phá băng của Nga đang bị kẹt cứng trong lớp băng dày cách đất liền khoảng 1.500 hải lý.
Người phát ngôn AMSA cho biết họ nhận được yêu cầu cứu hộ từ thuyền trưởng của tàu Akademik Shokalskiy, một tàu gia cường phá băng được Nga chế tạo vào năm 1984 để nghiên cứu đại dương, và thuyền trưởng cho biết con tàu này đang bị kẹt cứng trong băng không thể di chuyển được.
Vì con tàu này ở quá xa đất liền, nên Úc không thể điều máy bay hoặc tàu cứu hộ thông thường tới giúp đỡ. Hiện có 3 tàu phá băng đang tới khu vực trên để giúp đỡ con tàu bị mắc kẹt, tuy nhiên họ phải mất hai ngày mới tới được địa điểm cứu hộ.
Tàu phá băng Akademik Shokalskiy bị kẹt cứng trong băng Nam Cực
Video đang HOT
Phóng viên Chris Turney của tờ Guardian (Anh) đang có mặt trên con tàu bị mắc kẹt này đã gửi thông điệp về tòa soạn: “Con tàu gần nhất mang tên Rồng Tuyết của Trung Quốc phải mất hơn một ngày mới tới được vị trí của tàu Shokalskiy. Tàu phá băng Astrolabe của Pháp từ căn cứ Dumont D’Urville ở Nam Cực cũng sẽ đến đây vào cùng thời điểm.”
Tàu phá băng thứ ba mang tên Aurora Australis của Úc ở xa nhất cũng đang trên đường tới giải cứu tàu gặp nạn của Nga. Phóng viên Turney mô tả: “Chúng tôi hiện đang mắc kẹt trong lớp băng dày và cần được giúp đỡ để thoát ra. Thật bực mình vì chúng tôi chỉ cách đại dương có 2 dặm. Tuy nhiên mọi người trên tàu vẫn ổn và giữ vững được tinh thần.”
Mặc dù bị mắc kẹt trong băng song các thành viên trên tàu vẫn tưng bừng chào đón Giáng sinh và chương trình nghiên cứu khoa học vẫn được tiếp tục ngay tại chỗ vì họ biết rằng tàu phá băng của Trung Quốc đang rất gần với vị trí của mình.
Tàu Shokalskiy rời cảng Bluff ở New Zealand từ hôm 8/12 với 48 hành khách và 20 thủy thủ tiến về phía Nam Cực theo hành trình mà nhà thám hiểm vĩ đại Douglas Mawson từng đi trước đây.
Theo Telegraph
Tàu tự hành Thỏ ngọc của Trung Quốc gửi hình ảnh về Trái đất
Tàu tự hành mặt trăng của Trung Quốc mang tên Thỏ ngọc đã gửi về Trái đất những hình ảnh đầu tiên sau khi có mặt trên 'chị Hằng', AFP dẫn truyền thông địa phương cho hay ngày 16.12.
Tàu thăm dò Hằng Nga 3 đáp an toàn xuống bề mặt mặt trăng, mở rộng hai cánh thu năng lượng mặt trời, đánh dấu một bước tiến lớn trong chương trình không gian của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Các hình ảnh được công bố bởi Tân Hoa xã cho thấy con tàu thăm dò Hằng Nga 3 với vỏ màu vàng lấp lánh, đang đứng tại khu vực được đặt tên là Sinus Iridum, hay Vịnh Cầu vồng.
Còn tàu tự hành Thỏ ngọc (hay còn gọi là Yutu) màu bạc mở rộng hai tấm thu năng lượng mặt trời, đã di chuyển ra xa khỏi tàu mẹ Hằng Nga 3 và xoay tròn theo dấu vết bánh xe của nó.
Theo hình ảnh vừa công bố thì tàu Hằng Nga 3 được chụp bởi camera của tàu Thỏ ngọc và ngược lại.
Được biết, tàu tự hành Thỏ ngọc được triển khai vào lúc 3 giờ 35 phút sáng 15.12 (giờ Việt Nam), vài giờ sau khi tàu thăm dò mang theo nó là Hằng Nga 3 hạ cánh thành công xuống mặt trăng.
Tân Hoa xã cho hay, các hình ảnh của hai con tàu này bắt đầu được chụp vào lúc 22 giờ 42 phút tối 15.12 (giờ Việt Nam), sau khi tàu tự hành di chuyển được vài mét khỏi Hằng Nga 3. Các hình ảnh được truyền thẳng về Trung tâm Kiểm soát không gian vũ trụ Bắc Kinh.
Theo Ma Xingrui, chỉ huy trưởng chương trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc, với việc Hằng Nga 3 thực hiện thành công nhiệm vụ khó khăn nhất là hạ cánh xuống bề mặt "chị Hằng" và Thỏ ngọc đã bắt đầu hoạt động, thì sứ mệnh lần này đã "thành công trọn vẹn".
Tàu tự hành Thỏ ngọc của Trung Quốc đang lăn bánh trên mặt trăng - Ảnh: AFP
Tàu tự hành Thỏ ngọc sẽ có ba tháng khám phá bề mặt mặt trăng và tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở đây.
Tàu có khả năng chịu được các điều kiện bức xạ cao, chân không và nhiệt độ quá nóng. Nhiệt độ trên bề mặt "chị Hằng" dao động trong khoảng từ âm 180 đến dương 150 độ C, Tân Hoa xã dẫn lời thiết kế trưởng của chương trình tàu thăm dò mặt trăng Wu Weiren cho biết.
Tàu được trang bị nhiều hệ thống thu thập thông tin và thăm dò địa chất, như camera chụp toàn cảnh và các thiết bị đo lường bằng radar. Nó có thể leo dốc cao đến 30 độ và di chuyển 200 mét trong một giờ.
Theo TNO
Trung Quốc phóng tàu thu mẫu vật từ mặt trăng vào năm 2017 Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch phóng tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga 5 trong năm 2017, Tân Hoa xã dẫn Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cho hay. Tàu thăm dò Hằng Nga 3 đang có mặt trên mặt trăng - Ảnh: AFP "Việc phát triển tàu Hằng Nga 5 đang được tiến...