Sớm đưa 3 thuyền viên Việt Nam bị cướp biển bắt giữ 5 năm về nước
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania đã sang Kennya để động viên các thuyền viên Việt Nam được thả tự do sau 5 năm bị cướp biển Somalia bắt giữ. Đại sứ quán sẽ thu xếp thủ tục để đưa các thuyền viên về nước.
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc 26 thuyền viên thuộc tàu Naham 3, trong đó có 3 thuyền viên Việt Nam, bị cướp biển Somalia bắt cóc từ tháng 3/2012 sẽ được thả và đưa về Kenya, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania cử cán bộ sang Kenya hỗ trợ, giúp đỡ và thu xếp các thủ tục để sớm đưa các thuyền viên Việt Nam về nước.
Bức ảnh chụp các thủy thủ trên tàu Naham 3 bị cướp biển bắt giữ (Ảnh: Oceans Beyond Piracy)
Ngày 23/10/2016, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania đã tới sân bay Kenyatta đón, động viên các thuyền viên Việt Nam. Nhìn chung, sức khỏe các thuyền viên ổn định và dự kiến sau quá trình kiểm tra sức khỏe, các thuyền viên này sẽ được tổ chức Chương trình hỗ trợ con tin (thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc – UNDP) trao trả cho đại diện Đại sứ quán để thu xếp thủ tục đưa các thuyền viên này về nước.
Video đang HOT
Trước đó, Reuters dẫn lời giới chức chính phủ Somalia ngày 22/10 thông báo, nhóm thủy thủ thuộc tàu Naham 3 bị cướp biển Somalia bắt giữ trên Ấn Độ Dương từ năm 2012 đã được thả, trong đó có 3 người Việt Nam nhưng vẫn chưa rõ danh tính.
Tàu Naham 3 mang cờ Oman đã bị cướp biển tấn công khi đang hoạt động gần Seychelles vào tháng 3/2012. Đây là một trong những nhóm thủy thủ bị cướp biển Somalia giam giữ lâu nhất.
Ngoài 3 thuyền viên người Việt, các thủy thủy trên tàu bị bắt giữ có quốc tịch Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia và Đài Loan.
Nam Hằng
Theo Dantri
Indonesia trao trả 228 ngư dân Việt Nam về nước
228 ngư dân bị bắt giữ do đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Indonesia thời gian qua đã được phía Indonesia trao trả và trở về nước an toàn vào trưa nay, ngày 16/9.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trưa ngày 16/9, tàu kiểm ngư số hiệu KN490 đã cập cảng Kiểm ngư của Chi đội Kiểm ngư số 2, thành phố Vũng Tàu, đưa 228 ngư dân về nước an toàn từ Indonesia.
Ngay trong ngày 16/9, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thực hiện các thủ tục cần thiết và bàn giao ngư dân cho đại diện các tỉnh liên quan. Đây là số ngư dân có hoạt động đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Indonesia thời gian qua và đã được phía Indonesia trao trả ngày 14/9 vừa qua.
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn gặp gỡ và trò chuyện với các ngư dân trước khi được trao trả về nước (Ảnh: ĐSQ)
Việc tiếp nhận số lượng ngư dân lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia với các Bộ, ngành và địa phương liên quan trong hơn 2 tuần vừa qua. Việc bàn giao đã đảm bảo an toàn, nhanh chóng, mặc dù điều kiện biển có sóng to, gió lớn.
Trước đó, ngay sau khi Indonesia thông báo đồng ý trao trả 228 ngư dân về nước trong tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Thuận, Bình Định và Tiền Giang lập kế hoạch, tổ chức nhân lực, phương tiện, tiến hành xác minh để tiếp nhận và đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho 228 ngư dân về nước trong thời gian sớm nhất.
Việc bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân và đảm bảo đưa ngư dân về nước an toàn là công việc được thực hiện thường xuyên. Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các Bộ, ban, ngành liên quan luôn tích cực, chủ động làm việc với cơ quan chức năngcác nước để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân ta trong quá trình bị bắt giữ hoặc xét xử.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã, đang và sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam, đảm bảo tôn trọng vùng biển các nước liên quan, không vi phạm luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, ngư dân Việt Nam cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi vi phạm pháp luật, đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài. Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của luật pháp các nước sở tại, theo thông lệ quốc tế.
Nam Hằng
Theo Dantri
Rợn người 10 sự thật kinh hoàng về nước tăng lực Red Bull Dù VN chưa có bất kỳ cảnh báo nào, nhưng theo trang News On Relevant Science, bạn cần biết 10 sự thật kinh hoàng về nước giải khát tăng lực Red Bull. Dù VN chưa có bất kỳ cảnh báo nào, nhưng theo trang News On Relevant Science, bạn cần biết 10 sự thật kinh hoàng về nước giải khát tăng lực Red...