Tập thể dục có lợi ích gì với người nhiễm giun kim?
Giun kim là một loại ký sinh trùng ở đường ruột, thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn.
Tập luyện và xoa bóp giúp người bệnh tăng cường đề kháng, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa…
Bệnh giun kim có thể gây ra các triệu chứng sau: Ngứa ngáy vùng hậu môn, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, đau bụng), mất ngủ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa và tinh thần người bệnh.
Trẻ nhiễm giun kim trong thời gian dài có thể biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
1. Vai trò của tập luyện và xoa bóp với người nhiễm giun kim
Trong Y học cổ truyền (YHCT), bệnh giun kim liên quan đến sự bất ổn của hệ tiêu hóa, đặc biệt là ảnh hưởng đến tỳ và vị.
Tập luyện và xoa bóp có thể hỗ trợ điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập luyện không trực tiếp tiêu diệt giun kim mà giúp nâng cao khả năng đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Tập luyện nhẹ nhàng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp người bệnh giun kim có tình trạng suy nhược cơ thể.
Xoa bóp tập trung vào vùng bụng và các huyệt vị liên quan đến tiêu hóa có thể giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa.
Nhiễm giun kim có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.
2. Những bài tập tốt cho người bệnh giun kim
Người bệnh giun kim nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, giúp điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm cảm giác khó chịu. Các bài tập yoga, bài tập thở và các động tác xoa bóp nhẹ vùng bụng là rất hữu ích.
2.1. Bài tập thở bụng
Tư thế: Nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng.
Thực hiện: Hít vào sâu qua mũi, đẩy bụng ra, giữ hơi trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ, rút bụng lại. Lặp lại 10-15 lần.
Tác dụng: Bài tập này giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu do giun kim.
2.2. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ
Tư thế: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.
Video đang HOT
Thực hiện: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5-10 phút, từ rốn ra ngoài.
Tác dụng: Kích thích chức năng của tỳ và vị, giúp giảm đầy hơi và kích thích tiêu hóa.
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ cải thiện tiêu hóa cho người nhiễm giun kim.
2.3. Bài tập kéo giãn cơ thể
Tư thế: Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.
Thực hiện: Đưa tay qua đầu, hai chân duỗi thẳng. Hít vào một hơi thật sâu, kéo căng cơ thể về hai hướng, giữ trong 5 giây, thả lỏng, lặp lại 10 lần.
Tác dụng: Giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
2.4. Bài tập yoga tư thế em bé
Tư thế: Quỳ gối, ngồi trên gót chân, hai tay duỗi thẳng về phía trước, trán chạm sàn.
Thực hiện: Giữ tư thế này trong 1-2 phút, thở đều.
Tác dụng: Giúp thư giãn vùng bụng, cải thiện tuần hoàn máu tới các cơ quan tiêu hóa.
Vị trí: Huyệt nằm ở giữa đường nối từ rốn lên xương ức.
Thực hiện: Xoa bóp huyệt Trung Quản trong 3-5 phút, dùng lực nhẹ nhàng.
Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu, tăng cường chức năng của tỳ và vị.
Xoa bóp huyệt trung quản tăng cường chức năng tỳ, vị cho người nhiễm giun kim.
3. Những lưu ý khi tập luyện với người nhiễm giun kim
Thời điểm tập tốt trong ngày
Buổi sáng : Tập luyện vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường tuần hoàn khí huyết, giúp giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu do nhiễm giun kim.
Buổi chiều : Tập luyện vào buổi chiều, sau bữa ăn 1-2 giờ, giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện chức năng đường ruột. Tránh tập luyện quá muộn vào buổi tối để không gây rối loạn giấc ngủ.
Khi bệnh đang ở giai đoạn cấp
Trong giai đoạn cấp của bệnh giun kim, khi người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu dữ dội, người bệnh nên tới trực tiếp cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Khi triệu chứng cấp giảm, các bài tập thể dục và xoa bóp có thể được thực hiện thường xuyên hơn để hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Khi nào nên thực hiện xoa bóp và tập luyện?
Xoa bóp và tập luyện có thể thực hiện hàng ngày, đặc biệt là vào các thời điểm buổi sáng và sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
Nên tránh các bài tập quá mạnh hoặc căng thẳng đối với vùng bụng khi đang bị triệu chứng đầy bụng hoặc đau bụng nghiêm trọng.
Trường hợp nên tạm dừng tập luyện
Người bệnh cần tạm dừng tập luyện nếu gặp các triệu chứng sau:
Đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa.
Ngứa ngáy, khó chịu ở mức độ nghiêm trọng.
Có các dấu hiệu suy nhược cơ thể hoặc triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng như tiêu chảy, mất nước.
Cách tập luyện an toàn
Tập luyện nhẹ nhàng, không gắng sức, tập trung vào các bài tập thở và xoa bóp.
Duy trì đều đặn các bài tập hít thở và xoa bóp để hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng.
Tránh tập luyện quá sức hoặc tập khi đói.
Dấu hiệu nhiễm giun ở trẻ nhỏ
Con tôi 4 tuổi, gần đây sụt cân, chán ăn và hay gãi vùng hậu môn. Xin hỏi đây có phải là dấu hiệu cháu bị nhiễm giun hay không? Gia đình tôi cần làm gì?
Con tôi 4 tuổi, gần đây sụt cân, chán ăn và hay gãi vùng hậu môn. Xin hỏi đây có phải là dấu hiệu cháu bị nhiễm giun hay không? Gia đình tôi cần làm gì?
Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Giun kim hay giun chỉ là loại ký sinh trùng, xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Bạn có thể phát hiện giun kim trong phân, chúng trông giống những sợi chỉ trắng. Chúng cũng xuất hiện quanh mông (hậu môn) của trẻ. Loại giun này thường chui ra vào ban đêm khi con bạn đang ngủ.
Hầu hết trẻ nhiễm giun kim sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng một số trẻ có thể bị:
Ngứa dữ dội quanh mông và/hoặc âm đạo, thường nặng hơn vào ban đêm
Phần dưới có màu đỏ trên da sáng hơn hoặc nâu, tím hoặc xám trên da sẫm màu hơn
Bồn chồn, khó chịu và thức giấc vào ban đêm
Các dấu hiệu ít phổ biến hơn như sụt cân, đái dầm, vùng da bị kích ứng quanh hậu môn. Một số triệu chứng hiếm gặp có thể là giun kim có thể nhìn thấy - nhỏ, màu trắng và dài 8-13 mm (thường bị nhầm với những mẩu giấy vệ sinh); đau bụng; viêm âm hộ; buồn nôn và nôn.
Khi trẻ bị nhiễm giun kim, bản thân trẻ và các thành viên trong gia đình cần làm:
Rửa tay và chà dưới móng tay - đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
Tắm mỗi sáng, luôn mặc đồ lót vào buổi tối và thay vào buổi sáng
Rửa sạch bàn chải đánh răng trước khi sử dụng
Giữ móng tay ngắn
Giặt quần áo ngủ, khăn trải giường, khăn tắm và đồ chơi mềm (ở nhiệt độ nóng) mỗi ngày trong vài ngày
Khử trùng bề mặt nhà bếp và phòng tắm bằng nước nóng
Hút bụi và lau bụi bằng vải ẩm Không lắc quần áo hoặc ga trải giường để tránh trứng rơi xuống các bề mặt khác
Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn trải giường
Không cắn hoặc mút ngón tay
Trẻ có thể bị nhiễm giun kim nhiều lần sau đó sau khi khỏi nếu chẳng may ngậm trứng vào miệng. Đây là lý do việc khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên là điều quan trọng.
Trẻ có thể sử dụng một số loại thuốc trị giun sán như mebendazole hoặc albendazole và pyrantel pamoate, những loại thuốc này có sẵn mà không cần kê đơn. Để trẻ nhanh khỏi bệnh, cha mẹ hãy cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn và uống đủ liều. Cả gia đình nên dùng một liều thuốc phòng ngừa vì giun kim rất dễ lây lan.
Phương pháp giảm đau dạ dày tại nhà ai cũng có thể áp dụng Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc viêm nhiễm với các nguyên nhân thường gặp có thể bao gồm stress, ăn uống không điều độ, sử dụng quá nhiều các chất kích thích như cà phê, rượu bia... Đau dạ dày thường đi kèm với các...