Sự đơn độc của Bộ trưởng Thăng!
Một sáng kiến cách đây chừng 2 tháng của Bộ trưởng Giao thông Vận tảiĐinh La Thăng đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Đó là qui định cán bộ ngành giao thông đi công tác bằng vé máy bay giá rẻ, không đi vé hạng sang.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Chỉ sau 2 tháng, theo Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải, đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 500 triệu đồng. Một số tiền không nhỏ có được từ một qui định rất nhỏ.
Công bằng mà nói, khi sáng kiến này ra đời không mấy người tin tưởng. Không tin tưởng bởi trước đó ít lâu, hai qui định của Bộ trưởng Thăng đã vấp phải “sự im lặng đáng sợ” là cấm nhân viên Bộ GTVT chơi golf và yêu cầu đi làm bằng xe buýt.
Thế nhưng lần này thì khác. Vị Bộ trưởng được đánh giá là năng nổ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám thẳng tay trảm tướng đã không… nói đùa.
Kèm với qui định này, chắc chắn Bộ trưởng Thăng đã có những biện pháp quyết liệt ví như kiên quyết không thanh toán cho những ai đi vé hạng thương gia. Ai muốn đi thì bỏ tiền túi. Và hơn thế, ông còn làm gương bằng chính mình cũng đi máy bay giá rẻ. Cuối tháng 10/2013, ông đi dự lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt đường sắt bằng vé máy bay giá rẻ của VietjetAir. Giữa tháng 11, từ Hà Nội vào Đà Nẵng để dự lễ khởi công cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, ông mua vé rẻ của Jetstar Pacific.
Thủ trưởng mà đi máy bay giá rẻ thì thuộc cấp, có cho kẹo cũng không dám đi vé hạng sang.
Tiếc thay, một sáng kiến tuyệt vời như vậy lại “vấp phải sự im lặng” của các cơ quan đồng cấp. Người ta chưa thấy lãnh đạo của 22 bộ và cơ quan ngang bộ còn lại hưởng ứng khiến Bộ trưởng Thăng hình như như đơn độc?!
Nếu chỉ tính số tiền tiết kiệm khoảng 6 tỉ đồng/năm X 22 bộ và cơ quan ngang bộ cộng với 8 cơ quan thuộc Chính phủ thì mỗi năm tiết kiệm cho ngân sách khoảng 180 tỉ đồng. Nếu kể số cơ quan thuộc Nhà nước, lãnh đạo 63 tỉnh thành và các ban ngành khác, số tiền tiết kiệm sẽ rất lớn.
Đó là chưa tính mỗi năm có hàng ngàn (năm 2012 là 3.780 đoàn, năm 2013 là 2.300 đoàn) xuất ngoại mới thấy hết số tiền lớn biết bao nhiêu.
Nhớ lại cách đây 7 năm (tháng 5-2007), Thủ tướng ban hành Quyết định số 59, chính thức cho phép các chức danh từ tương đương thứ trưởng trở xuống (ở cấp tỉnh là từ phó chủ tịch HĐND và UBND trở xuống) được khoán xe công.
Video đang HOT
Đến tháng 9-2007, Thông tư 103 do Bộ Tài chính ban hành, quy định cụ thể cơ chế và cách tính chi phí khi thực hiện khoán xe công. Như vậy, việc khoán xe công đã thành chính sách.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (nay là Phó Thủ tướng) vui mừng tuyên bố, nếu thực hiện khoán xe công thì sẽ tiết kiệm cho nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.
Thế nhưng buồn thay, một quyết định đúng đắn với thông tư hướng dẫn cụ thể này chỉ có hiệu lực với… duy nhất một người. Đó là ông Trần Quốc Thuận – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Điều đáng ngạc nhiên hơn, ngay cả “tác giả” của ý tưởng tốt đẹp này là Bộ Tài chính cũng… chẳng có ai thực hiện!?
Bây giờ thì ông Thuận đã về hưu từ lâu và điều đó đồng nghĩa với việc Quyết định 59 và Thông tư 103 rơi vào quên lãng.
Cũng cần nói thêm rằng nước ta còn nghèo, thậm chí rất nghèo so với đất nước nhỏ bé Singapore. Thế mà trong chuyến đi của Thủ tướng cùng 11 quan chức sang Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh APEC, họ chỉ tốn hơn 1.000 USD (chưa tới 110 USD mỗi người) tiền vé máy bay do Bộ ngoại giao nước này săn vé giá rẻ trước đó vài tháng.
Có lẽ đã đến lúc Chính phủ yêu cầu các cơ quan của mình thực hiện nghiêm túc Quyết định 59 và thông tư 103 đồng thời lãnh đạo các bộ, ngành hãy noi gương việc làm của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải.
Nếu thực hiện việc này, không chỉ mỗi năm giảm chi cho ngân sách hàng trăm tỉ đồng, đồng thời thực hiện tốt nghị quyết về thực hành tiết kiệm mà sâu xa hơn, là tạo dựng hình ảnh người cán bộ của dân, gần gũi với nhân dân, chia sẻ với khó khăn của đất nước trong tình hình kinh tế hiện nay.
Theo Dân trí
Tin đồn Phật hiện trên cây gây xôn xao ở Vĩnh Long
Nhiều người cho rằng mỗi đêm, đức Phật Di Lặc "giáng thế", ngự trên ngọn cây sao bên cạnh chùa Phước Sơn, nên ùn ùn kéo đến xem làm xôn xao vùng quê nghèo hẻo lánh.
Đổ xô đi xem "Phật giáng thế"
Gần 1 tuần nay, tin đồn "Phật giáng thế" mỗi đêm ngự trên ngọn cây sao cạnh bên chùa Phước Sơn (xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) làm xôn xao vùng quê hẻo lánh. Ban đầu chỉ có người dân địa phương hiếu kỳ đến xem, sau đó tin đồn lan nhanh ra các huyện, rồi sang tỉnh khác, thậm chí đến cả Sài Gòn.
Tối 23/12, chúng tôi có mặt tại chùa Phước Sơn để mục sở thị hiện tượng lạ. Con đường quê vốn hẻo lánh nay bỗng nhộn nhịp. Xe ô tô khách loại lớn 30 - 50 chỗ ngồi mang biển số TP.HCM, Tiền Giang và xe máy tấp nập đổ về.
Đốm trắng được cho là "Phật giáng thế" trên ngọn cây sao vào ban đêm, nhìn từ ngoài đường vào vườn cây bên cạnh chùa Phước Sơn.
Hai bên đường người đi bộ chật cứng, xe máy bấm còi inh ỏi vì kẹt xe, ùn tắc giao thông. Một công an viên xã Tường Lộc cho biết có đêm lượng người đổ dồn về lên đến 4.000. Ngày đầu tiên chỉ vài trăm người, ngày kế tiếp tăng lên hơn 1.000. Mỗi ngày lượng người hiếu kỳ đến xem tăng lên chóng mặt. Hàng trăm cảnh sát giao thông, công an xã, dân phòng phải túc trực để đảm bảo an ninh trật tự.
Trên bầu trời, ngay trên ngọn cây xuất hiện một... khối màu trắng nhìn từ xa giống như mây tụ lại có hình dạng dị thường. Nhiều người quả quyết cái khối khổng lồ màu trắng chính là... Phật Di Lặc.
"Đúng là Phật Di Lặc rồi, giống hệt tượng phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm (tỉnh An Giang). Nhưng mà ông Phật này ngồi trên con ngựa, chứ không ngồi trên tảng đá như ở núi Cấm. Ngài về "ngự" trên ngọn cây sao để cho chúng sinh giác ngộ mà tu hiền dưỡng tánh", bà Ba Đông, một người tỏ ra am tường câu chuyện quả quyết. Nhưng ông Phương, một người dân gần đó, không đồng ý: "Không phải Phật Di Lặc, mà là Phật tổ Như Lai. Phật Di Lặc đầu trọc, còn ông này đầu có cái chóp nhọn".
Chỉ tại... ánh đèn
Trên con đường từ cổng vào sân chùa Phước Sơn, chúng tôi được mời tham gia vào một đám đông bên vườn cây để nghe bà Ba Đông kể chuyện "Phật giáng thế". Như thể là "người trong cuộc", bà Đông khẳng định, "Phật" mới "ngự" trên ngọn cây sao này từ ngày rằm tới nay (15/11 âm lịch, tức ngày 17/12/2013), do vài đứa trẻ trong xóm phát hiện.
Theo tìm hiểu, bà Ba Đông nhà ở ấp Ba Phó, xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, cách khu vực "Phật giáng thế" cả chục cây số. Thế nhưng, nhiều ngày qua, bà Đông là phần tử nhiệt tình nhất và sẵn sàng đứng giữa đám đông kể nhiều câu chuyện ly kỳ liên quan đến vụ "Phật giáng thế" trên ngọn cây sao.
Mỗi đêm chùa thắp hơn 200 lồng đèn và gần chục bóng đèn cao áp. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra hình ảnh dị kỳ trên ngọn cây sao.
Hầu hết người trong số này đều tỏ ra "kính nể" bà, cho là người có tâm tu hành, am hiểu giáo lý. Thế nhưng, khi có người tỏ ra không tin đó là "Phật giáng thế" hay không đồng thuận thì lập tức bị... chửi.
Lúc đầu bà Đông thể hiện mình là người tu hành với lời nói ôn tồn. Nhưng khi chúng tôi cho rằng nếu không có ánh sáng thì không có hiện tượng tạo ra hình ảnh giống tượng trên ngọn cây sao, bà Đông liền tỏ ra khó chịu: "Đêm nào tôi cũng ở đây canh tới hơn 12h khuya mới về. Ai nói là tới 12h khuya không thấy ông Phật dám cá với tôi không? Nếu qua giờ đó mà còn nhìn thấy "ông Phật" trên ngọn cây sao thì tôi lạy bao nhiêu, người đó phải lạy theo tôi bấy nhiêu. Còn nếu không là tôi đánh".
Tuy nhiên, nhiều người sống bên cạnh chùa Phước Sơn lại tỏ ra cảnh giác. Chị Thủy, nhà ngay cổng chùa Phước Sơn, chỉ cho chúng tôi 2 ngọn cây sao được nhiều người cố tình "thần thánh hoá" mỗi đêm.
"Chỉ là cây bình thường thôi chứ có "Phật" nào giáng thế đâu. Người đồn thiệt là nhảm nhí. Chỉ tại nhiều người thích tưởng tượng, mỗi người một kiểu rồi tung tin đồn thất thiệt. Mấy ngày nay tôi không ăn ngủ gì được, vì người ở khắp nơi kéo tới như trẩy hội, gây ồn ào, ô nhiễm", chị Thuỷ nói.
Theo chị Thủy, vào buổi tối cả chòm 3 cây sao này lại bị ánh đèn cao áp của chùa Phước Sơn "quét" lên một màu trắng toát, không còn màu xanh của lá cây nữa.
Cây sao nơi "Phật giáng thế" vào ban ngày.
Ông Nguyễn Tấn Tiến, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tam Bình, cho biết qua nghiên cứu thì hình ảnh bị cho là "Phật giáng thế" là do ánh đèn từ phía chùa Phước Sơn phát ra, phản chiếu vào ngọn cây sao. Trước đó, chùa có xin phép tổ chức lễ Khánh Đản trong 2 ngày 17 và 18/11 âm lịch. Nhà chùa đã chuẩn bị sân khấu, dàn đèn lồng hoa đăng với hơn 220 bóng. Cả khuôn viên sân rộng lớn căng đầy đèn lồng.
Tại sân chùa có đến 100 đèn lồng màu đỏ, 50 đèn lồng vàng, 48 đèn đỏ - vàng, 10 bóng đèn cao áp... Trong khi đó, cạnh bức tường rào bên cây sao có đến 10 dây đèn màu trắng - đỏ - vàng với khoảng 70 chiếc. Phía trước cổng chùa được thiết kế 2 bóng đèn cao áp, chiếu sáng vào chòm cây.
"Chính ánh sáng của hệ thống đèn này và đèn cao áp chiếu rọi vào cây sao đã tạo nên hình ảnh khiến nhiều người tưởng tượng là "Phật giáng thế". Khi lực lượng chức năng yêu cầu nhà chùa tắt đèn cao áp và tắt bớt các dây đèn lồng trong sân thì "ông Phật" biến mất. Chúng tôi đã đến vận động nhà chùa, qua lễ rồi không thắp đèn nữa, gây phiền nhiễu không tốt, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương. Nhưng nhà chùa chỉ đồng ý tắt 6/10 dây đèn gần cây sao. Chúng tôi khẳng định đây chỉ là tin đồn nhảm, không có chuyện gì huyền bí hay thần "Phật giáng thế" gì cả", ông Tiến nói.
Theo một chuyên gia kỹ thuật ánh sáng sân khấu tại TP.Vĩnh Long, người ta có thể sử dụng hiệu ứng ánh sáng để tạo ra nhiều hình ảnh kỳ dị. Khi dùng ánh sáng la-de chiếu có sẵn hình ảnh mong muốn, chỉ cần gặp một vật cản là có thể trở thành "màn hình" hiển thị lên, dù là giữa không trung. "Trong các sự kiện thể thao khu vực và thế giới, kỹ thuật viên ánh sáng dùng đèn chiếu la-de để chiếu lên bầu trời, tạo ra nhiều hình thù kỳ thú. Trong trường hợp này, có thể cũng không ngoại lệ", chuyên gia này cho biết.
Theo Infonet
Cha của cô gái bị đốt kể về con gái Ba ngày sau khi xảy ra sự việc đau lòng, Trần Thị Triều T., cô gái bị chém và đốt dã man gây xôn xao dư luận ở Đà Nẵng vẫn đang được tích cực theo dõi, điều trị tại khoa Phẫu thuật, gây mê hồi sức bệnh viện Đà Nẵng. Đối với ông T. H. (50 tuổi), cha của T., ba ngày...