Sinh viên thất nghiệp, hiệu trưởng nói gì?
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng, phải làm tốt hơn nữa công tác dự báo nguồn nhân lực. Còn Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi nhìn nhận, các trường phải tự thích ứng và tự điều chỉnh để giữ thương hiệu, giữ uy tín.
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM: “Phải có chuẩn đầu ra”
Trên thế giới mỗi trường có một yêu cầu riêng về đặc thù, lĩnh vực đào tạo, mức độ đào tạo, về chuẩn đầu ra mà địa phương đó, khu vực đó cần.
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM
Mỗi trường ĐH phải quyết định thí sinh nào được vào học trường mình là phù hợp nhất. Ví dụ như cùng một ngành đào tạo nhưng chuẩn đầu ra của khu vực phía Bắc có thể khác khu vực phía Nam. Cho nên các trường ĐH phải bám sát yêu cầu xã hội từng khu vực của mình.
Do đó phải xây dựng chuẩn đầu ra. Từ chuẩn đầu ra mới đi ngược trở lại là chuẩn đầu vào. Chuẩn đầu vào phải phù hợp với chuẩn đầu ra. Như vậy tôi nghĩ có chuẩn đầu vào tốt, phù hợp – có quá trình phục vụ chuẩn đầu ra thì cuối cùng người tốt nghiệp đạt được chuẩn đầu ra thì phải xây dựng chuẩn rất công phu phù hợp với yêu cầu xã hội vùng, địa phương trường ĐH đóng.
Có như vậy thì trường ĐH mới có thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Tránh việc mình cứ đào tạo, cứ dạy, sinh viên cứ học nhưng không biết được tương lai học đến đâu, học để làm gì, để phục vụ cho ai….
- Là lãnh đạo một ĐH lớn, ông có suy nghĩ gì khi sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp chê dẫn đến phải đào tạo lại, thậm chí thất nghiệp?
Sinh viên ra trường không có việc làm tôi cho rằng có nhiều lí do. Trước hết là công tác dự báo nguồn nhân lực thì chúng ta phải làm tốt hơn nữa.
Video đang HOT
Từ dự báo nguồn nhân lực tức là nhu cầu xã hội cần làm tốt và chính xác không những về số lượng, cơ cấu, trình độ, chất lượng – còn phải dự báo trước nhiều năm, 5 – thậm chí 10 năm.
Từ khâu dự báo đó mới đặt hàng cho các trường ĐH – không những đặt hàng về quy mô, ngành nghề mà còn đặt hàng luôn về trình độ, xu hướng để cho người học biết được dự báo.
Các trường ĐH trên cơ sở đó phải xây dựng chuẩn đầu ra cũng như kế hoạch đào tạo lâu dài đáp ứng với dự báo đưa ra. Như vậy thì sinh viên tốt nghiệp mới có thể đáp ứng được dự báo.
- Ngoài những lí do khách quan như ông phân tích, ông có cho rằng đa phần các trường vẫn chú trọng chạy theo số lượng nhiều hơn là đào tạo theo năng lực đáp ứng nhu cầu?
Bởi vậy trong quá trình đổi mới tuyển sinh Bộ GD-ĐT đã đề ra chủ trương đúng là các trường phải viết ra đề án và sẽ có ngưỡng tự trường mình phải xác định. Ngưỡng đó là ngưỡng toàn diện, hợp lí không thể thấp hơn được, không được chạy theo số lượng từ trên xuống dưới mà phải đạt ngưỡng.
Như vậy có thể có rất nhiều thí sinh đạt ngưỡng, có thể rất ít nhưng cũng phải chịu. Thí dụ như chỉ tiêu 1000 nhưng chỉ có 600 đạt ngưỡng thì phải chấp nhận vì anh đã cam kết và chịu sự kiểm soát của Bộ GD-ĐT. Chứ không thể nào cứ cố tuyển bất chấp ngưỡng đặt ra.
Về phía Bộ nếu làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thì sẽ hạn chế được việc các trường chạy theo số lượng mà phải theo chất lượng đã đề ra.
Hiệu trưởng Trường ĐH Thuỷ lợi Nguyễn Quang Kim: “30% sinh viên học rất chán”
Năm nay nhà trường vẫn thi theo 3 chung. Kỳ thi đáp ứng đc mục tiêu của trường đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo yêu cầu. Đồng thời giúp trường tiết kiệm được nhiều.
Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi Nguyễn Quang Kim
Chúng ta đang đứng sau nhiều nước trong khu vực và khoảng cách xa với thế giới cho nên phải đổi mới. Đổi mới phải rất quyết liệt mới làm được.
Ở ĐH Thuỷ lợi dù có sự động viên của các đơn vị nhưng chỉ có 40% sinh viên học tốt, 30% thường, còn lại 30% sinh viên học rất chán. Ở nước ngoài học chẳng ai động viên nhưng học không có gian lận, học đến bạc tóc vì cố gắng đạt chuẩn đầu ra. Như thế không thể đến chơi mà có bằng được.
Do đó phải nâng chất lượng – việc này các trường phải làm. Chứ các trường không có uy tín đào tạo ra thị trường lao động không chấp nhận sản phẩm của mình thì sẽ thất bại, suy thoái. Do đó, bản thân mỗi trường phải tự vươn lên.
Nếu nhà trường chạy theo số lượng thì chất lượng không đảm bảo. Hơn nữa đầu ra thừa, mất uy tín – tức là ngắn hạn thì được nhưng dài hạn sẽ chết. Và ĐH Thuỷ lợi năm nay không tăng chỉ tiêu mà duy trì để đảm bảo chất lượng. Và các trường phải tự thích ứng và tự điều chỉnh để giữ thương hiệu, giữ uy tín.
“Sẽ giảm quy mô, không nâng cấp trường”
Tại hội nghị tổng kết giáo dục đại học năm 2013 diễn ra ngày 28/12, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví von hệ thống giáo dục bị gấp khúc như vào một tòa nhà 5 tầng – nhưng lên đến tầng 3 muốn lên tầng 5 thì lại phải vòng xuống tầng 1…. Mặt khác, giáo dục vẫn nặng về lý thuyết, hàn lâm không gắn với thực tiễn dẫn đến quá tải kéo theo dạy thêm học thêm tràn lan gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đội ngũ giảng viên chưa được cải thiện về chất lượng. Tỷ lệ bằng cấp không tương xứng với trình độ thực. Bộ trưởng nhấn mạnh một trong những việc quan trọng và quyết liệt trong thời gian tới là sẽ giảm quy mô, không nâng cấp trườngtrong năm 2014.
Theo Vietnamnet
7 học sinh bị đuối nước, Bộ GD-ĐT nói gì?
"Vụ 7 em học sinh chết đuối khi đi dã ngoại là một sự việc rất đau buồn đối với ngành giáo dục. Đây cũng là bài học chung cho tất cả các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức quản lý học sinh khi đi tham quan, dã ngoại".
Ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên - Bộ GD ĐT trả lời báo Dân Việt xung quanh cái chết của 7 học sinh tại biển Cần Giờ.
Thưa ông, hàng năm Bộ GD ĐT có những chỉ đạo hướng dẫn gì cho các trường trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi tham quan, dã ngoại không?
- Trong hướng dẫn công tác HSSV hàng năm, Bộ đã có chỉ đạo các cơ sở giáo dục quan tâm, và thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học, trong đó có nhấn mạnh vấn đề đuối nước của các em học sinh, việc tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại. Ngoài ra, Bộ còn có văn bản chỉ đạo, nhắc nhở riêng trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn giao thông và việc quản lý để khắc phục tình trạng học sinh bị đuối nước.
Ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên - Bộ GD ĐT
Trước sự việc đau xót của 7 học sinh tại biển Cần Giờ, Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì trong việc hỗ trợ gì cho gia đình các em vượt qua khó khăn?
- Đây là sự việc xảy ra rất đau buồn đối với ngành giáo dục nói chung và của gia đình các em học sinh nói riêng, ngay trong ngày 30.12, Bộ đã có thư thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình các nạn nhân. Đồng thời kịp thời hỗ trợ mỗi gia đình học sinh bị nạn 2 triệu đồng. Bộ cũng đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường, các thầy cô giáo tích cực hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, giúp gia đình các em học sinh xử lý các công việc liên quan và lo hậu sự cho các em bị nạn.
7 học sinh bị đuối nước trong khi đang đi dã ngoại có sự giám sát, bảo hộ của thầy cô và nhà trường, vậy việc truy cứu trách nhiệm những người có liên quan được thực hiện như thế nào?
- Bộ cũng chỉ đạo Sở và trường phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý những cán bộ, giáo viên có sai phạm trong quản lý để xẩy ra sự cố đáng tiếc này theo quy định hiện hành. Đây cũng là bài học chung cho tất cả các cơ sở giáo dục và yêu cầu các nhà trường rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm việc tổ chức và quản lý học sinh khi đi tham quan, dã ngoại.
Các hoạt động ngoại khóa tại các trường ở nước ta hiện đang được thực hiện như thế nào? Có gặp nhiều khó khăn không thưa ông?
- Theo tôi, việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa tại các trường hiện nay là rất bổ ích cho công tác giáo dục toàn diện trong học sinh, sinh viên, các nhà trường đã tích cực triển khai và tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, sinh viên tham gia.
Tuy nhiên, cũng do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, quỹ thời gian của các em còn hạn hẹp, do đó các trường chưa có điều kiện tổ chức nhiều và thường xuyên các hoạt động bổ ích này, mà tùy điều kiện của từng trường để nhà trường tổ chức cho các em tham gia. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại cần đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chăm sóc và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Theo TTVN
Bộ GD-ĐT nói gì về dạy bơi trong trường học? Một số địa phương đã có sáng tạo tổ chức dạy bơi theo mô hình dựng lồng bơi tại ao,... Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học - Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Định cho biết: "Hàng năm, đặc biệt là vào dịp hè, Bộ GD-ĐT thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức xã hội tổ chức các lớp...