Tàu ngầm tên lửa hạt nhân “đáng gờm” nhất thế giới
Tàu ngầm luôn là một loại vũ khí lợi hại của lực lượng hải quân các cường quốc quân sự trên thế giới. Trên thế giới hiện có rất nhiều loại tàu ngầm hạt nhân tối tân, trong đó “đáng gờm” nhất là tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa chiến lược Ohio của Hải quân Mỹ và tàu ngầm lớp Akula của Nga.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio – Biểu tượng đầy uy lực của Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio là biểu tượng đầy uy lực và là tàu ngầm lớn nhất trong hạm đội của Mỹ. Ohio có nhiệm vụ ngăn chặn các mối đe dọa và nó thường xuyên hoạt động ngoài biển.
Dự án chế tạo tàu ngầm Ohio bắt đầu từ năm 1970. Đến năm 1991, Hạm đội Mỹ đã có tới 18 tàu ngầm loại này. Ngày nay chỉ còn 14 chiếc hoạt động. Ohio có chiều dài gần bằng 2 sân bóng đá và cao bằng 2 tòa nhà 4 tầng, đủ chỗ để chứa 24 tên lửa hạt nhân và 160 thủy thủ trong hành trình dài ngày.
Năm 2003, để thực hiện các thỏa thuận về chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân, Hải quân Mỹ đã trang bị cho 4 chiếc tàu ngầm Ohio đầu tiên tên lửa hành trình Tomahawk, và công việc hoàn tất vào năm 2008.
Bốn tàu còn lại trong sê-ri đầu tiên được tái trang bị tên lửa Trident-2, để thay thế cho tất cả các tên lửa Trident-1. Do việc cắt giảm các tàu tên lửa ở Thái Bình Dương, một bộ phận các tàu “Ohio” đã được chuyển đến Đại Tây Dương từ Thái Bình Dương.
Tàu ngầm Ohio là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ và thực hiện nhiệm vụ liên tục tới 60% thời gian ở ngoài biển.
Tàu ngầm lớp Ohio có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý/h khi di chuyển trên mặt nước và đạt tới tốc độ 25 hải lý/h, khả năng hoạt động hiệu quả ở độ sâu 365 m, và có thể tới mức độ giới hạn là 550 m. Lượng giãn nước là 16.746 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi chìm, chiều dài 170,7 m, rộng 12,8 m, và cao 11,1 m.
Tàu ngầm Ohio được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén General Electric GE PWR S8G với hai động cơ turbine hơi (tổng công suất 60.000 mã lực), 2 động cơ turbine (mỗi động cơ có công suất 4 MW), một động cơ diesel (công suất 1,4 MW), một động cơ chân vịt dự trữ (công suất 325 mã lực). Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 24 tên lửa đạn đạo Trident IID5.
Tàu ngầm Akula – Có thể “thổi tung 10 thành phố New York”
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược lớp Akula (cá mập) của Nga là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới. Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, nếu con tau này năm ơ Biên Trăng, nó có thê bât ngơ tiêu diêt hang chuc thanh phô kiêu như New York.
Akula được biết tới là một trong những tàu ngầm chạy êm và có khả năng tấn công mạnh nhất trong số các tàu ngầm nguyên tử tấn công của hải quân Nga nói riêng, hay trên thế giới nói chung.
Tàu ngầm Lớp Akula có thiết kế đa thân, với 5 thân nằm bên trong thân chính. Tàu có tất cả 19 khoang bao gồm một khoang module được gia cố chắc chắn chứa phòng điều khiển chính và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu, phía sau các ống phóng tên lửa.
Thiết kế của tàu cho phép nó di chuyển dưới băng và phá băng. Tàu có thể lặn sâu tối đa 400m, tốc độ đạt 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn. Tàu ngầm có thể hoạt động liên tục 180 ngày đêm dưới biển. Tàu biên chế 160 thành viên thủy thủ đoàn. Tàu có chiều dài 172,8 mét và chiều rộng 23,3 mét.
Akula đươc trang bi 20 tên lưa đan đao, môi tên lưa mang 10 đâu đan hat nhân. Sô vu khi nay co thê tân công đông thơi 200 muc tiêu lơn trên măt đât vơi tông diên tich 7.000 km (diên tich Moscow la 1.000 km ), ơ khoang cach 10. 000 km.
Điều này có nghĩa là tàu ngầm Akula co thê bât ngơ tiêu diêt hang chuc thanh phô kiêu như New York; thôi tung môt đât nươc nho ơ châu Âu hay san băng môt nưa đât nươc Afghanistan. Akula con manh hơn 10 trung đoan Topol.
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân -650 (OK-650VV) công suất 190 MW và 2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực cùng 2 động cơ Diesel (ASDG) công suất 800 kW.
Ngoài ra, tàu ngầm này còn được trang bị thiết bị phát hiện tàu ngầm. Đây là thiết bị tìm kiếm và tấn công chủ động/bị động được treo trên thân tàu phía dưới khoang chứa ngư lôi. Tàu được gắn radar phát hiện mục tiêu nổi băng I/J.Các thiết bị đối phó gồm ESM (thiết bị hỗ trợ điện tử), hệ thống cảnh báo radar và hệ thống định vị.
Akula còn có cả hệ thống thông tin liên lạc radio và vệ tinh. Tàu được trang bị 2 phao anten nổi để thu tín hiệu radio, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh, khi hoạt động sâu và dưới các lớp băng.
Theo VNMedia
Nga tiết lộ nội thất tàu ngầm hạt nhân
Những hình ảnh bên trong tàu ngầm lớp Akula chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga vừa được tiết lộ, cho thấy sinh hoạt đời thường trên tàu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga được phát triển từ những năm 80 thế kỷ trước. Có tổng cộng 15 chiếc loại này được hoàn thiện, 9 chiếc hiện vẫn còn hoạt động, trong đó 8 chiếc thuộc biên chế hải quân Nga và 1 chiếc được Nga cho Ấn Độ thuê. Chi phí đóng mới một tàu ngầm hạt nhân lớp Akula vào khoảng 1,55 tỷ USD. Ảnh: Qianlong
Bếp ăn trên tàu ngầm hạt nhân lớp Akula. Giống như nhiều tàu chiến khác của Nga thời hậu Xô Viết, những thông tin về tàu ngầm này khá rải rác, nên những bức ảnh đầu tiên về nội thất của nó thu hút được nhiều sự chú ý. Ảnh: Qianlong
Buồng tắm trên tàu ngầm. Akula theo tiếng Nga có nghĩa là "cá mập". Ảnh: Qianlong
Phòng nghỉ ngơi trên tàu ngầm. Kể từ khi được phát triển và đưa vào hoạt động năm 1984, tàu ngầm hạt nhân lớp Akula đã có rất nhiều phiên bản thuộc nhiều dự án khác nhau. Ảnh: Qianlong
Hành lang trên tàu.
Phòng ăn, nơi các thủy thủ tập trung ăn theo ca. Ảnh: Qianlong
Phòng ngủ của các thủ thủ. Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Akula có khoảng 73 thủy thủ và sĩ quan. Ảnh: Qianlong
Một góc khác trong phòng ngủ của các thủy thủ trên tàu ngầm hạt nhân lớp Akula. Ảnh: Qianlong
Phòng y tế của tàu ngầm hạt nhân lớp Akula. Năm 2008, một vụ rò rỉ khí độc Freon trên tàu ngầm Nerpa thuộc lớp Akula II khiến 20 thủy thủ thiệt mạng vì ngạt khí, 22 người khác phải nhập viện. Vụ việc xảy ra khi tàu này đang chạy thử tại biển Nhật Bản. Đây là vụ tai nạn tồi tệ nhất của hải quân Nga kể từ sau vụ tai nạn tàu ngầm K-141 Kursk vào năm 2000. Ảnh: Qianlong
Phòng vệ sinh cá nhân trên tàu. Các bức ảnh mới được tiết lộ chủ yếu tập trung vào các khu vực sinh hoạt của thủy thủ đoàn, và không có ảnh nào về các khu vực máy móc trên tàu. Ảnh: Qianlong
Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân K-152 Nerpa, thuộc lớp Akula. Ảnh: RIA Novosti
Theo VNExpress