Tân Nhàn tiết lộ ca khúc khiến mẹ mình rơi nước mắt
Bài hát văn ‘Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ từng khiến mẹ Tân Nhàn khóc khi nghe con gái hát được nữ ca sĩ thể hiện trong chương trình ‘ Con đường âm nhạc’ tối 2/4.
Tối 2/4, chương trình Con đường âm nhạc số đầu tiên của phiên bản mới năm 2023 do Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đã diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội và truyền hình trực tiếp trên sóng VTV3. Chương trình tôn vinh sự nghiệp âm nhạc của nữ ca sĩ – tiến sĩ âm nhạc Tân Nhàn, do 2 MC Mỹ Vân và Anh Tuấn dẫn dắt.
Trong 90 phút, Tân Nhàn đã mang đến một đêm nhạc nhiều màu sắc từ dòng nhạc âm hưởng dân gian đến chèo, hát văn, quan họ… Chương trình được mở đầu bằng tác phẩm Cô Đôi Thượng ngàn - bài hát văn do nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng phối khí. Việc chọn bài hát văn mở đầu như một sự ngầm khẳng định của Tân Nhàn về lối đi mà cô trân trọng, nỗ lực, kiên trì trong sự nghiệp âm nhạc: tôn vinh và góp phần chấn hưng âm nhạc truyền thống.
Chia sẻ trên sân khấu, Tân Nhàn bày tỏ, điều cô khát vọng là không chỉ dạy cho sinh viên giỏi về thanh nhạc mà còn phải biết yêu, hiểu và hát được âm nhạc truyền thống. Bởi trong quan niệm của Tân Nhàn, âm nhạc truyền thống chính là hồn cốt, là tinh hoa văn hóa của dân tộc, đã là người Việt thì phải yêu và giữ gìn, phát triển nó.
Chương trình “Con đường âm nhạc” số đầu tiên năm 2023 tôn vinh ca sĩ – tiến sĩ âm nhạc Tân Nhàn
Trong đêm nhạc, Tân Nhàn đưa khán giả ngược trở về những ngày đầu tiên đi hát cách đây gần 20 năm qua những bài hát gắn với tên tuổi cô và giúp cô nổi danh. Từ một cô bé nhà nghèo ở Hà Nam, đêm hứng mưa dột qua mái nhà tranh, ngày chạy chân trần khắp chốn ruộng vườn, ngấm vào từng huyết mạch bao khúc dân ca quê hương để nuôi nguyện ước trở thành ca sĩ, Tân Nhàn đã giành giải Nhất Sao Mai 2005 dòng nhạc Dân gian. Ngày đó, Tân Nhàn đặc biệt nổi tiếng với ca khúc Trăng khuyết. Sau ngần ấy năm, Tân Nhàn hát lại Trăng khuyết với một tinh thần mới, một bản phối mới, một giọng hát trưởng thành không chỉ ở chuyên môn mà cả độ chín của đời sống. Vì thế, giọng hát vừa nồng nàn, vừa xót xa thương cảm cho kiếp con tằm giăng tơ, giăng cả nỗi lòng mình vào sự đồng cảm của khán giả…
Video đang HOT
Trong chương trình, Tân Nhàn lần đầu tiên trình diễn ca khúc mới Tiếng khèn mùa ban nở của nhạc sĩ Lê Minh. Ca khúc có chất liệu âm nhạc Tây Bắc với tiếng khèn, tiếng đàn môi, hoa ban và chiếc váy cách điệu trang phục dân tộc rực rỡ của NTK Lasen Vũ. Là ca khúc mới, nhưng dường như khán giả không cảm thấy có chút xa xôi, lạ lẫm nào. Âm nhạc cứ thế vang lên như bản tình ca quen thuộc. Theo tiết lộ của Tân Nhàn, sắp tới cô sẽ ra mắt MV bài hát này.
Phần sau của đêm nhạc, Tân Nhàn mang đến không gian âm nhạc đa dạng cùng các chất liệu truyền thống. Đây là thành tựu mà cô đã có được bằng cách chăm chỉ học hỏi nhiều tiền bối trong làng âm nhạc dân gian như nghệ nhân Hà Thị Cầu, NSND Xuân Hoạch, NSƯT Đình Cương… Bên cạnh đó là quá trình cô tự tìm tòi qua băng đĩa nhạc.
Tân Nhàn đã trình diễn 2 bài chèo cổ là Đào liễu và Duyên phận phải chiều với chất giọng tròn, căng nẩy, mẩy. Khó có thể nhận ra, cô không phải là một kép chèo chuyên nghiệp. Ở thể loại quan họ, cô hát Tương phùng tương ngộ , tái hiện một không khí xứ Lim với hội hè và nón quai thao, với anh Hai, chị Hai thế kỷ 21. MC Mỹ Vân nói, không biết Tân Nhàn là nghệ sĩ hay nghệ nhân, sự hòa quyện giữa hai yếu tố này đã đem đến những phần thể hiện cổ điển mà hiện đại.
Tân Nhàn biến hóa đa sắc trong đêm nhạc
Đặc biệt, Tân Nhàn khiến khán giả nghẹn ngào khi cùng người thầy dạy hát văn của mình – NSƯT Đình Cương hát Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa . Tân Nhàn tiết lộ, đây là bài hát văn đã từng khiến chính mẹ cô rơi nước mắt khi cô thể hiện.
Tân Nhàn vốn sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thời thơ ấu của cô trôi qua trong sự cô đơn và quạnh quẽ, nhà chỉ có hai mẹ con. Mẹ cô là công nhân nhà máy gạch, hàng ngày mẹ đi làm và khóa cửa lại, để con gái tự ăn uống, học bài và chơi một mình. Chính niềm đam mê ca hát đã giúp cô bé Tân Nhàn ngày ấy vui lên rất nhiều…
Đánh giá về Tân Nhàn, NSND Quang Thọ và NSND Quốc Hưng cho rằng, Tân Nhàn là một điển hình trong việc khai thác âm nhạc trên nền tảng của một ca sĩ được đào tạo bài bản, thấm đậm kỹ thuật thanh nhạc thính phòng. Sự kết hợp này mang đến cho Tân Nhàn một chỗ đứng khó thay thế.
Trong khi đó, nhà lý luận phê bình âm nhạc Quang Long khẳng định, sự cống hiến của Tân Nhàn là ở chỗ đã mang âm nhạc dân gian đến đời sống đương đại bằng âm nhạc hiện đại. Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh lại ái mộ Tân Nhàn bởi tình yêu của cô dành cho âm nhạc dân gian. Từ tình yêu ấy, cô tìm tòi để kết nối âm nhạc dân tộc với âm nhạc cổ điển một cách thành công.
Tân Nhàn và Thu Hà song ca
Tân Nhàn cho biết, trên con đường sự nghiệp của cô, ngoài âm nhạc còn có tri kỷ, đó là giải Nhì Sao Mai 2007 Thu Hà. Hai người được bạn bè gọi là “đôi bạn cùng tiến” vì cùng nhau học và trở thành tiến sĩ âm nhạc, hiện Tân Nhàn là Phó khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Thu Hà là Phó khoa Nghệ thuật Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Trên sân khấu “Con đường âm nhạc”, đôi bạn thân đã dùng ca khúc để kể chuyện về mối lương duyên của mình, giọng ca người nọ nương tựa vào người kia, nâng đỡ và chan hòa vào nhau.
Nhạc sĩ Hải ngoại nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những tác giả nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Với những ca khúc nhẹ nhàng, sâu sắc và đầy tình cảm, ông đã được người hâm mộ đặc biệt yêu thích.
Những nhạc sĩ Hải ngoại cũng không ngoại lệ, họ đã để lại những chia sẻ đầy cảm xúc và tiếc nuối khi nhắc đến Trịnh Công Sơn. Với họ, nhạc của ông không chỉ là tình cảm đối với quê hương mà còn là những kỷ niệm đẹp và sự trân trọng về một nhà sáng lập âm nhạc Việt Nam.
Nghệ sĩ Trịnh Việt Cường hát "Để vơi nỗi lòng xa xứ".
Nhạc sĩ hải ngoại Trịnh Việt Cường tâm sự rằng ông cảm thấy rất tiếc khi không được gặp Trịnh Công Sơn trước khi ông qua đời. Theo ông, nhớ về Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Tôi có dịp gặp ông vào khoảng những năm 1982 lúc tôi thường đến Hội Âm nhạc Thành phố, số 81 Trần Quốc Thảo quận 3, nơi này anh em nghệ sĩ hay gặp gỡ cafe chuyện trò mỗi sáng với nghệ sĩ tại đây. Tôi có một cô em họ rất ái mộ nhạc của ông, cô ấy thường hát vu vơ những bài hát của ông. Đó là ấn tượng mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ của nhân dân, cây cổ thụ trong làng nghệ thuật, một con người đầy tình cảm và truyền cho tôi nhiều cảm hứng."
Nhạc sĩ Hải ngoại Trịnh Việt Cường
Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường viết nhiều thể loại, từ những bài hát quê hương đến những ca khúc về tình yêu đôi lứa như: Thương mẹ Việt Nam, Tiếng nhạn kêu sương, Đường về quê xưa, Nhật ký cho con.... Bài tình ca da vàng.
Những lời nhắn nhủ và những chia sẻ đầy cảm xúc của nhạc sĩ Hải ngoại khi nhắc đến Trịnh Công Sơn cho thấy tình cảm và sự trân trọng của cộng đồng nghệ sĩ không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.
Trịnh Công Sơn đã rời bỏ hồng trần nhưng những tác phẩm của ông vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ và được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Nếu bạn cảm thấy nhớ và yêu thích những tác phẩm của ông, hãy lắng nghe và thưởng thức chúng để ông mãi sống trong tâm trí và trái tim của bạn nhé.
MLee remake ca khúc kết hợp Touliver từng gây tranh cãi 8 năm trước Đây cũng là một trong những sản phẩm EDM đầu tiên của Hoàng Touliver, được 'phù thủy âm nhạc' thực hiện riêng cho MLee. Sau bản remake ca khúc "Từng ngày em mơ về anh" nhận nhiều sự ủng hộ tích cực từ khán giả, tối 29/3, MLee tiếp tục mang đến hoài niệm khi remake ca khúc "I can do". Đây là...