Tài sản của ông Donald Trump tăng vọt sau hơn 3 năm rời Nhà Trắng
Số liệu của Bloomberg cho thấy giá trị tài sản ròng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng 500 triệu USD kể từ năm 2021.
Căn hộ tầng áp mái của ông Donald Trump tại tòa nhà Trump Tower trị giá khoảng 40 triệu USD. Ảnh: Getty Images
Chỉ số Billionaires Index của hãng Bloomberg cho biết giá trị tài sản ròng của ông Trump hiện là 3,1 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD kể từ khi rời khỏi Nhà Trắng vào năm 2021.
Bloomberg đã thực hiện các phép tính dựa trên những tài liệu chi tiết về tài sản của chính trị gia này, trong bối cảnh phiên tòa xét xử ông đang diễn ra ở New York. Cựu tổng thống, cùng với các con trai, đã bị cáo buộc gian lận kinh doanh và thổi phồng giá trị tài sản của họ trong hơn một thập kỷ để đảm bảo các khoản vay ưu đãi từ ngân hàng.
Ngày 6/11, ông Trump đã ra làm trước tòa. Ông tuyên bố rằng các tài sản của ông trên thực tế đã bị định giá thấp, đồng thời cho hay các ngân hàng hầu như không căn cứ vào tuyên bố của ông về điều kiện tài chính khi phát hành khoản vay.
Về tình hình tài chính của ông Donald Trump, con trai ông – Eric Trump – đồng thời là Phó Chủ tịch điều hành Trump Organization, gần đây cho biết công ty này chưa bao giờ phát triển tốt như hiện nay.
Video đang HOT
“Chúng tôi có nhiều tiền mặt nhất và nợ thấp nhất. Chúng tôi đang ở một vị trí tuyệt vời”, Eric Trump nói thêm.
Những tài sản có giá trị nhất của gia đình ông Trump bao gồm Câu lạc bộ golf Mar-a-Lago, căn hộ tầng áp mái tại Trump Tower trên Đại lộ số 5 ở New York, tòa tháp chung cư Trump Park Avenue ở Manhattan và tòa tháp văn phòng Trump Building số 40 Phố Wall.
Bloomberg nhận định nguyên nhân khiến tài sản của ứng cử viên tổng thống năm 2024 chủ yếu là nhờ sự bùng nổ của thị trường bất động sản ở Florida, nơi ông Trump sở hữu hai khu nghỉ dưỡng rộng lớn Mar-a-Lago ở Palm Beach và Doral ở Miami. Gia đình của ông cũng sở hữu hàng chục sân golf khác ở Mỹ, Scotland và Ireland, góp phần tạo ra 50% doanh thu trong thời gian ba năm kéo dài từ 2019 đến 2022.
Năm ngoái, cựu tổng thống này đã bán Khách sạn Trump International Hotel cao cấp ở Washington, D.C. với số tiền là 375 triệu USD, giúp ông trả hết khoản vay 170 triệu USD từ ngân hàng Deutsche Bank. Do đó, ông Trump hiện sở hữu nhiều tiền mặt và nợ ít nhất trong thập kỷ qua.
Tác động cuộc xung đột Israel - Hamas với triển vọng tái tranh cử của Tổng thống Biden
Cuộc thăm dò mới đưa ra tin tức nghiệt ngã cho đảng Dân chủ về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm tới.
Mối lo ngại của đảng Dân chủ gia tăng trong bối cảnh sự ủng hộ đối với Tổng thống Joe Biden sụt giảm. Ảnh: Reuters
Theo tờ Politico (Mỹ) ngày 5/11, những lo ngại đang ngày càng gia tăng trong các đảng viên Đảng Dân chủ về việc Tổng thống Joe Biden nguy cơ thất bại trong cuộc bầu cử năm 2024 khi trong nội bộ đảng này, ngày càng có nhiều lo ngại rằng sự ủng hộ của Tổng thống Biden dành cho Israel liên quan đến cuộc chiến với Hamas đang làm suy yếu niềm tin đối với ông ở những bang cơ sở của Đảng Dân chủ.
Thái độ của người Mỹ đang thay đổi nhanh chóng về cuộc xung đột Israel - Hamas và rất nhiều điều có thể biến động khó lường từ nay đến tháng 11 tới, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng khi Israel tấn công vào Gaza để đáp trả cuộc đột kích của lực lượng Hamas vào ngày 7/10, Đảng Dân chủ của ông Biden đang rạn nứt vì cuộc chiến.
Một loạt cuộc thăm dò của tờ New York Times công bố hôm 5/11 có khả năng làm tăng thêm lo lắng của những đảng viên Đảng Dân chủ về hậu quả chính trị từ việc Tổng thống Biden xử lý cuộc xung đột ở Trung Đông. Các cuộc thăm dò đó cho thấy ông Biden đang bị cựu Tổng thống Donald Trump dẫn trước ở 5 trong số 6 bang chiến địa.
Cuộc thăm dò của tờ báo trên cho thấy các cử tri đã đăng ký ở các bang chiến địa tin tưởng ông Trump hơn Biden trong việc quản lý cuộc xung đột Israel - Palestine với chênh lệch 11 điểm phần trăm. Các cử tri dưới 30 tuổi, giống như đại đa số cử tri, thích ông Trump giải quyết vấn đề hơn ông Biden 10 điểm phần trăm.
Ngoài ra, theo các cuộc khảo sát, cử tri ở các bang dao động có những nghi ngại nghiêm trọng về cách quản lý nền kinh tế của ông Biden - thường quan trọng hơn nhiều đối với cử tri so với các vấn đề thế giới - cũng như vấn đề tuổi tác của ông. Nhưng chính sách đối ngoại cũng là một điểm yếu đối với Tổng thống Biden, và một số đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng điều đó đang làm trầm trọng thêm những hạn chế khác của đương kim tổng thống Mỹ, đặc biệt là trong giới cử tri trẻ và không phải da trắng.
"Xung đột đang tác động đến cách mọi người, đặc biệt là giới trẻ Mỹ nghĩ về bản thân, về tổng thống và về nước Mỹ", John Della Volpe, Giám đốc thăm dò ý kiến tại Viện Chính trị của Trường Harvard Kennedy, người đã cố vấn cho nhóm vận động tranh cử năm 2020 của ông Biden và vẫn là tiếng nói bên ngoài đáng tin cậy của Nhà Trắng, cho biết.
Kết quả thăm dò của tờ New York Times công bố hôm 5/11 đã gây ra làn sóng "hoảng sợ" đối với những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của ông Biden. Bill Kristol, một nhà chính sách đối ngoại nổi tiếng có quan điểm diều hâu, đã kêu gọi Tổng thống Biden tuyên bố không tái tranh cử vào năm 2024.
Rõ ràng là bối cảnh chính trị, đặc biệt là tình hình ở Dải Gaza, có những ảnh hưởng nhất định đối với triển vọng tái đắc cử của Tổng thống Biden. Trong những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Hồi giáo và Arab đã cảnh báo các trợ lý hàng đầu của ông Biden rằng các chính sách của tổng thống có thể gây tổn hại với ông vào năm 2024 trong số các cử tri trong cộng đồng của họ. Mặc dù họ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số cử tri trên toàn quốc, nhưng cử tri người Mỹ gốc Arab có thể là nhóm bỏ phiếu quan trọng trong các cuộc bầu cử ở những bang không có thế áp đảo, đặc biệt là ở bang dao động Michigan.
Wa'el Alzayat, Giám đốc điều hành của nhóm vận động Hồi giáo Emgage, cho biết nhóm của ông và những người khác đã chuyển trực tiếp mối quan ngại của họ đến các cố vấn cấp cao của Tổng thống Biden.
Tuy nhiên, nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Biden không cho rằng kết quả thăm dò của tờ New York Times là một dấu hiệu tiêu cực đối với cuộc bầu cử sắp diễn ra, bày tỏ sự tin tưởng rằng công chúng Mỹ vẫn ủng hộ việc Tổng thống Biden đứng về phía Israel. Các cố vấn của ông Biden cũng lập luận rằng tổng thống trong nhiều năm là người ủng hộ người Mỹ gốc Arab và Hồi giáo, kể cả trong những tuần gần đây, khi ông lên án chủ nghĩa bài Hồi giáo và bắt đầu gây áp lực nhằm kiềm chế Israel trong chiến dịch tấn công trên bộ vào Gaza của họ.
Nhưng một số đảng viên Đảng Dân chủ vẫn lo lắng. Waleed Shahid, một chiến lược gia của đảng Dân chủ, người luôn chỉ trích cách tiếp cận của Tổng thống Biden đối với cuộc xung đột Israel - Hamas, nói rằng nhiều cử tri đã bắt đầu lo ngại. Ông nói: "Việc Tổng thống Biden ủng hộ chiến dịch ném bom không ngừng của Israel đã làm hoang mang các cử tri trẻ và cử tri da màu về giá trị cốt lõi. Cuộc bầu cử sắp tới ngày càng giống năm 2016, nơi đảng Dân chủ sẽ phải nỗ lực thuyết phục cử tri của chính họ thay vì chỉ cho mọi người thấy Đảng Cộng hòa yếu kém đến mức nào".
Một chiến lược gia từng làm việc cho Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng thừa nhận các cuộc thăm dò của tờ New York Times "là một hồi chuông báo động" đối với nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Biden. Người này nói thêm: "Họ cần thu hút được những cử tri trẻ tuổi trong bối cảnh những cử tri này lo ngại về cuộc sống của người Palestine cũng như cuộc chiến đang diễn ra và phản ứng hiện tại của chính quyền Biden sẽ chỉ khiến họ giảm sự ủng hộ tổng thống hơn".
Khép lại giai đoạn thăng trầm Quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước cơ hội bình lặng trở lại, sau những năm tháng đầy biến động dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhờ cuộc gặp thượng đỉnh tại Nhà Trắng vào ngày 20/10 (giờ địa phương). Tuy nhiên, khép lại giai đoạn thăng trầm vẫn là thách thức đối với cả hai....