Sửa chữa tổn thương của tế bào – hướng đi mới của y học hiện đại
Công nghệ y sinh đang là hướng phát triển của khoa học y tế trong tương lai. Trên thế giới đã có nhiều thành tựu trong việc sửa chữa, phục hồi các tổn thương của tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể.
Đây là nội dung hội thảo khoa học về Kỹ thuật và Công nghệ Y sinh học diễn ra ngày 24/11, do Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Tổ chức nghiên cứu tái tạo, môi trường, y tế Nhật Bản tổ chức. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động ngoại giao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều hoạt động hợp tác về đào tạo y khoa, nghiên cứu khoa học. Nhật Bản đã giúp đỡ đào tạo cho Việt Nam hàng trăm nhà khoa học và các bác sĩ giỏi đầu ngành trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế (Ảnh: H.L).
Tại hội thảo lần này, đơn vị nghiên cứu của Nhật đã kết nối mời các nhà khoa học từ các trường đại học nổi tiếng của Nhật Bản đến để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức học thuật trong lĩnh vực công nghệ y sinh.
Đây là lĩnh vực rất phát triển ở Nhật Bản, đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và cũng là lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên phát triển trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Thuấn, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 189 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36 ngày 30/1 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
“Tôi tin tưởng rằng thông qua hội thảo, các nhà khoa học của hai quốc gia cùng trao đổi chia sẻ ý tưởng và các kết quả nghiên cứu. Qua đó đề xuất cho Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan các định hướng phát triển công nghệ y sinh nhằm bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: H.L).
Video đang HOT
GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội, cũng cho biết, hội nghị là một dấu ấn quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y học. Các lĩnh vực khoa học y học mũi nhọn của thế kỷ 21 là y học cơ sở, y học cộng đồng và y học lâm sàng.
Vì thế, hội thảo là cơ hội đặc biệt quan trọng, là cầu nối, mở ra triển vọng hợp tác to lớn giữa các nhà khoa học Việt Nam với các nhà khoa học hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực y học.
Trên thế giới đã có rất nhiều thành tựu trong việc sử dụng công nghệ tế bào, các sản phẩm sinh học… sửa chữa, phục hồi các tổn thương của tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể giúp phục hồi và nâng cao sức khỏe.
Hội thảo là diễn đàn để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và điều trị của hai quốc gia cùng chia sẻ các kiến thức kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ y sinh học. Đây là lĩnh vực rất phát triển và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn ở Nhật Bản.
Lĩnh vực y học tái tạo là một trong những nội dung trọng tâm của hội thảo. Đây là hướng nghiên cứu ứng dụng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm trong những năm qua.
9 báo cáo khoa học tập trung vào các chủ đề như y học tái tạo não dựa trên công nghệ thúc đẩy sự di chuyển của tế bào thần kinh, ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư…
Sự phát triển của các phương pháp điều trị ung thư dựa trên miễn dịch đã được tích cực nghiên cứu trong nhiều năm. Một chiến lược đã nổi lên như một chiến lược hiệu quả tiềm năng để điều trị ung thư là liệu pháp tế bào miễn dịch.
Lý giải nguyên nhân tại sao nhiều trẻ mắc bệnh tiểu đường
Hầu hết lượng đường trong cơ thể đến từ thực phẩm. Khi thức ăn được tiêu hóa, đường sẽ đi vào máu.
Insulin giúp cho đường đi vào tế bào và làm giảm lượng đường trong máu.
Insulin là một hormon được sản xuất ra bởi tế bào beta của tuyến tụy, hormon này giúp cơ thể sử dụng đường từ máu để tạo năng lượng.
Với đái tháo đường loại 2, vấn đề chính là sự đề kháng insulin. Các tuyến tụy có thể tạo ra insulin, thường với số lượng lớn, nhưng insulin không hoạt động tốt vì các tế bào trong cơ thể đề kháng lại các tác dụng của insulin. Với đái tháo đường loại 2, một thời gian sau tuyến tụy bị suy kiệt, cơ thể trở nên đề kháng với insulin và rơi vào tình trạng thiếu insulin.
Trẻ em càng ít hoạt động thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể hiểu rõ tại sao một số trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong khi những trẻ khác thì không, ngay cả khi chúng có các yếu tố rủi ro tương tự nhau.
Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng rủi ro khiến trẻ mắc bệnh tiểu đường, bao gồm:
Cân nặng
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em. Trẻ càng có nhiều mô mỡ đặc biệt là mỡ nội tạng, mỡ bụng, các tế bào trong cơ thể trẻ càng kháng insulin, theo Mayo Clinic.
Ít hoạt động
Trẻ em càng ít hoạt động thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao.
Chế độ ăn
Ăn thịt đỏ, thịt chế biến và uống nhiều đồ uống có đường có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Lịch sử gia đình
Trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Tuổi và giới tính
Nhiều trẻ phát triển bệnh tiểu đường ở tuổi thiếu niên, nhưng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các bé gái có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn các bé trai.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Trẻ sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh non
Cân nặng khi sinh thấp có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn, theo Mayo Clinic.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường liên quan đến hội chứng chuyển hóa và hội chứng buồng trứng đa nang.
Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến tình trạng kháng insulin và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ. Hội chứng chuyển hóa bao gồm đồng thời huyết áp cao, mức cholesterol cao, đường huyết cao và nhiều mỡ bụng.
Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến bé gái sau tuổi dậy thì, do sự mất cân bằng nội tiết tố. Những trẻ mắc hội chứng này thường gặp vấn đề về trao đổi chất có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2, theo Mayo Clinic.
2 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khỏi bệnh nhờ vắc xin thử nghiệm Hai bệnh nhân ở Mỹ bị ung thư di căn giai đoạn cuối được tiêm vắc xin ung thư thử nghiệm, đã khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh nhân ung thư di căn thường có cơ hội sống sót rất thấp. Với một số loại ung thư, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 6%, theo Mayo Clinic. Cả hai bệnh nhân...