Tâm lý hưng phấn trong cuộc đua mở tài khoản mới
Kể từ sau đỉnh VN-Index trên mốc 1200 điểm vào tháng 4/2018 cũng như sự phục hồi sau dịch Covid vào tháng 4/2020, điều gì đã khiến ngày càng có nhiều nhà đầu tư mới tham gia đầu tư chứng khoán?
Số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, trong tháng 9/2020, nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 31.500 tài khoản, tăng hơn 3.000 tài khoản so với tháng trước. Trong đó, số lượng tài khoản cá nhân chiếm đến 31.340 tài khoản. Nếu tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát (từ tháng 3-2020 tới nay), số lượng tài khoản mở mới lên tới gần 225.000 tài khoản.
Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″ của Chính phủ đưa ra đã được các công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện thành công.
Thị trường sau dịch phục hồi, cơ hội cho các nhà đầu tư
Từ trước đến nay, chứng khoán vẫn luôn được biết đến là một kênh đầu tư hấp dẫn nhưng đòi hỏi người tham gia phải có hiểu biết nhất định về tài chính – kinh tế, đồng thời, cần có một quỹ thời gian đủ để có thể theo dõi diễn biến thị trường.
Chính vì vậy, giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19 đã cho các nhà đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường, phân tích cơ hội sắp tới. Sau dịch các tín hiệu “khởi sắc”của thị trường đã điều hướng giao dịch của các nhà đầu tư.
Nhu cầu giao dịch tăng cùng với sự hỗ trợ từ các CTCK về Phí giao dịch, công nghệ đặt lệnh… càng kích thích nhu cầu mở tài khoản của nhà đầu tư.
Giờ đây việc đăng ký tài khoản hay đặt lệnh giao dịch đã không còn bị giới hạn về thời gian, khoảng cách địa lý với sự phát triển của internet cùng các nền tảng giao dịch trực tuyến -web và ứng dụng di động.
Xu hướng ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch trực tuyến là kênh đặt lệnh mặc định của mình, thay thế những kênh truyền thống như tại quầy hay thông qua nhân viên môi giới.
Ghi dấu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm vừa qua là Công ty Chứng khoán AIS.
Video đang HOT
Ngoài chính sách ưu đãi về chi phí là miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở và miễn phí giao dịch vay ký quỹ dài hạn, AIS hạ lãi suất vay margin chỉ từ 9%/năm cho dư nợ vay dưới 1 tỷ vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân
Rào cản chi phí được gỡ bỏ
Trước đây, về cơ bản nhà đầu tư phải trả trên 3 loại phí khi đầu tư chứng khoán. Đó là phí giao dịch mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán; thuế và những chi phí khác như lãi suất vay giao dịch ký quỹ (margin) dành cho những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.
Đây là có thể là vấn đề nhỏ với những nhà đầu tư lâu năm hay năm giữ cổ phiếu dài hạn, nhưng với người mới, chi phí là một rào cản khó chịu.
Nhận thấy tiềm năng giao dịch khổng lồ của “thị trường ngách” với số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhiều công ty chứng khoán sẵn sàng miễn hoặc giảm phí giao dịch, hạ lãi suất vay margin cho khách hàng, nhà đầu tư.
Mỗi công ty với tiềm lực và định hướng của mình sẽ áp dụng những chính sách khác nhau, có thể kéo dài từ 3-6 tháng, nhưng cũng có những công ty chứng khoán áp dụng chính sách này dài hạn, giống với xu hướng miễn phí giao dịch chứng khoán đang phát triển trên các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản…
Nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư mới, Công ty Chứng khoán AIS không chỉ có chính sách ưu đãi về chi phí là miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở và miễn phí giao dịch vay ký quỹ dài hạn mà còn tung ra gói lãi suất vay margin chỉ từ 9%/năm cho dư nợ vay dưới 1 tỷ vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân.
Điều này không chỉ được nhóm nhà đầu tư mới gia nhập thị trường hưởng ứng mà còn làm hài lòng cả những nhà đầu tư lâu năm giảm thiểu chi phí đầu tư.
Nhà đầu tư có thể yên tâm mở mới tài khoản và tiến hành giao dịch cùng AIS để trải nghiệm dịch vụ và công nghệ tại đây.
Lo khối 'bong bóng' hơn 300 nghìn tỷ: Siết chặt trước nguy cơ
"Phong trào" phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, với khối lượng lớn trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo thiếu tin cậy, đã phát hành, vẫn là khối "bong bóng" có nguy cơ "nổ tung" thời gian tới.
Độ an toàn thấp
Báo cáo của Công ty chứng khoán SSI cho thấy, quý 3/2020, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 164.400 tỷ đồng trái phiếu, tăng 29% so với quý trước và tăng 95% so với cùng kỳ 2019.
Tính chung, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến hết tháng 9/2020 là 341.000 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ 2019. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP tăng nhanh, từ mức 11,4% cuối năm 2019 lên 14,4% vào cuối tháng 9/2020.
Cũng theo báo cáo này, trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo lên tới hơn 43.000 tỷ đồng, bao gồm 20.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và 22.600 tỷ trái phiếu của các doanh nghiệp khác. Có 29.100 tỷ đồng trái phiếu được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức phát hành hoặc của bên thứ ba, trong đó có 22.900 tỷ đồng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 3 tăng 29% so với quý trước
Số lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo có độ tin cậy thấp chào bán đạt tỷ lệ thành công lên đến trên 95%, cho thấy nhu cầu khá cao. Công ty Chứng khoán SSI đã cảnh báo nhà đầu tư thận trọng với các trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu.
SSI cho rằng các loại trái phiếu đó ẩn chứa nhiều rủi ro. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hoặc phá sản thì nhà đầu tư có thể mất trắng.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, số lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, hay tài sản đảm bảo độ tin cậy thấp, phát hành trong năm nay chiếm tỷ lệ lớn. Nhiều doanh nghiệp đang tạo ra tài sản ảo, không dựa trên thực lực của mình. Tuy nhiên, hầu hết vẫn chưa đến thời hạn phải thanh toán nên không sao. Nhưng từ các năm tiếp theo, khi đến hạn mà doanh nghiệp không thể thanh toán cho trái chủ thì những trái phiếu này trở nên vô giá trị. Hệ lụy xảy ra là rất lớn, không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn với cả nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra nhận định, sau nhiều năm tăng trưởng chậm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã khởi sắc đáng kể. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cũng tiềm ẩn rủi ro bởi rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm công khai.
Theo ADB, Việt Nam vẫn thiếu cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước. Có hai công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước được Bộ Tài chính cấp phép năm 2017 và 2020 đều chưa hoạt động.
Các chuyên gia kinh tế cho hay, ở những quốc gia có thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát hành trái phiếu đều phải được xếp hạng tín nhiệm. Có những quốc gia phải mất hàng chục năm để xây dựng văn hóa xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu đều chưa được xếp hạng. Việc thiếu xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu, đặc biệt khi các nhà đầu tư riêng lẻ đang sở hữu gần 1/4 tổng lượng trái phiếu phát hành.
Việc thiếu văn hóa xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu, khiến khối bong bóng này có nguy cơ nổ tung
Mở rồi lại siết
Ngày 4/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Nghị định mới với các điều kiện phát hành được nới lỏng hết cỡ đã mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp khi huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Ngay cả doanh nghiệp thua lỗ, chỉ cần có báo cáo tài chính đã kiểm toán, cũng có thể phát hành trái phiếu.
Ngay khi Nghị định có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã chớp cơ hội nhập cuộc và gọi vốn thành công. Năm 2019 đã có hàng loạt đợt phát hành, quy mô thị trường ngày càng tăng và dần trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nhiều doanh nghiệp.
Theo báo cáo của SSI, trong năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành; trong đó chỉ có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm đạt 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018.
Sang năm 2020, "phong trào" phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn "tưng bừng" hơn nữa, mặc cho dịch Covid bùng phát. Nhiều doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao hơn đáng kể so với lãi suất ngân hàng, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cá nhân tham gia. Một số công ty có tần suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp dày đặc, bình quân tới 2 đợt/ngày, giá trị phát hành vượt tới từ 10-100 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, chủ yếu là trái phiếu phát hành riêng lẻ.
Tuy triển khai dày đặc các đợt phát hành trái phiếu huy động vốn nhưng thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ... của nhiều doanh nghiệp còn chưa được công khai, minh bạch.
Các doanh nghiệp thường phát hành trái phiếu không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Đáng báo động, trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, có những doanh nghiệp không làm rõ mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Tạo điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhưng chính quy định mới lại mang đến những rủi ro khiến nhà quản lý quan ngại và phải cảnh báo liên tục; sau đó là siết chặt bằng quy định mới (Nghị định 81/2020 NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/9/2020, thay thế cho Nghị định 163).
Ngay lập tức "phong trào" phát hành trái phiếu doanh nghiệp "hạ nhiệt". Tuy nhiên, với khối lượng lớn trái phiếu không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo thiếu tin cậy, đã phát hành vẫn là khối "bong bóng" có nguy cơ "nổ tung" trong thời gian tới.
Quý 3/2020, lợi nhuận BMI tăng trưởng 53,16% Tổng CTCP Bảo Minh (mã BMI - HOSE) thông báo kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2020. Cụ thể, quý III/2020, Bảo Minh đạt 58,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 53,16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 158,4 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng, Bảo Minh đạt tổng doanh thu (bảo hiểm gốc,...