‘Sóng nhiệt kỷ lục ở vùng cực là tiếng khóc cảnh báo’
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, các thay đổi ở Bắc Cực có thể gây ra tác động lớn hơn đến hệ thống khí hậu toàn cầu.
Nhiệt độ cao kỷ lục
Tổ chức Khí tượng Thế giới gần đây xác nhận, báo cáo về sức nóng kỷ lục ở Bắc Cực là hơn 38 độ C, được ghi nhận tại thị trấn Verkhoyansk, thuộc khu vực Siberia (Nga) hôm 20/6 . Bên cạnh đó, các chuyên gia tại cơ quan thời tiết toàn cầu đang lo lắng, bởi hình ảnh vệ tinh cho thấy phần lớn Bắc Cực đang nằm trong cảnh báo “màu đỏ”.
Sức nóng cực độ thổi bùng lên các vụ cháy rừng trên khắp vùng phía Bắc nước Nga. Những ngọn lửa đốt cháy than bùn ẩm ướt thông thường, có thể giải phóng khí carbon và làm tăng lượng khí thải nhà kính.
Khói bốc lên từ các đám cháy gần sông Berezovka ở Nga trong hình ảnh hồng ngoại màu ngày 23/6 do Maxar Technologies cung cấp. (Ảnh: Reuters)
Thomas Smith, nhà địa lý môi trường tại Trường Kinh tế London cho biết, sóng nhiệt đốt cháy không chỉ là thảm thực vật bị hủy diệt, mà còn cả nguồn đất. Theo các thông tin vệ tinh khu vực bắt đầu ghi nhận từ năm 2003, có sự tăng vọt đáng kể khí thải từ các vụ cháy ở Bắc Cực chỉ trong 2 mùa hè vừa qua.
Lượng khí thải vào tháng 6 năm 2019 và 2020 lớn hơn tất cả các tháng 6 từ năm 2003-2018 cộng lại. Các ghi chép về khí quyển từ hơn một thế kỷ cũng cho thấy, nhiệt độ không khí ở Bắc Cực đạt mức kỷ lục trong những năm gần đây.
“Đó là lý do tại sao chúng ta nên quan tâm. Và tình hình chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn” Smith nói.
Nhiệt độ đang ấm lên
Các nhà khoa học cho rằng, biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực ấm lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới. Và sóng nhiệt Siberia, bắt đầu vào tháng 5, là điển hình của xu hướng đó.
Walt Meier, chuyên gia về băng biển, tại Trung tâm dữ liệu băng và tuyết quốc gia (Đại học Colorado, Mỹ), cho biết: “Những gì từng là cực đoan đang trở nên bình thường. Nhiệt độ ấm hơn bây giờ xảy ra thường xuyên”.
Đám cháy gần sông Berezovka ở Nga, hôm 23/6 trong hình ảnh thường. (Ảnh: Reuters)
Khi nhiệt độ ấm lên, tuyết và băng cực tan chảy, nhiều vùng Bắc Cực sẽ tối hơn và hấp thụ nhiệt nhanh hơn. Điều này lại góp phần vào sự ấm lên của khu vực này. Băng biển Bắc Cực đã mất 70% khối lượng kể từ những năm 1970, đồng thời diện tích mặt băng cũng bị thu hẹp.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, các thay đổi ở Bắc Cực có thể gây ra tác động lớn hơn đến hệ thống khí hậu toàn cầu.
“Đó là tiếng khóc cảnh báo, nhưng chưa phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở Bắc Cực, liên quan đến biến đổi khí hậu”, nhà khoa học Gail Whiteman cho biết.
Các đám cháy đang lột bỏ than bùn và thảm thực vật bảo vệ lớp băng vĩnh cửu. Nếu vậy, hơi nóng từ mùa hè sẽ xâm nhập trực tiếp vào mặt đất và làm ấm lớp băng, và băng sẽ tan. Nhiệt độ ấm cũng khiến mùa cháy rừng ở Bắc Cực kéo dài hơn.
Thủ môn xuất sắc nhất trận dù thủng lưới 10 bàn
Thủ thành Denis Popov, 18 tuổi lập kỷ lục tại giải vô địch Nga khi có 15 pha cứu thua.
Bắc Cực nóng nhất từ trước đến nay, sớm hơn 80 năm so với dự đoán Thị trấn Verkhoyansk, Siberia nằm ở khu vực vòng Bắc cực, đạt ngưỡng nhiệt độ 38 độ C, cao hơn 18 độ C so với mức trung bình ở thời điểm này trong năm... ... và đây là nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Bắc cực. Vành đai Bắc cực đang ghi nhận nhiệt độ tăng cao kỷ lục ở...