Tâm sự của một gái gọi cao cấp
Trong 5 năm làm gái gọi cao cấp , Ashley Chan, 24 tuổi đã học được một số nguyên tắc, trong đó có cách giữ kín tuyệt đối mọi chuyện và tại sao bạn không bao giờ nên yêu .
Trong cuốn hồi ký mới ra mắt của Chan có tựa đề “Scarlet Harlot: My Double Life”, cô sinh viên kiêm gái gọi này đã vén bức màn về ngành công nghiệp tình dục ở một thành phố sạch sẽ nhưng vẫn có những nơi “bẩn thỉu” nơi đàn ông sẵn sàng trả hàng nghìn đô la cho sự phục vụ hàng giờ của Chan và các đồng nghiệp.
Cô từng được trả tiền để làm những trò trái khoáy với khách hàng. Với những lần phục vụ đơn giản hơn, cô sẽ có mặt ở một khách sạn và để cho khách hàng “làm bất cứ việc gì mà họ muốn” trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Chan từ chối tiết lộ con số chính xác về thu nhập của mình, nhưng cô thong thả kể về những thứ mà công việc này đã mang lại: những món đồ hàng hiệu, một ca phẫu thuật nâng mũi và sửa cằm trị giá 8.900 USD, cộng với toàn bộ học phí đại học.
“Trong giai đoạn đại dịch, công việc khá khó khăn và thu nhập của tôi giảm đi 60%” – cô nói. “Nhưng tôi vẫn còn khá may mắn so với những người khác”.
Trong cuốn hồi ký của mình, Chan nói về các cấp độ khác nhau của gái mại dâm . Cấp độ thấp nhất là những cô gái KTV – những người làm việc trong các quán karaoke. Cô cũng kể về những khách hàng đã đưa cô đi khắp thế giới , về việc chủng tộc và quốc tịch đóng vai trò như thế nào trong việc định giá gái bán dâm .
“Những cô gái từ các quốc gia Đông Nam Á thì xinh đẹp hơn, nhưng họ không trí tuệ bằng các cô gái ở nơi khác. Họ đẹp theo kiểu một bà vợ dùng để “trang trí” nhưng họ thiếu khả năng tương tác vì rào cản ngôn ngữ. Giá của họ sẽ thấp hơn một chút”.
Chan coi mình như một “chủ doanh nghiệp” vì bản thân cô là một thứ hàng hóa. Do đó, cô liệt kê các khoản chi phí của mình rất nhanh chóng: các lớp học yoga để giữ dáng, những món hàng hiệu hoặc mỹ phẩm đắt tiền để thể hiện bản thân với khách hàng, cũng như đợt kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo rằng cô đủ khả năng làm việc.
Cũng giống như bất cứ ngành công nghiệp hợp pháp nào, Chan cho biết mại dâm cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi quá trình hiện đại hóa. Mạng xã hội và internet đã “phá hủy” cách làm việc cũ, làm giảm giá các gái bán dâm và người môi giới cùng với nhiều tệ nạn khác.
Câu chuyện của Chan không quá khác biệt. Cha mẹ cô chia tay nhau, để lại cô cho bà nội ngay sau khi bố cô bỏ đi lập gia đình mới. Ông từ chối hỗ trợ tài chính cho con gái học tiếp sau khi cô hoàn thành cấp 2 năm 16 tuổi. Mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình, Chan liên hệ với một đơn vị tuyển người với mức thu nhập 300-400 đô la Sing mỗi ngày.
Chan thẳng thắn khi nói về ảnh hưởng của người cha lên cuộc sống của mình. “Việc làm gái gọi không tự nhiên mà xảy ra. Về cơ bản, cha tôi đã bắt tôi phải làm công việc này. Nếu ông ấy chi trả cho tôi việc học hành , tôi đã không phải làm như vậy”.
“Tôi cũng xem xét các lựa chọn khác trước khi tôi trở thành gái gọi năm 19 tuổi, nhưng tôi đã quyết định, trước tiên tôi cần tiền để học” – cô viết trong hồi ký.
“Và tôi thừa nhận rằng tôi làm gái bán dâm vì tiền, vì thời gian và sự linh hoạt của nó nữa”.
Ngoài ra, Chan cũng nhắc đi nhắc lại một chi tiết xuyên suốt cuốn sách của mình, đó là cô thực sự thích tình dục dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, bằng tất cả sự vô tư của mình, cô cũng không thể thoát ra khỏi cuộc sống của một gái gọi mà không bị tổn thương.
“Người ta nghĩ rằng mình có thể bán dâm trong một thời gian ngắn để kiếm tiền, rồi sau đó bỏ nó đi” – cô nói.
“Nhưng làm thế nào để có thể bán đi cơ thể mình mà không làm thay đổi bạn?”.
Công việc đã khiến Chan có những vết sẹo cả về tinh thần lẫn thể chất. Thời gian ngắn làm việc cho một quán bar cao cấp từng khiến cô bị tổn thương. Ở đây có những người đàn ông nói những điều khó chịu và khiến cô cảm thấy mình không có giá trị bản thân. Các cô gái ở đó chỉ biết chấp nhận điều đó. Họ coi trọng vật chất. Tất cả những gì họ quan tâm là đồ Chanel và những món hàng xa xỉ. Vì thế, họ chấp nhận đánh đổi.
Cô cũng một lần tự tử bất thành, mắc chứng rối loạn ăn uống và đau nửa đầu liên tục.
“Tôi chán nản tới mức không muốn làm gì cả. Tôi tỉnh dậy, ngủ, tỉnh dậy rồi lại ngủ và không nghĩ tới bất cứ điều gì”.
“Người ta cười cợt điều đó. Họ nói rằng, “cô là gái gọi thì có áp lực gì?”. Nhưng việc đối diện với nhiều cảm xúc của con người, với tâm lý của họ không hẳn là điều dễ dàng nhất, đặc biệt là khi bạn không có lối thoát nào. Bạn giữ lại nó trong mình, sau đó nó trở nên nguy hiểm”.
Năm 2016, Chan tham gia một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Singapore – nơi ủng hộ quyền của người bán dâm. Ở đây, cô là tình nguyện viên. Cô tuyên truyền cho những gái bán dâm khác về tầm quan trọng của việc kiểm tra các bệnh truyền nhiễm thường xuyên, cũng như những nơi mà họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Cô thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng để giúp người dân hiểu biết hơn về mại dâm .
“Bạn cần phải nuôi dưỡng lòng trắc ẩn với những người hành nghề mại dâm để khiến họ cảm thấy mình cũng là những người bình thường” – cô nói.
“Người bán dâm không phải là thứ mà bạn có thể coi thường chỉ vì họ làm kiểu công việc mà bạn không thích”.
Chan cũng cho biết, cô đang lên kế hoạch bỏ công việc này sau khi tốt nghiệp đại học để nhận một công việc văn phòng – một thứ mà cô có thể ghi vào lý lịch của mình.
'Mẹ không cho tôi sinh con với người da đen'
Những người phụ nữ dân tộc Bengal như Salma không được phép mang bầu trước khi cưới. Việc họ có con lai da ngăm hoặc mang chủng tộc khác lại càng cấm kỵ.
Zing trích dịch bài đăng trên BBC , đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc trong đời sống người Nam Á thông qua câu chuyện của một cô gái người Bengal tại Anh.
Salma (21 tuổi) quyết không trở về nhà mẹ đẻ nữa dù đang mang thai 2 tháng. Giờ đây, cô trở thành người vô gia cư. Mọi chuyện diễn ra là vì gia đình không chấp nhận người bạn trai da đen của cô.
Những người phụ nữ dân tộc Bengal như cô không được phép mang bầu trước khi cưới, có con lai da ngăm, chủng tộc khác lại càng cấm kỵ.
Tuy nhiên, định kiến này không áp dụng với những cô dâu da trắng ngoại quốc cưới đàn ông Bengal.
Salma quyết định rời đi vì không ai trong nhà chấp nhận cô và bạn trai da đen.
Dì của Salma thúc giục cô gái phá thai lần nữa. Nhưng giờ đây, Salma không còn là đứa trẻ vừa bước sang tuổi 18. Cô muốn tự quyết định cho bản thân.
"Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ đứa con này, kể cả từ bỏ gia đình, sự nghiệp và nhiều thứ khác. Tôi cảm thấy mình không còn sự lựa chọn", cô chia sẻ.
Salma bắt gặp những giọt nước mắt của mẹ lăn dài trên má ngay khi cô bỏ nhà ra đi.
"Tôi biết là mẹ ước rằng đứa bé trong bụng tôi mang dòng máu Bengal. Nếu thế, mọi chuyện đơn giản hơn nhiều. Bà ấy sẽ gặp mặt nhà trai, sắp xếp một đám cưới nhỏ và hợp thức hóa toàn bộ vấn đề chỉ trong nháy mắt", Salma nói.
Thế nhưng, bố đứa trẻ lại là một người đàn ông da đen.
Salma chộp lấy chiếc điện thoại và lao ra khỏi nhà trước khi họ hàng kéo tới và "giáo huấn" cô về cuộc đời. Cô không thể ở lại căn nhà mà không ai ủng hộ quyết định sinh con của mình.
Sự kỳ thị màu da
Chuyện tình của Salma vốn là ước mơ lãng mạn của nhiều cô gái trong các bộ phim: chàng là cậu trai hàng xóm, nàng là nữ chính ngây thơ, khao khát được yêu. Nhưng đối với người Bengal, không ai thích "nam chính" là người da đen.
Trong nhiều thế kỷ, nạn phân biệt chủng tộc kéo dài tại khu vực Nam Á. Cộng đồng người Bengal cũng không ngoại lệ, trong đó có mẹ của Salma. Không chỉ dặn dò con gái phải giữ gìn nước da trắng sáng, bà còn có những định kiến tồi tệ về đàn ông da màu.
Salma tưởng rằng chuyện tình của mình sẽ được gia đình vun vén.
"Họ chỉ muốn làm cho con có thai mà thôi", bà cảnh báo Salma năm cô 16 tuổi.
Kể từ sau khi biết Salma hẹn hò với bạn trai da đen, mỗi lần ôm con gái, mẹ cô lại sờ nắn bụng cô xem có bầu chưa.
Salma cứ nghĩ rằng mẹ sẽ đứng về phe cô sau những gì từng xảy ra với bà. 30 năm trước, bố mẹ Salma di cư từ Bangladesh đến London (Anh). Họ có với nhau hai mặt con. Tuy không khá giả, cuộc sống của họ khiến nhiều người di cư khác phải thèm muốn.
Trong một lần mẹ con đi du lịch, bố Salma bất ngờ thay ổ khóa nhà. Mẹ Salma trở thành người vô gia cư với hai đứa con nheo nhóc. Mặc dù là nạn nhân, cộng đồng người Bengal vẫn kỳ thị bà vì bị chồng bỏ.
"Nỗi lo lớn nhất của mẹ là tôi có kết cục như bà ấy. Thế nhưng, tôi vẫn sẵn sàng phản bội cộng đồng, tín ngưỡng và sự nghiệp của mình vì một người đàn ông da đen", Salma nói.
Tình mẫu tử lớn hơn định kiến
Một tuần sau khi đứa bé chào đời, Salma đưa con đến nhà mẹ. Em trai cô mở cửa và vui mừng đón họ vào nhà. Nhưng Salma không chắc mẹ có muốn nhìn mặt cô nữa không.
Mẹ của Salma lần đầu bế cháu ngoại.
Salma rụt rè ngồi vào bàn ăn sau khi để đứa bé ngủ ở phòng kế bên. Hôm đó, gia đình cô quây quần ăn mừng Giáng sinh. Mọi người trò chuyện với nhau, nhưng mẹ cô hoàn toàn tránh tiếp xúc bằng mắt với con gái.
Salma tưởng chừng mọi chuyện không thể cứu vãn. Bất ngờ thay, khi nghe thấy tiếng khóc của đứa bé sơ sinh, mẹ cô liền tới dỗ dành. Đó là lần đầu tiên bà bế ẵm cháu ngoại.
Khi đó, Salma nhận ra rằng mẹ cô vẫn thương yêu cô và đứa bé bất chấp định kiến. Cô liền tận dụng thời điểm thích hợp này để xin mẹ được trở về nhà.
"Chỉ vài ngày sau, mẹ tôi đã thực hiện tất cả nghi lễ Hồi giáo dành cho trẻ sơ sinh và thật sự chúc phúc cháu ngoại của bà", Salma nói.
Hơn một tháng sau, Salma phát hiện người bạn đời của mình cặp kè với một người phụ nữ khác trong suốt thời gian qua.
Không chỉ buồn tủi, cô còn thấy nhục nhã khi định kiến của mẹ cô về đàn ông da đen trở thành sự thật, chỉ vì cô tin nhầm người.
Sau nhiều sóng gió, Salma trở thành mẹ đơn thân. Cô không chỉ một mình nuôi dạy con, mà còn bảo vệ chúng khỏi những lời lẽ châm chọc của họ hàng.
Sự im lặng và căng thẳng bao trùm cuộc sống của Salma, đẩy cô vào trạng thái trầm cảm. Bà mẹ trẻ chọn làm thơ và học tập để trốn thoát khỏi thực tại. Bảy tháng sau khi sinh con, Salma tốt nghiệp đại học. Cô biết mình khó có thể làm được nếu không có mẹ ở bên chăm sóc và hỗ trợ.
"Mẹ tôi đột nhiên có hai đứa trẻ phải chăm sóc - tôi và con gái tôi. Bà vừa lo ăn lo uống cho hai mẹ con, vừa đảm bảo rằng không ai khác biết chuyện không may của chúng tôi", cô kể lại.
Cô từng tha thứ và quay lại với bạn trai cũ. Họ có với nhau đứa thứ hai, rồi anh ta lại bỏ đi. Salma trở thành mẹ đơn thân.
Nhưng lần này, mọi người trong gia đình - những người từng thúc giục cô phá thai - mở rộng vòng tay đón chào ba mẹ con. Tuy nhiên, sự kỳ thị vẫn còn đó, nhất là mỗi khi họ thấy màu da của hai đứa nhỏ.
9 năm lui tới chăm sóc cụ già, nữ y tá giữ kín một bí mật mà đến lúc can đảm nói ra chỉ nhận được gương mặt vô hồn của đối phương Trong suốt 9 năm trời, Phyllis Whitsell đã lui tới chăm sóc cho một bà cụ cô độc mà không hề tiết lộ thân phận thật của mình. Lớn lên ở trại trẻ mồ côi tại Birmingham, Anh, Phyllis Whitsell luôn mơ ước được gặp lại mẹ. Người đứng đầu trại trẻ mồ côi đã nói với Phyllis rằng bố cô đã qua...