Tại sao việc sử dụng điện thoại và máy tính quá nhiều lại khiến chúng ta lão hóa sớm?
Ánh sáng xanh không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn là nguyên nhân gây lão hóa sớm.
Tại sao việc sử dụng điện thoại và máy tính quá nhiều lại khiến chúng ta lão hóa sớm?
Đối với những người quan tâm đến sắc đẹp đặc biệt là làn da, họ đều coi trọng việc tránh tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên nhiều người không hề hay biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính cũng có thể gây tổn hại cho làn da của bạn.
Ánh sáng xanh từ màn hình ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể của con người, đặc biệt là làn da. Chúng làm phân hủy collagen trên da, khiến bạn mất ngủ hay hiện tượng kháng insulin. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của ánh sáng xanh.
Ánh sáng xanh là gì và nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Những tác hại không lường của ánh sáng xanh (Ảnh: MUO)
Ánh sáng xanh là một dải ảnh sáng có màu từ xanh lam đến tím, hiểu đơn giản thì nó chính là màu của bầu trời. Trước khi các thiết bị điện tử ra đời, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng xanh vào ban ngày khi có mặt trời.
Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ và các thiết bị điện tử, hầu hết chúng ta đều gặp phải tình trạng phơi nhiễm ánh sáng xanh ngay cả vào ban đêm. Những loại ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ TV, điện thoại thông minh và các loại màn hình kỹ thuật số khác đang trở nên phổ biến hơn trong ngôi nhà của mỗi chúng ta.
Thật không may, những loại ánh sáng xanh nhân tạo này đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng ánh sáng xanh chính là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Hầu hết chúng ta chỉ sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím từ ánh sáng mặt trời mà không hề biết rằng ánh sáng xanh từ màn hình cũng có thể gây hại cho làn da.
Tại sao ánh sáng xanh lại có hại cho da?
Hạn chế sử dụng điện thoại nếu bạn không muốn mình bị lão hóa sớm (Ảnh: MUO)
Thông thường, ánh sáng xanh phát ra 90% bức xạ năng lượng cao (HEV), một loại ánh sáng năng lượng cao có thể xuyên qua từ 380 đến 500 nanomet.
So với tia cực tím, có phạm vi từ 100 đến 400 nanomet, HEV thực sự có thể xâm nhập sâu hơn và tiếp cận với lớp hạ bì của da. Do đó, ánh sáng xanh có thể phá vỡ collagen và elastin trong da, đây là những thành phần tạo độ đàn hồi cho da.
Theo một nghiên cứu năm 2017 của trường Nippon Medical, ánh sáng xanh có thể gây ra sự oxy hóa ở làn da. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh gây ra sự lão hóa da tương tự tia UVA.
Vào năm 2020, tạp chí Cosmetic Dermatology đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian ngắn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh về da, nhưng việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh lại là một câu chuyện khác. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh sẽ làm tăng số lượng DNA bị tổn thương, dẫn đến sự chết dần của các mô và tế bào da, tổn thương cho lớp bảo vệ da và tổn thương cho cả mắt.
Giảm thị lực, thiếu ngủ và kháng Insulin sẽ làm cho chúng ta bị lão hóa nhanh hơn
Video đang HOT
Ánh sáng xanh gây ra hiện tượng mất ngủ, giảm thị lực (Ảnh: MUO)
Thật không may, ánh sáng xanh không chỉ gây hại cho làn da của chúng ta mà nó còn thúc đẩy quá trình lão hóa thông qua việc làm giảm thị lực, thiếu ngủ và khả năng kháng insulin của cơ thể.
Thị lực kém tạo ra những nếp nhăn
Ánh sáng xanh phát ra tia năng lượng cao nhìn thấy được (HEV) dẫn đến sự thoái hóa điểm vàng của mắt và bệnh ung thư, nó xuyên qua mắt của bạn, có thể khiến các nhiễm sắc thể bị đứt gãy. Ngoài việc thị lực bị suy giảm khi bạn già đi, những tổn thương do các tia này gây ra có thể dẫn đến nếp nhăn và vết chân chim trên khuôn mặt của bạn.
Thiếu ngủ dẫn đến viêm nhiễm
Ánh sáng xanh làm giảm sản xuất melatonin của chúng ta vào ban đêm, khiến chúng ta mất ngủ. Thiếu ngủ có hại cho làn da của chúng ta vì nó gây ra các triệu chứng viêm, khiến mắt sưng và làm chúng ta trông già đi.
Ngoài ra, tình trạng viêm cũng làm chậm quá trình sản xuất collagen ở lớp hạ bì, khiến da mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn.
Tăng lượng đường trong máu làm hỏng collagen
Một nghiên cứu năm 2016 từ trường Northwestern University Feinberg School of Medicine cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong bữa ăn sẽ làm tăng khả năng kháng insulin. Đây cũng là một nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao, kháng insulin làm hỏng collagen trong lớp hạ bì, đẩy nhanh sự xuất hiện của các nếp nhăn.
Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn các tác động xấu của ánh sáng xanh với da?
Sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh trên điện thoại để giảm bớt các tác hại (Ảnh: MUO)
Thật không may, ánh sáng xanh có ở khắp mọi nơi và không phải lúc nào cũng có thể bị loại bỏ. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ để giảm ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến cuộc sống nói chung và đặc biệt là làn da của chúng ta.
Giảm độ phơi sáng ánh sáng xanh tổng thể
Một trong những điều đơn giản nhất chúng ta có thể làm để giảm tác động của ánh sáng xanh lên da là giảm độ phơi nhiễm tổng thể. Phòng bệnh thì luôn hơn chữa bệnh, mặc dù hầu hết chúng ta không thể tránh việc tiếp xúc màn hình trong ngày, nhưng có những cách để hạn chế việc này như:
- Dành thời gian nghỉ ngơi giữa giờ khi tiếp xúc nhiều với màn hình
- Tránh sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh trước khi đi ngủ
- Thực hiện tương tự đối với những tác vụ không cần thiết trên máy tính
Cài đặt cơ chế chặn ánh sáng xanh trên thiết bị của bạn
Bước tiếp theo để giảm việc tiếp xúc ánh sáng xanh là tận dụng các tính năng trên thiết bị của bạn bao gồm:
- Sử dụng các tính năng của chế độ ban đêm trên thiết bị.
- Cài đặt các ứng dụng được thiết kế để giảm ánh sáng xanh do thiết bị phát ra.
- Duy trì chế độ tối nếu bạn cảm thấy dễ chịu với mắt,
- Đầu tư vào các bộ lọc chặn ánh sáng xanh.
Thêm việc bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh vào quy trình chăm sóc da của bạn
Thật không may, Hầu hết các loại kem chống nắng hiện có trên thị trường chỉ có khả năng bảo vệ da khỏi tia cực tím, điển hình là chỉ số SPF (chỉ số bảo vệ trước ánh sáng mặt trời). SPF chỉ bảo vệ khỏi tia UVB, còn các kem chống nắng có chỉ số broad-spectrum cũng chỉ hạn chế được tác động của tia UVA và UVB lên da của bạn.
Một vài loại kem chống nắng với các thành phần như titanium dioxide và oxit kẽm có thể chống lại một số loại ánh sáng HEV. Tuy nhiên, nó chỉ có thể che phủ những vùng gần quang phổ UV, chứ không phải tất cả.
Bạn cũng nên đầu tư vào các chất chống oxy hóa bổ sung để chống lại tác động của ánh sáng xanh lên da cũng như phục hồi da trước các tác động của ánh sáng xanh. Một số chất chống oxy hóa phổ biến mà bạn có thể sử dụng là vitamin C và trà xanh.
Thật không may, ánh sáng xanh khó có thể loại bỏ hoàn toàn khỏi cuộc sống của chúng ta khi nhiều người trong chúng ta ngày càng sử dụng các thiết bị điện tử để làm việc, giải trí và kết nối với những người thân yêu của mình.
Tuy nhiên, việc tạo ra những thói quen tốt trong sinh hoạt và làm việc sẽ giúp chúng ta giảm được phần nào tác động xấu của ánh sáng xanh lên sức khỏe.
Trẻ ra vài tuổi nhờ độn thái dương
Nhiều chị em cứ nghĩ sự trẻ trung của gương mặt được quyết định bởi làn da, nhưng ngờ đâu chỉ cần chỉnh chút phần thái dương bị lõm đã trẻ ra cả 5 tuổi.
Ths.Bs Nguyễn Duy Huân
Thạc sĩ - Bác sĩ tại Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Nam Cu Ba
Xem tất cả bài viết của chuyên gia
Không thể phủ nhận độ tuổi thật của 1 người được quyết định bởi yếu tố làn da. Làn da càng căng mịn và ít khuyết điểm như nhăn, xệ hay nám, tàn nhang sẽ giúp cho gương mặt trẻ trung hơn so với năm sinh. Chính vì vậy mà nhiều chị em càng về tuổi trung niên càng đổ dồn tâm huyết cũng như tài chính để làm căng da mặt hòng gỡ gạc tuổi xuân. Tuy nhiên, 1 yếu tố nữa trên gương mặt còn quyết định đến tính chất già trẻ phải kể đến chính là cấu trúc gương mặt.
Cấu trúc ở đây không phải là mũi cao, cằm nhọn mà chính là phần thái dương và hõm má. Nếu để ý, bạn sẽ dần nhận ra, càng có tuổi, bộ phận này càng hõm xuống khiến gương mặt dù không muốn cũng trở nên hốc hác, thiếu sức sống.
Thái dương là phần mô nối từ đường cuối chân mày và vùng trán. Lớp mỡ ở đây thường mỏng, dễ bị thoái hóa theo thời gian.
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng thái dương bị lõm do lão hóa, mô mỡ không có khả năng phát triển thêm. Mỡ teo dần đi khiến thái dương không còn được căng đầy, lõm và trở nên hốc hác. Ngoài ra thái dương hóp sâu còn có nhiều yếu tố gây nên như bẩm sinh, mặt quá gầy không đủ lượng mỡ để làm đầy, tai nạn,...
Dù với bất cứ lý do nào, làm đầy thái dương là cách duy nhất để bạn có được nét mặt rạng rỡ, tươi tắn, trẻ ra đến hàng chục tuổi.
Cấu trúc gương mặt rất quan trọng. Một gương mặt đầy đặn với những đường nét mềm mại bao giờ cũng trẻ hơn gương mặt góc cạnh.
Với phần lõm thái dương này, chị em khó có thể chỉnh sửa bằng cách tăng cân và béo lên. Chị em chỉ có thể lựa chọn cách làm đầy bằng các biện pháp tác động từ bên ngoài. Chắc hẳn, nhiều người bị tình trạng lõm thái dương cũng đang phân vân giữa biện pháp tiêm filler làm đầy và độn chất liệu silicon? Để làm rõ thắc mắc này, hãy cùng trò chuyện với Ths.Bs Nguyễn Duy Huân hiện đang công tác tại Bệnh viện Việt Nam Cu Ba.
Từ trước đến nay, chị em phụ nữ mới chỉ nghe đến việc tiêm chất làm đầy để định hình những chỗ lõm của gương mặt. Độn thái dương vẫn là 1 thuật ngữ mới mẻ. Bác sĩ có thể cho biết cụ thể về loại hình phẫu thuật làm đẹp này?
Thái dương cùng với gò má, góc hàm cân đối sẽ tạo nên đường viền khuôn mặt. Thái dương hóp có thể do thiểu sản cơ hay xương. Việc làm đầy thái dương hóp có thể dùng mỡ tự thân, tiêm filler hay độn silicon.
So với tiêm filler làm đầy thì độn thái dương có ưu nhược điểm gì?
Tuy nhiên, nhược điểm lại là vùng thái dương giải phẫu lồi lõm khác các vùng khác nên việc đặt chất liệu silicon đôi lúc không khắc phục được hết độ lõm hay mấp mô. Hơn nữa nếu đặt sâu dưới cơ thì khó có độ nâng nhiều (nên phải phối hợp cấy mỡ), đặt nông dưới cân thì dễ lộ và xê dịch chất liệu.
Đã bao giờ có trường hợp nào xảy ra biến chứng vì độn chất liệu làm đầy chưa?
Tiêm chất làm đầy vùng thái dương cũng có biến chứng như các vùng khác như vón cục, tắc mạch... Tuy nhiên đặc điểm giải phẫu thái dương khác nên cần chú ý tránh tắc mạch do tiêm vào mạch thái dương. Còn về phương pháp độn, biến chứng có thể gặp như chảy máu do chạm mạch thái dương nông, liệt trán và sụp cung mày do tổn thương nhánh trán dây thần kinh số 7, lộ chất liệu hay chạy chất liệu.
Vùng thái dương gần với vùng mắt, vậy quá trình thực hiện có gì phức tạp không?
Vật liệu độn này có tuổi thọ như thế nào? Có xảy ra trường hợp bao xơ nguy hiểm như nâng mũi không?
Thông thường, chi phí cho tiêm chất làm đầy với độn silicon chênh lệch nhau nhiều không?
Tiêm chất làm đầy loại chất lượng rơi vào khoảng 10 triệu/cc. Tiêm thái dương ít nhất mỗi bên phải cần đến 2cc. Như vậy, mỗi lần tiêm, bạn cần tổng 4cc, vị chi rơi vào khoảng 40 triệu đồng. Trong khi đó, độn silicon rơi vào khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, độn silison buộc phải gây tê và cần nhiều thuốc tê vì vùng này bóc tách dễ đau nhất.
Theo quan điểm của bác sĩ thì thực hiện độn thái dương với silicon và tiêm chất làm đầy thì cái nào trông thẩm mỹ hơn?
Xin cám ơn chia sẻ của bác sĩ!
Để mái tóc, làn da của bạn luôn tươi trẻ như thuở đôi mươi Những dấu hiệu của tuổi tác ập đến như da nhăn nheo, nám sạm, tóc gãy rụng... khiến không ít chị em rơi vào trạng thái lo âu, stress và loay hoay tìm cách thích nghi. Những bí quyết dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn. 3 bước không thể thiếu Hãy nhớ 3 bước chăm sóc không thể thiếu mỗi...